Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Ngủ nhiều có tốt không?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể cho trẻ. Tuy nhiên mỗi giai đoạn, nhu cầu giấc ngủ của trẻ sẽ khác nhau. Vậy trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

  • Top 7 lá tắm giúp bé ngủ ngon
  • Trẻ ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào?
  • Bật mí các câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thiên về giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM thường gắn liền với những giấc mơ sống động do não vẫn hoạt động tích cực trong khi đã ngủ. Điều này khiến chu kỳ giấc ngủ của trẻ rất ngắn, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm. Ngủ là một hiện tượng sinh lý tưởng rất quan trọng của con người, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, một giấc ngủ ngon không chỉ giúp hoàn thiện tư duy, kích thích não bộ phát triển mà còn có lợi cho sự tăng trưởng, hành vi, cảm xúc và hệ miễn dịch của trẻ. Từ đó giúp trẻ được khôn lớn khỏe mạnh, tự tin khám phá thế giới.

Vậy với trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Theo nghiên cứu, thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi cần đạt khoảng 14 – 17 giờ/ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ không sâu và dài như người lớn mà sẽ luân phiên giữa việc thức và ngủ trong vài tiếng, khoảng 3 – 5 giấc ngủ trong ngày.

Ba mẹ cần biết rằng, không phải bé nào cũng có thời gian ngủ như vậy. Chúng sẽ phát triển theo tốc độ riêng của mình. Một số bé có thể ngủ xuyên đêm sớm, số khác vẫn tỉnh giấc vài lần trong đêm.

Số giờ bé ngủ theo độ tuổi
Số giờ bé ngủ theo độ tuổi

Bên cạnh thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, rất nhiều mẹ còn quan tâm đến thời gian thức và khi nào thì biết bé ngủ ngày ít. Ăn – ngủ là nhu cầu cơ bản của trẻ sơ sinh. Bé dành phần lớn quỹ thời gian trong ngày để ngủ. Và bé chỉ thức giấc khi đói bụng. Thông thường, bé 3 tháng tuổi sẽ thức khoảng 7 – 10 tiếng/ngày. Vào ban ngày, trung bình bé yêu sẽ ngủ tầm 1 – 2 tiếng một giấc. Theo đó, nếu thấy bé ngủ ít hơn thời gian ngày đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu ngủ ít vào ban ngày đó!

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Đồng hồ sinh học của bé 3 tháng tuổi rất khác so với trước kia. Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi rất khác thường, mặc dù ngủ rất nhiều. Đôi khi điều này sẽ khiến ba mẹ khó thích nghi, dễ bị thiếu ngủ và mệt mỏi.

Bé dễ ngủ nhưng cũng dễ thức

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường rơi vào giai đoạn 3 tháng tuổi. Đây chính là lúc bé có bước phát triển nhảy vọt về cả tinh thần lẫn nhận thức. Sự thay đổi bất ngờ này khiến trẻ khó thích nghi, dẫn đến sự bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ăn kém kéo theo ngủ cũng kém đi. Mẹ quan sát sẽ thấy bé hay dậy đêm và ngủ không sâu giấc. Nhưng rồi khủng hoảng nào rồi cũng sẽ qua đi, hơn nữa đây lại là cơ hội để bé lớn lên. Do đó, mẹ hãy ở bên xọa dịu, an ủi để bé dễ ngủ hơn nhé!

Giấc ngủ ổn định hơn

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé đã bước qua những tuần đầu làm quen với môi trường bên ngoài tử cung. Giờ đó, bé thích nghi tốt hơn, cứng cáp hơn, giấc ngủ vì thể cũng ổn định. Trẻ 3 tháng tuổi có thể ngủ suốt đêm mà không cần bú. Mẹ đừng vội đánh thức bé nhé, bởi ngủ cũng là cách để giúp cơ thể phát triển đó!

