Cùng với những bước phát triển mới về thể chất và tinh thần, giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi cũng có những thay đổi khiến mẹ băn khoăn lo lắng đến sức khỏe bé yêu. Bên cạnh đó mẹ cũng không tránh khỏi những căng thẳng mệt mỏi khi con khó ngủ làm mẹ cũng bị mất giấc theo. Mẹ hãy đọc bài viết này để hiểu về giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi, đồng thời tìm ra cách giúp con ngủ đủ cả về chất và lượng nhé!
Trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi cần ngủ tổng cộng 15-16 giờ một ngày, trong đó giấc ngủ đêm kéo dài 11-12 tiếng. Cơ thể bé đã tích lũy đủ năng lượng để có thể cai ti đêm và ngủ một mạch từ 7h tối hôm trước đến 7h sáng hôm sau. Bé cũng có khả năng thức lâu hơn, từ 3-3.5h/lần và 5 tháng cũng là giai đoạn chuyển tiếp từ 3 giấc ngày xuống còn 2 giấc ngày.
Bảng thời gian ăn ngủ của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi như sau:
Đây chỉ là lịch tham khảo để mẹ hình dung về thời gian ngủ trong một ngày của bé để bảo đảm bé được ngủ đủ. Giấc ngủ của bé còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, môi trường ngủ, nếp sinh hoạt, sự thỏa mãn về nhu cầu cá nhân … và không bé nào giống bé nào! Mẹ cần nắm được những yếu tố này để từ đó tìm ra cách giúp bé ngủ hiệu quả.
>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi
Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi có gì khác so với giai đoạn trước?
Sau đây là những yếu tố đặc trưng của giai đoạn này, có tác động trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi mà POH sẽ cùng mẹ điểm qua nhé:
Mọc răng
Nếu mẹ thấy em bé đáng yêu ngày nào bỗng trở nên cáu kỉnh, đặc biệt là vào giờ đi ngủ thì có thể bé đang bắt đầu mọc chiếc răng đầu tiên. Ngay cả khi mẹ chưa nhìn thấy chiếc răng sữa nào thì mầm răng vẫn đang nhú khiến bé chảy nước dãi, phát ban ở cằm, cắn và kéo tai.
Giấc ngủ của trẻ 5 tháng tuổi
Ăn dặm
Nhiều em bé 5 tháng đã biết ngồi và giữ thẳng đầu cổ mà không cần mẹ hỗ trợ. Lúc này mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn dặm và hoạt động hoàn toàn mới mẻ này có tác động rất lớn đến nhận thức cũng như chế độ ăn và kéo theo đó là nếp sinh hoạt có ảnh hưởng theo. Bé có thể rất hào hứng đón nhận hoặc từ chối ăn bất cứ món gì ngoài sữa.
Trong trường hợp bé ăn dặm quá nhiều, hệ tiêu hóa còn non nớt của bé chưa kịp thích nghi, phải làm việc trong tình trạng quá tải khiến bé ngủ không ngon giấc. Ngoài ra, ở giai đoạn này, bé vẫn nhận dinh dưỡng chủ yếu từ sữa, vì thế khi ăn dặm nhiều, dạ dày không đủ chỗ cho sữa, bé ăn sữa kém đi dẫn đến quấy khóc khi ngủ do đói.
Wonder week 19
Khác với giai đoạn trước, bé 5 tháng tuổi có thể trải qua tuần phát triển mạnh mẽ về kỹ năng và nhận thức, hay còn gọi là Wonder week 19. Cùng với những kỹ năng mới về vận động, nhận thức và ngôn ngữ, bé tỏ ra khó ở, bám mẹ nhiều hơn và trở nên khó vào giấc, hay dậy sớm hơn, ngủ không sâu giấc và hay tỉnh dậy giữa đêm để khóc…
Những căng thẳng mệt mỏi khi chăm bé giai đoạn này có thể khiến nhiều mẹ tìm cách khắc phục bằng cách bế ngủ hoặc cho bé ngậm ti để dễ ngủ hơn. Tuy vậy nhưng cách xoa dịu này sẽ khiến bé ngủ phụ thuộc vào mẹ, hình thành thói quen ngủ không tốt và còn ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển chung của bé.
Vậy mẹ có thể giải quyết tình trạng trẻ 5 tháng tuổi ngủ không sâu giấc này bằng cách nào? Mẹ đọc tiếp nhé!
Ăn dặm ở giai đoạn này mang tính chất giới thiệu để bé tập làm quen
Mẹ có thể làm gì để giúp bé 5 tháng tuổi có giấc ngủ đủ cả về chất và lượng?
