Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì? Những điều mẹ nên biết

Nội dung

I. Chế độ dinh dưỡng tháng thứ 9 cho mẹ bầu

II. Mang thai tháng thứ 9 nên ăn gì?

III. Mang thai tháng thứ 9 không nên ăn gì?

IV. Những điều cần chú ý khi mang thai tháng thứ 9

1. Thực phẩm bổ sung sắt

sắt cho mẹ bầu

Sắt là nguyên tố cần thiết để tạo nên Hemoglobin – thành phần quan trọng trong hồng cầu – có vai trò vận chuyển Oxy từ phổi về các cơ quan và vận chuyển CO2 từ các cơ quan về phổi để thải ra ngoài. Trong thời kỳ mang thai, thể tích máu của người mẹ tăng 50% so với bình thường do đó yêu cầu nguồn bổ sung nguyên liệu tạo máu như sắt cũng tăng lên tương ứng.

Ngoài ra, sắt tham gia vào cấu tạo của nhiều enzyme, giúp duy trì hệ thống miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể tránh bị nhiễm khuẩn.

2. Thực phẩm giàu chất xơ

Trong chế độ dinh dưỡng thai kỳ, mẹ bầu cần hấp thu lượng chất xơ đầy đủ để tránh được chứng béo phì. Chất xơ trong thực phẩm không gây tăng cân và giúp mẹ bầu vượt qua được các cơn thèm ăn. Hơn nữa, chất xơ cũng giúp cho quá trình tiêu hóa chậm lại giúp mẹ bầu mau no nhưng lâu đói.

Với đặc tính hút nước của mình, chất xơ làm nở mềm khối phân và kích thích ruột non cũng như ruột già co bóp, giúp cho việc đi tiêu của mẹ bầu dễ dàng hơn, tránh và điều trị được chứng táo bón cho mẹ bầu.

3. Thực phẩm giàu Omega 3

DHA giúp cho não bộ của bé phát triển nhanh chóng. Các chuyên gia khuyên mẹ bầu nên dùng vitamin tổng hợp để đảm bảo nhận đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu trong quá trình mang thai.

4. Thực phẩm giàu Canxi

Nhu cầu canxi cho bà bầu mang thai 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg/ngày. Khi mẹ bầu bổ sung canxi cho cơ thể, lượng canxi đó sẽ ưu tiên cung cấp cho thai nhi. Nếu mẹ thiếu canxi, thai nhi sẽ lấy lượng canxi từ cơ thể mẹ và đây chính là nguyên nhân khiến mẹ bầu thường đau lưng, mệt mỏi, chuột rút. Và ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ sau sinh, mẹ hay bị chuột rút, đau nhức xương khớp, răng lung lay, loãng xương.

Thiếu canxi khiến thai nhi bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp. Thời kỳ cho con bú, trẻ bú mẹ mà sữa mẹ thiếu canxi sẽ làm trẻ khó ngủ, quấy khóc.

5. Thực phẩm giàu axit folic

Axit folic là loại axit chống dị tật bẩm sinh ở trẻ, hỗ trợ hình thành DNA. Mẹ bầu tháng thứ 9 cần được bổ sung 600-800 mg axit folic mỗi ngày.

6. Thực phẩm giàu DHA

DHA là một chất béo quá quen thuộc với sự hình thành và phát triển trí não của bào thai. Bà bầu mang thai tháng thứ 9 nên tiêu thụ 200mg DHA mỗi ngày bằng nhiều thực phẩm khác nhau từ các và các loại ngũ cốc.

7. Thực phẩm giàu vitamin A

Vitamin A rất quan trọng với phụ nữ mang thai. Nó giúp thai nhi phát triển, hạn chế nhiễm độc thai nghén, ngăn ngừa rối loạn phát triển cho phụ nữ mang thai hoặc cho con bú. Với những bà mẹ nhiễm HIV, sự thiếu hụt vitamin A có thể làm tăng nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con.