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi
Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Bé lắc đầu liên tục khi ngủ

Trong lúc ngủ, mẹ có thể thấy bé có biểu hiện lắc đầu liên tục. Đây là giai đoạn kỹ năng vận động và phản xạ của bé có bước tiến phát triển quan trọng. Những cử động ở tay, chân, cổ, đầu mang lại cho bé cảm giác mới mẻ. Bé lắc đầu là để trải nghiệm, cũng như là cách bé tự ru mình vào giấc ngủ.

???????????? Xem thêm trẻ 3 tháng tuổi tại:

  • Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi – Cha mẹ phải làm sao?
  • Trẻ 3 tháng bị táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
  • Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Không phải hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều đều có lợi. Mẹ nên chú ý với trường hợp bé ngủ li bì, ít bú. Tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây tác động xấu tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và xử lý càng sớm, càng tốt.

Một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng ngủ nhiều:

  • Trẻ bị sốt: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất hay bị sốt. Trường hợp sốt cao từ 38.9 độ C, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám
  • Trẻ bị mất nước: Bé nôn trớ, đổ mồ hôi quá nhiều,… đều có thể dẫn đến tình trạng ngủ li bì trong trạng thái mệt mỏi. Lúc này, trẻ cần được bù nước kịp thời để cơ thể nhanh chóng bình phục
  • Trẻ bị viêm màng não: Ngủ nhiều, bú ít là một triệu chứng của viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại di chứng, thậm chí gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời

Lịch ngủ cho bé 3 tháng tuổi

Không giống 3 tháng đầu đời, từ tháng thứ 3 trở đi, giấc ngủ của bé sẽ đi vào giờ giấc hơn. Đây chính là tín hiệu quan trọng cho thấy bé đã sẵn sàng để có nhịp sinh học rõ ràng trong chu kỳ giấc ngủ. Do đó, mẹ không chỉ cần biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ mà nên bắt đầu rèn cho con thói quen ăn, ngủ khoa học, đúng giờ.

Thời gian biểu cho bé thích ngủ trưa nhiều

  • 7h30: Thức dậy và bú lần đầu
  • 9h: Giấc ngủ ngắn
  • 10h: Thức dậy và bú lần thứ 2
  • 11h30: Giấc ngủ ngắn thứ 2
  • 12h30: Thức dậy và cho bú
  • 14h: Giấc ngủ ngắn thứ 3 trong ngày
  • 15h30: Thức giấc và bú mẹ
  • 17h: Giấc ngủ ngắn cuối cùng
  • 18h: Bé bú mẹ
  • 19h: Bé chuẩn bị đi ngủ
  • 19h30: Bé đi ngủ (2 – 3 lần bú đêm)

Thời gian biểu cho bé ít ngủ trưa

  • 7h: Bé thức giấc và bú lần đầu tiên
  • 8h: Bé ngủ giấc ngắn đầu tiên trong ngày
  • 8h45: Bé thức giấc và được cho ăn
  • 10h15: Bé ngủ giấc ngắn thứ hai trong ngày
  • 11h: Thức giấc và được cho ăn
  • 12h30: Bé ngủ giấc ngắn thứ 3 trong ngày
  • 13h: Thức giấc và được cho ăn
  • 14h: Ngủ giấc ngắn thứ 4 trong ngày
  • 15h: Thức giấc và được cho ăn
  • 17h: Giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày
  • 17h30: Thức giấc và được cho ăn
  • 19h: Bắt đầu đi ngủ tối
  • 19h30: Bé đi ngủ (2 – 3 lần bú đêm)

Một số yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ

Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian ngủ của trẻ:

Vấn đề tiêu hóa

Khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… là một số rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chất đạm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoặc có thể do bé uống sữa công thức có chứa đạm khó tiêu.