Điều chỉnh lịch sinh hoạt phù hợp
Thời gian ngủ của bé 5 tháng tuổi có sự thay đổi khá nhiều và phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Tuy nhiên những sự thay đổi chưa thật sự rõ ràng như giai đoạn 6 tháng tuổi. Chẳng hạn lịch sinh hoạt bé 6 tháng có thể theo EASY 2-3-4 khá nhịp nhàng nhưng lịch sinh hoạt bé 4 5 tháng thì cần có bước chuyển tiếp.
Mẹ cần quan sát những biểu hiện của bé để có những điều chỉnh phù hợp. các bé ở giai đoạn này tỏ ra vui vẻ với lịch EASY 2-3-3.5 hoặc gần sát với lịch này. Nếu mẹ quá sốt ruột khi thấy bé khó vào giấc mà vội vã đẩy bé lên lịch 2-3-4 thì bé có thể rơi vào tình trạng nợ ngủ.
Thay vào đó, mẹ hãy linh hoạt điều chỉnh thời gian thức/ngủ trong các giấc ngày nhằm bảo đảm bé được ngủ đủ vào ban ngày. Đồng thời khi thiết lập lịch ăn cho bé 5 tháng tuổi, mẹ chú ý cân đối giữa việc ăn sữa và ăn dặm sao cho ăn dặm chỉ mang tính chất làm quen, giúp bé thỏa mãn nhu cầu khám phá những kết cấu mới mẻ của đồ ăn và có những trải nghiệm thú vị.
Khuyến khích bé thực hành các kỹ năng mới
Những kỹ năng mới mẻ, những nhận thức về thế giới xung quanh mà bé chưa hiểu rõ đều để lại những ấn tượng mạnh mẽ trong não bộ và theo bé đi vào giấc ngủ. Để giúp bé vượt bão wonder week nhanh nhất, có một cách đơn giản là mẹ hãy giúp bé luyện tập các kỹ năng mới trong những khoảng thời gian bé thức vào ban ngày. Đó có thể là những bài tập vận động thô giúp bé tập trườn, tập bò. Hoặc thay vì việc bị cấm không mút tay, không cho đồ chơi vào miệng, mẹ hãy tạo ra một không gian an toàn mà bé có thể thoải mái khám phá những đồ vật xung quanh bằng tất cả các giác quan.
Mẹ có thể tham khảo chương trình POH Acti để được hướng dẫn các bài tập vận động đúng cách và cá nhân hóa theo ngày tuổi của con, giúp con tăng cường trao đổi chất, phát triển thể chất thuận lợi, các mốc nhạy cảm về vận động đến sớm, tránh hiện tượng trốn lẫy, trốn bò và chậm đi…
Mẹ đồng hành cùng bé trải nghiệm các kỹ năng mới mẻ
Một số bí kíp cho mẹ khi bé 5 tháng khó ngủ
Massage nhẹ nhàng trước khi đi ngủ: Mẹ có thể giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu trước giờ đi ngủ bằng cách đưa hoạt động massage vào chuỗi trình tự ngủ. Massage giúp kích thích các giác quan, đẩy nhanh các quá trình trao đổi chất, nhờ đó bé có giấc ngủ ngon hơn.
Đối với các bé chưa biết tự ngủ, mẹ hãy thiết lập trình tự ngủ nhất quán và từng bước hướng dẫn bé tự ngủ. Tuy nhiên luyện ngủ cho bé 5 tháng tuổi không phải là cứ để cho bé khóc vật vã cho đến khi mệt quá thì đành lăn ra ngủ đâu mẹ nhé! Mẹ có thể tìm hiểu: Rèn ngủ cho bé bắt đầu từ đâu? để biết cách hướng dẫn con tự ngủ. Hoặc tham gia POH Easy (0-1 tuổi) để được tư vấn chuyên sâu 1-1 giúp bé ngủ 11-12 tiếng xuyên đêm và mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm nhé!
Đối với các em bé đã biết tự ngủ, nếu không phải vì những nguyên nhân sức khỏe hoặc đã được đáp ứng các nhu cầu cơ bản, thì khi bé tỉnh dậy giữa đêm mẹ hãy cố gắng sử dụng nút chờ để xem bé có khả năng tự ngủ lại hay không. Đôi khi những em bé đang khó ở chỉ cần được mẹ vỗ về đôi chút là có thể ngủ ngon trở lại ngay đó!
Nếu mẹ vẫn còn bỡ ngỡ với các khái niệm của EASY, không biết làm sao để thiết lập lịch EASY cho bé 5 tháng và loay hoay khi con khóc đêm, ngủ ít, ngủ không sâu giấc, ngủ giấc ngắn 30-40 phút… mẹ có thể tham gia các chương trình của POH Easy Two ngay hôm nay nhé!
POH EASY TWO (24-40 tuần): Giúp con Easy, ngủ xuyên đêm và ăn dặm thành công!