Trong thời kỳ ăn dặm hay tập ăn, phụ huynh thường hay tập tành cho các bé ăn súp, trong đó có món súp cua. Đây là món ăn không chỉ ngon, có nhiều chất dinh dưỡng cho bé mà còn có công thức nấu dễ dàng. Bố mẹ nên chọn cách nấu súp cua cho bé theo từng độ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các con và giúp các con ăn ngon, mau lớn, phát triển toàn diện.
Bé bao nhiêu tuổi có thể ăn súp cua?
Các loại súp cua, súp hải sản không chỉ là món ăn ngon mà còn là món giàu chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, kẽm, omega 3 và chất đạm… rất tốt cho trẻ em. Vì vậy bố mẹ thường muốn em bé ăn các món này từ sớm để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Tuy nhiên, hải sản hay cá, cua chứa các chất có khả năng gây dị ứng rất cao, nên phụ huynh phải xem xét từng độ tuổi để cho trẻ ăn trước khi tìm hiểu về cách nấu súp cua cho bé.
Theo một vài nghiên cứu, trẻ em từ 7 tháng tuổi trở đi mới được bố mẹ cho ăn hải sản, cua, cá… là phương án an toàn nhất để tránh dị ứng. Do đó, phụ huynh hãy chờ em bé trên 7 tháng tuổi mới tập để em bé ăn súp cua nhé!
Tại sao nên nấu súp cua cho bé theo từng độ tuổi?
Ăn súp cua là tốt nhưng theo từng độ tuổi, cơ thể của em bé sẽ có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhất định. Vậy nên bố mẹ sẽ phải cân chỉnh liều lượng ăn uống cho con để con phát triển tốt hơn, không bị thiếu chất nhưng cũng không quá lạm dụng món ăn.
Em bé từ 7-12 tháng tuổi: một buổi súp có thể sử dụng từ 20-30g thịt cua đã bóc vỏ, làm sạch sẽ. Một tuần chỉ nên cho em bé ăn từ 1-2 lần súp cua, liên tục thay đổi các loại súp khác nhau để bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Em bé từ 1-3 tuổi: Lúc này em bé có thể ăn súp với 30-40g thịt cua cho một bữa.
Em bé từ 4 tuổi trở lên: Định lượng súp là 50-60g thịt cua và có thể ăn 3-4 lần trong một tuần.
Hướng dẫn cách nấu súp cua cho bé theo từng độ tuổi
Nhiều phụ huynh lo lắng khi muốn tìm cách nấu súp cua cho bé nhưng không biết cách nào là an toàn, đảm bảo vệ sinh và tạo được nhiều chất dinh dưỡng trong món súp cho con. Dưới đây là 5 bí quyết nấu súp cua cho em bé thích hợp từng độ tuổi giúp con ăn ngoan, chóng lớn mỗi ngày.
Cách nấu súp cua cho bé 10 tháng tuổi
Đối với em bé mới bắt đầu tập ăn dặm, cách nấu súp cua cho bé 10 tháng tuổi chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đơn giản, không cầu kỳ nhiều thực phẩm và gia vị. Tuy nhiên, bạn phải chọn nguyên liệu tươi và sạch.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (30g)
Trứng gà ta
Bột năng
Cà rốt
Hạt bắp tươi (1 năm nhỏ)
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và thái hạt lựu càng nhỏ càng tốt. Sau đó, cho cà rốt và hạt bắp vào nồi luộc trong 10 phút.
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Tiếp theo, bạn xé cua nhỏ ra, hoặc xay nhuyễn tùy theo tình trạng ăn dặm của bé.
Bước 3: Cho nước dùng xương vào nồi, đun sôi nhỏ lửa. Nước dùng sôi lên thì cho bắp và cà rốt vào, tầm 1-2 phút cho thịt cua đã xé nhuyễn vào. Lưu ý bạn phải liên tục khuấy đều súp để súp không bị vón cục.