Môi trường xung quanh

  • Ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và quá nhiều ánh sáng đèn vào ban đêm
  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá nóng
  • Tiếng ồn lớn từ tivi, điện thoại,…
Các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé
Các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé

Hành vi, tính cách

  • Trẻ đùa chơi, nói chuyện quá nhiều trước giờ đi ngủ
  • Trẻ khó tính có thể khó đi vào giấc ngủ hơn trẻ ngoan
  • Ngủ trưa quá trễ hoặc kéo dài đến 5 giờ chiều
  • Thói quen ru con bằng võng hoặc bế bồng tạo cảm giác phụ thuộc, dẫn đến trẻ khó ngủ khi không có công cụ hỗ trợ

Ảnh hưởng của gia đình

  • Mẹ trầm cảm sau sinh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
  • Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ có mắc chứng khó ngủ thì bé sau khi chào đời cũng không thể ngủ sâu giấc

Bệnh lý

Các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ bao gồm: viêm tai giữa, béo phì, còi xương, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường hoặc trào ngược dạ dày.

Bí quyết chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi

Để cải thiện chất lượng và thời gian trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, ba mẹ nên áp dụng các bí quyết sau:

  • Làm “ổ” cho con ngủ: Trẻ sơ sinh quen với cảm giác ấm áp, an toàn trong bụng mẹ nên biện pháp làm “ổ” là bí quyết giúp bé ngủ ngon, hạn chế tình trạng giật mình. Mẹ dùng chiếc khăn mỏng quấn lại sao cho tạo ra ổ nhỏ cho bé nằm
  • Giúp bé phân biệt ngày và đêm: Bạn nên dạy con biết cách ngày và đêm, bằng cách giữ phòng tối, im lặng khi đi ngủ ban đêm và bật đèn, chơi đùa với con vào ban ngày
  • Thiết lập giờ ngủ cho con: Nếu trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt, lim dim, chớp mắt liên tục, kéo dài thì đặt bé nằm nôi hoặc xuống dưới ngay. Nếu bỏ qua thời điểm này, bé sẽ nhỡ giấc và trở nên khó ngủ
  • Chú ý môi trường xung quanh: Đảm bảo nhiệt độ phòng bé ấm áp, không quá nóng và quá lạnh. Hạn chế tiếng ồn và ánh sáng để trẻ cảm thấy dễ chịu
  • Tránh chấn thương về tâm lý: Ba mẹ không nên quát mắng hay dọa nạt khi thấy trẻ chưa ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi, quấy khóc và khó ngủ hơn
  • Vận động nhẹ nhàng: Trước giờ ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, ba mẹ nên cho con vui chơi, vận động nhẹ nhàng để ngủ ngon và sâu hơn
  • Cho trẻ ăn đủ no: Phụ huynh nên cho bé bú sữa trước khi ngủ, tuy nhiên cần chú ý hàm lượng, không nên cho bé bú quá no. Đồng thời hạn chế bú đêm không cần thiết
  • Trong trường hợp mẹ đã áp dụng mọi cách trên mà giấc ngủ trẻ vẫn không được cải thiện. Ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ sâu giác, giảm căng thẳng

Trên đây là giải đáp “trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?”. Ngủ đủ giấc, đúng cữ sẽ tạo cơ hội cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm sóc giấc ngủ cho bé tốt hơn.

Tham khảo thêm: hse, healthline

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Ngủ nhiều có tốt không?

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển tổng thể cho trẻ. Tuy nhiên mỗi giai đoạn, nhu cầu giấc ngủ của trẻ sẽ khác nhau. Vậy trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Cùng theo dõi trong bài viết dưới đây nhé!

  • Top 7 lá tắm giúp bé ngủ ngon
  • Trẻ ngủ hay bị giật mình tâm linh giải thích thế nào?
  • Bật mí các câu thần chú giúp trẻ ngủ ngon
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ
Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trong những tháng đầu đời, trẻ sơ sinh thiên về giấc ngủ REM. Giấc ngủ REM thường gắn liền với những giấc mơ sống động do não vẫn hoạt động tích cực trong khi đã ngủ. Điều này khiến chu kỳ giấc ngủ của trẻ rất ngắn, dễ bị tỉnh giấc vào ban đêm. Ngủ là một hiện tượng sinh lý tưởng rất quan trọng của con người, đặc biệt là giai đoạn sơ sinh. Đối với trẻ nhỏ, một giấc ngủ ngon không chỉ giúp hoàn thiện tư duy, kích thích não bộ phát triển mà còn có lợi cho sự tăng trưởng, hành vi, cảm xúc và hệ miễn dịch của trẻ. Từ đó giúp trẻ được khôn lớn khỏe mạnh, tự tin khám phá thế giới.