8. Thực phẩm giàu protein

Cung cấp nguồn năng lượng dồi dào cho mẹ trong sinh hoạt, vận động khi mang trong mình bào thai đang lớn.

1. Đu đủ

Đu đủ

Vừa cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết như vitamin C, folate, chất xơ và kali, đu đủ vừa giúp giảm chứng ợ nóng khi mang thai. Khi ăn đu đủ, mẹ bầu nên chọn đu đủ chín, pepsin trong mủ đu đủ xanh có thể gây ra những cơn co thắt dẫn đến sinh non hoặc sảy thai.

2. Thịt bò

Không chỉ là nguồn cung cấp sắt dồi dào, thịt bò còn chứa protein, kẽm giúp tăng cường hệ miễn dịch và hạn chế nguy cơ sinh non, cũng như thai nhi nhẹ cân sau sinh.

3. Trứng

Trứng

Trứng chứa choline giúp duy trì chức năng của các tế bào của não, đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ. Choline cũng rất cần thiết cho sự hình thành bộ nhớ của thai nhi. Dùng một lượng thích hợp choline trong khẩu phần dinh dưỡng sẽ làm giảm nguy cơ rối loạn tăng trưởng tuyến tụy hoặc thận của bé.

4. Cá hồi

Được biết đến như một thực phẩm có nguồn axit béo tốt và dồi dào nhất, cá hồi là thực phẩm không thể thiếu nếu mẹ muốn giúp bé thông minh hơn. Vừa giàu omega-3 cần thiết cho sự phát triển não và mắt, cá hồi vừa chứa nhiều acid docosahexaenoic (DHA) giúp thúc đẩy sự hình thành và phát triển của hệ thần kinh của bé.

5. Các loại hạt

Protein, phốt pho, omega-3 và vitamin E là những lợi ích tuyệt vời các loại hạt mang lại cho chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong 3 tháng cuối. Đây cũng là một nguồn kẽm phong phú giúp ngăn ngừa nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và chuyển dạ kéo dài.

Chứa nhiều dinh dưỡng nhưng hàm lượng calorie trong các loại hạt thường rất thấp, là lựa chọn tuyệt vời cho những bữa ăn nhẹ.

6. Sữa công thức cho bà bầu

Bên cạnh các thực phẩm bổ sung dinh dưỡng hàng ngày, mẹ bầu cũng nên tham khảo một số sữa dinh dưỡng dành riêng cho bà bầu. Bởi lẽ, dù chú ý và đầu tư cho thực đơn hàng ngày nhiều nhưng cũng không thể tránh được thiếu hụt chất này thừa chất kia. Và sữa công thức cho bà bầu là một trong những giải pháp tối ưu dinh dưỡng tốt nhất.

Mẹ có thể tham khảo 2 dòng sữa bầu đang được bán chạy nhất trên website nhathuoc365.vn:

Royal Ausnz Pregnant Mother Formula: là sản phẩm sữa bột dành cho phụ nữ mang thai và cho con bú đến từ Royal Ausnz – Thương hiệu nổi tiếng thế giới chuyên cung cấp các sản phẩm sữa dành cho nhiều độ tuổi, đặc biệt là trẻ em và phụ nữ mang thai. Được sản xuất dưới quy trình hiện đại bậc nhất, Royal Pregnant mother formula đã và được hàng triệu phụ nữ trên khắp thế giới tin dùng.

Nature One Dairy Pregnancy Formula: Nature One Dairy Pregnancy Formula với công thức nghiên cứu riêng giúp bổ sung 23 vitamin và khoáng chất thiết yếu cho bà bầu trong giai đoạn mang thai và cả giai đoạn sau sinh, cho con bú.