Vậy với trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Theo nghiên cứu, thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi cần đạt khoảng 14 – 17 giờ/ngày. Tuy nhiên, giấc ngủ của trẻ không sâu và dài như người lớn mà sẽ luân phiên giữa việc thức và ngủ trong vài tiếng, khoảng 3 – 5 giấc ngủ trong ngày.

Ba mẹ cần biết rằng, không phải bé nào cũng có thời gian ngủ như vậy. Chúng sẽ phát triển theo tốc độ riêng của mình. Một số bé có thể ngủ xuyên đêm sớm, số khác vẫn tỉnh giấc vài lần trong đêm.

Số giờ bé ngủ theo độ tuổi
Số giờ bé ngủ theo độ tuổi

Bên cạnh thắc mắc trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, rất nhiều mẹ còn quan tâm đến thời gian thức và khi nào thì biết bé ngủ ngày ít. Ăn – ngủ là nhu cầu cơ bản của trẻ sơ sinh. Bé dành phần lớn quỹ thời gian trong ngày để ngủ. Và bé chỉ thức giấc khi đói bụng. Thông thường, bé 3 tháng tuổi sẽ thức khoảng 7 – 10 tiếng/ngày. Vào ban ngày, trung bình bé yêu sẽ ngủ tầm 1 – 2 tiếng một giấc. Theo đó, nếu thấy bé ngủ ít hơn thời gian ngày đây có thể là dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu ngủ ít vào ban ngày đó!

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Đồng hồ sinh học của bé 3 tháng tuổi rất khác so với trước kia. Thời gian ngủ của trẻ 3 tháng tuổi rất khác thường, mặc dù ngủ rất nhiều. Đôi khi điều này sẽ khiến ba mẹ khó thích nghi, dễ bị thiếu ngủ và mệt mỏi.

Bé dễ ngủ nhưng cũng dễ thức

Tuần khủng hoảng của trẻ sơ sinh thường rơi vào giai đoạn 3 tháng tuổi. Đây chính là lúc bé có bước phát triển nhảy vọt về cả tinh thần lẫn nhận thức. Sự thay đổi bất ngờ này khiến trẻ khó thích nghi, dẫn đến sự bứt rứt, khó chịu, quấy khóc, ăn kém kéo theo ngủ cũng kém đi. Mẹ quan sát sẽ thấy bé hay dậy đêm và ngủ không sâu giấc. Nhưng rồi khủng hoảng nào rồi cũng sẽ qua đi, hơn nữa đây lại là cơ hội để bé lớn lên. Do đó, mẹ hãy ở bên xọa dịu, an ủi để bé dễ ngủ hơn nhé!

Giấc ngủ ổn định hơn

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Bé đã bước qua những tuần đầu làm quen với môi trường bên ngoài tử cung. Giờ đó, bé thích nghi tốt hơn, cứng cáp hơn, giấc ngủ vì thể cũng ổn định. Trẻ 3 tháng tuổi có thể ngủ suốt đêm mà không cần bú. Mẹ đừng vội đánh thức bé nhé, bởi ngủ cũng là cách để giúp cơ thể phát triển đó!

Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi
Đặc điểm giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi

Bé lắc đầu liên tục khi ngủ

Trong lúc ngủ, mẹ có thể thấy bé có biểu hiện lắc đầu liên tục. Đây là giai đoạn kỹ năng vận động và phản xạ của bé có bước tiến phát triển quan trọng. Những cử động ở tay, chân, cổ, đầu mang lại cho bé cảm giác mới mẻ. Bé lắc đầu là để trải nghiệm, cũng như là cách bé tự ru mình vào giấc ngủ.

???????????? Xem thêm trẻ 3 tháng tuổi tại:

  • Biếng ăn sinh lý ở trẻ 3 tháng tuổi – Cha mẹ phải làm sao?
  • Trẻ 3 tháng bị táo bón: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách xử lý
  • Trẻ 3 tháng tuổi đi ngoài mấy lần một ngày là bình thường?

Trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều có tốt không?

Không phải hầu hết trường hợp trẻ sơ sinh ngủ nhiều đều có lợi. Mẹ nên chú ý với trường hợp bé ngủ li bì, ít bú. Tình trạng này kéo dài liên tục có thể gây tác động xấu tới sự phát triển cũng như sức khỏe của trẻ. Ba mẹ nên đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và xử lý càng sớm, càng tốt.

Một số nguyên nhân khiến trẻ 3 tháng ngủ nhiều:

  • Trẻ bị sốt: Trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch kém nên rất hay bị sốt. Trường hợp sốt cao từ 38.9 độ C, ba mẹ nên đưa bé đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám
  • Trẻ bị mất nước: Bé nôn trớ, đổ mồ hôi quá nhiều,… đều có thể dẫn đến tình trạng ngủ li bì trong trạng thái mệt mỏi. Lúc này, trẻ cần được bù nước kịp thời để cơ thể nhanh chóng bình phục
  • Trẻ bị viêm màng não: Ngủ nhiều, bú ít là một triệu chứng của viêm màng não. Đây là căn bệnh nguy hiểm và có thể để lại di chứng, thậm chí gây tử vong nếu không được can thiệp kịp thời

Lịch ngủ cho bé 3 tháng tuổi

Không giống 3 tháng đầu đời, từ tháng thứ 3 trở đi, giấc ngủ của bé sẽ đi vào giờ giấc hơn. Đây chính là tín hiệu quan trọng cho thấy bé đã sẵn sàng để có nhịp sinh học rõ ràng trong chu kỳ giấc ngủ. Do đó, mẹ không chỉ cần biết trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ mà nên bắt đầu rèn cho con thói quen ăn, ngủ khoa học, đúng giờ.

Thời gian biểu cho bé thích ngủ trưa nhiều

  • 7h30: Thức dậy và bú lần đầu
  • 9h: Giấc ngủ ngắn
  • 10h: Thức dậy và bú lần thứ 2
  • 11h30: Giấc ngủ ngắn thứ 2
  • 12h30: Thức dậy và cho bú
  • 14h: Giấc ngủ ngắn thứ 3 trong ngày
  • 15h30: Thức giấc và bú mẹ
  • 17h: Giấc ngủ ngắn cuối cùng
  • 18h: Bé bú mẹ
  • 19h: Bé chuẩn bị đi ngủ
  • 19h30: Bé đi ngủ (2 – 3 lần bú đêm)

Thời gian biểu cho bé ít ngủ trưa

  • 7h: Bé thức giấc và bú lần đầu tiên
  • 8h: Bé ngủ giấc ngắn đầu tiên trong ngày
  • 8h45: Bé thức giấc và được cho ăn
  • 10h15: Bé ngủ giấc ngắn thứ hai trong ngày
  • 11h: Thức giấc và được cho ăn
  • 12h30: Bé ngủ giấc ngắn thứ 3 trong ngày
  • 13h: Thức giấc và được cho ăn
  • 14h: Ngủ giấc ngắn thứ 4 trong ngày
  • 15h: Thức giấc và được cho ăn
  • 17h: Giấc ngủ ngắn cuối cùng trong ngày
  • 17h30: Thức giấc và được cho ăn
  • 19h: Bắt đầu đi ngủ tối
  • 19h30: Bé đi ngủ (2 – 3 lần bú đêm)

Một số yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ

Dưới đây là 5 yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng và thời gian ngủ của trẻ:

Vấn đề tiêu hóa

Khó tiêu, chướng bụng, đầy hơi,… là một số rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ngủ không ngon giấc. Nguyên nhân có thể do chế độ dinh dưỡng của mẹ chưa hợp lý, tiêu thụ quá nhiều thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, chất đạm, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Hoặc có thể do bé uống sữa công thức có chứa đạm khó tiêu.