Ngoài các thực phẩm cần bổ sung tháng thứ 9 mang thai, mẹ cũng cần tránh tuyệt đối các thực phẩm sau:

  • Chất kích thích như rượu, bia, cà phê: gây hại đến sự phát triển của thai nhi. Cụ thể gây ức chế sự phát triển thần kinh ở thai nhi và tăng nguy cơ dị tật bẩm sinh ở trẻ.
  • Đồ ăn nhanh, đồ ăn đường phố không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chứa nhiều dầu mỡ, bám bụi bẩn rất không tốt cho thai nhi và khiến mẹ gặp các vấn đề về tiêu hóa.
  • Hải sản, đồ ăn tái sống rất dễ gây dị ứng và ngộ độc khi ăn. Trong đồ tái sống chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh, khi vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể mẹ bầu sẽ gây đau bụng, tiêu chảy, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.
  • Đồ chiên rán, dầu mỡ chứa nhiều các chất béo không lành mạnh khiến hệ tiêu hóa của mẹ bầu phải làm việc quá sức gây đầy hơi, khó tiêu, dễ bị ợ chua. Ngoài ra, các loại chất béo này có thể khiến mẹ bầu tăng cân quá mức dẫn tới nguy cơ tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ.
  • Sữa chưa tiệt trùng chứa các vi sinh vật nguy hiểm gây tổn hại nghiêm trọng đến sức khỏe, suy yếu hệ miễn dịch, gây ra các vấn đề về tiêu hóa và đặc biệt tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu.
  • Nên tránh các thực phẩm ngọt. Bởi lẽ, từ tháng thứ 9 trở đi, âm đạo của mẹ có nguy cơ viêm nhiễm rất cao. Vì vậy, hạn chế đồ ngọt sẽ giúp giảm nguy cơ viêm nhiễm âm đạo trong giai đoạn này.
  • Thức ăn mặn vào thời kỳ cuối của thai kỳ khiến cơ thể của mẹ bị tích nước, phù nề, sưng chân, khó đi lại. Đặc biệt với thức ăn được nêm quá nhiều mì chính sẽ khiến mẹ cảm thấy khó thở, chóng mặt, tim đập nhanh. Vì vậy, mẹ không nên ăn thức ăn mặn, mì chính bởi sẽ tăng nguy cơ huyết áp cao, tiền sản giật và các biến chứng thai kỳ.
  • Tránh căng thẳng, mệt mỏi: Phần đông các bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ rất nhạy cảm, có rất nhiều lo lắng căng thẳng. Vì vậy, bà bầu hay gặp các tình trạng táo bón, đau lưng, mất ngủ và bé sinh ra có nguy cơ tự kỷ rất cao. Chính vì thế, mẹ luôn cần giữ cho mình trong tâm trạng vui vẻ, thoải mái.
  • Hạn chế việc tắm hơi, tắm nước nóng: trong giai đoạn tháng thứ 9 của thai kỳ, dù thai nhi đã lớn và khỏe mạnh hơn so với các giai đoạn trước. Tuy nhiên, mẹ không nên tắm nước nóng hay xông hơi vì có thể khiến thai nhi bị dị tật thần kinh cũng như tăng nguy cơ bị bại não, khù khờ sau khi chào đời.
  • Thường xuyên vận động, đi lại nhẹ nhàng: một số người nghĩ bà bầu không nên đi lại hoặc vận động vì sẽ động thai. Tuy nhiên, đây là một hiểu biết sai lầm. Đặc biệt với bà bầu vào tháng thứ 9 thai kỳ, việc vận động đi lại nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể cả mẹ và thai nhi khỏe mạnh. Tránh tình trạng đau mỏi xương khớp và dễ đẻ hơn trong thời gian tới.

Lời kết: Trên đây là những thông tin chi tiết trả lời cho câu hỏi “mang bầu tháng thứ 9 nên ăn gì?”. Hy vọng qua bài viết hôm nay, mẹ bầu có thêm cho mình những kiến thức bổ ích để có chế độ dinh dưỡng tốt nhất chuẩn bị cho những ngày “vượt cạn” sắp tới. Chúc các mẹ thành công!