Môi trường xung quanh

  • Ít tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên vào ban ngày và quá nhiều ánh sáng đèn vào ban đêm
  • Nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá nóng
  • Tiếng ồn lớn từ tivi, điện thoại,…
Các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé
Các yếu tố ảnh hưởng tới giấc ngủ của bé

Hành vi, tính cách

  • Trẻ đùa chơi, nói chuyện quá nhiều trước giờ đi ngủ
  • Trẻ khó tính có thể khó đi vào giấc ngủ hơn trẻ ngoan
  • Ngủ trưa quá trễ hoặc kéo dài đến 5 giờ chiều
  • Thói quen ru con bằng võng hoặc bế bồng tạo cảm giác phụ thuộc, dẫn đến trẻ khó ngủ khi không có công cụ hỗ trợ

Ảnh hưởng của gia đình

  • Mẹ trầm cảm sau sinh cũng ảnh hưởng đến giấc ngủ của bé
  • Trong giai đoạn mang thai, nếu mẹ có mắc chứng khó ngủ thì bé sau khi chào đời cũng không thể ngủ sâu giấc

Bệnh lý

Các bệnh lý có thể ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ bao gồm: viêm tai giữa, béo phì, còi xương, rối loạn tiêu hóa, tiểu đường hoặc trào ngược dạ dày.

Bí quyết chăm sóc giấc ngủ cho trẻ 3 tháng tuổi

Để cải thiện chất lượng và thời gian trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ, ba mẹ nên áp dụng các bí quyết sau:

  • Làm “ổ” cho con ngủ: Trẻ sơ sinh quen với cảm giác ấm áp, an toàn trong bụng mẹ nên biện pháp làm “ổ” là bí quyết giúp bé ngủ ngon, hạn chế tình trạng giật mình. Mẹ dùng chiếc khăn mỏng quấn lại sao cho tạo ra ổ nhỏ cho bé nằm
  • Giúp bé phân biệt ngày và đêm: Bạn nên dạy con biết cách ngày và đêm, bằng cách giữ phòng tối, im lặng khi đi ngủ ban đêm và bật đèn, chơi đùa với con vào ban ngày
  • Thiết lập giờ ngủ cho con: Nếu trẻ có dấu hiệu buồn ngủ như dụi mắt, lim dim, chớp mắt liên tục, kéo dài thì đặt bé nằm nôi hoặc xuống dưới ngay. Nếu bỏ qua thời điểm này, bé sẽ nhỡ giấc và trở nên khó ngủ
  • Chú ý môi trường xung quanh: Đảm bảo nhiệt độ phòng bé ấm áp, không quá nóng và quá lạnh. Hạn chế tiếng ồn và ánh sáng để trẻ cảm thấy dễ chịu
  • Tránh chấn thương về tâm lý: Ba mẹ không nên quát mắng hay dọa nạt khi thấy trẻ chưa ngủ. Điều này sẽ khiến trẻ sợ hãi, quấy khóc và khó ngủ hơn
  • Vận động nhẹ nhàng: Trước giờ ngủ khoảng 1 – 2 tiếng, ba mẹ nên cho con vui chơi, vận động nhẹ nhàng để ngủ ngon và sâu hơn
  • Cho trẻ ăn đủ no: Phụ huynh nên cho bé bú sữa trước khi ngủ, tuy nhiên cần chú ý hàm lượng, không nên cho bé bú quá no. Đồng thời hạn chế bú đêm không cần thiết
  • Trong trường hợp mẹ đã áp dụng mọi cách trên mà giấc ngủ trẻ vẫn không được cải thiện. Ba mẹ có thể tham khảo các sản phẩm hỗ trợ cải thiện giấc ngủ, giúp trẻ ngủ sâu giác, giảm căng thẳng

Trên đây là giải đáp “trẻ 3 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?”. Ngủ đủ giấc, đúng cữ sẽ tạo cơ hội cho thể chất và trí tuệ của trẻ phát triển một cách tốt nhất. Hy vọng với chia sẻ này sẽ giúp mẹ chăm sóc giấc ngủ cho bé tốt hơn.

Tham khảo thêm: hse, healthline