Đập thêm một quả trứng gà ta vào, tiếp tục khuấy súp.
Bước 4: Lấy một ít bột năng hoà với nước, khuấy tan bột năng rồi đổ hỗn hợp từ từ vào trong súp. Lưu ý vừa đổ bột năng vào vừa khuấy nhẹ súp mẹ nhé!
Tầm 2-3 phút sau súp sôi thì tắt bếp.
Với công thức này, bạn có thể áp dụng để thực hiện cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi.
Cách nấu súp cua cho bé trên 1 tuổi – Súp cua măng tây
Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và thay đổi thực đơn cho các bé từ 12 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể kết hợp cách nấu súp cua cơ bản với các loại rau củ có nhiều chất xơ, vitamin tốt cho phát triển của em bé.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (50g)
Trứng gà ta
Bột năng
Măng tây (150g)
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Măng tây rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ. Sau đó, cho măng tây vào nồi luộc trong 10 phút.
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Tiếp theo, bạn xé cua nhỏ ra, hoặc xay nhuyễn tùy theo tình trạng ăn dặm của bé.
Bước 3: Cho nước dùng xương vào nồi, đun sôi nhỏ lửa. Nước dùng sôi lên thì cho măng tây vào, tầm 1-2 phút cho thịt cua đã xé nhuyễn vào. Lưu ý bạn phải liên tục khuấy đều súp để súp không bị vón cục.
Đập thêm một quả trứng gà ta vào, tiếp tục khuấy súp.
Bước 4: Lấy một ít bột năng hoà với nước, khuấy tan bột năng rồi đổ hỗn hợp từ từ vào trong súp. Lưu ý vừa đổ bột năng vào vừa khuấy nhẹ súp mẹ nhé!
Tầm 2-3 phút sau súp sôi thì tắt bếp.
Đối với cách nấu súp cua cho bé trên 1 tuổi, bạn có thể nêm thêm một ít gia vị chuyên dùng cho các bé trong giai đoạn ăn dặm, tránh nêm thêm gia vị như người lớn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của em bé.
Cách nấu súp cua cho bé 2 tuổi – Súp cua bí đỏ bông cải xanh
Các chất dinh dưỡng từ bí đỏ và bông cải xanh sẽ giúp trẻ trong giai đoạn này được tiếp xúc với rau, củ, quả nhiều hơn. Đây là cách nấu súp cua cho bé trên 2 tuổi an toàn và dinh dưỡng nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (50g)
Bột năng
Bí Đỏ (150g)
Bông cải xanh (50g)
Hành tây
Kem sữa, sữa tươi không đường, bơ lạt
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Bí đỏ rửa sạch, thải nhỏ và hấp chín. Bông cải xanh rửa sạch, thái nhỏ. Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Ở giai đoạn này, thịt cua bạn có thể xé nhỏ vừa để bé tập nhai nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng.
Bước 3: Bắt nồi lên bếp với lửa nhỏ, cho bơ lạt và hành tây xào thơm. Tiếp theo cho bí đỏ và bông cải xanh vào đảo đều tầm 2 phút. Cho thêm nước dùng xương vào hầm cùng hỗn hợp trên khoảng 15 phút cho chín mềm.
Bước 4: Cho hỗn hợp vừa hầm vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Bước 5: Cho hỗn hợp vừa xay bắt lên bếp tiếp, tầm 1-2 phút cho thịt cua, kem tươi, sữa tươi không đường vào. Lưu ý bạn phải liên tục khuấy đều súp để súp không bị vón cục.
Cuối cùng, mẹ có thể thêm gia vị nêm chuyên dùng cho bé là món ăn đã hoàn thành.
Cách nấu súp cua cho bé 3 tuổi – Súp cua thập cẩm
Với các bé 3 tuổi trở đi, súp cua có thể thêm nhiều thành phần hơn trong món ăn như thịt ức gà, đậu hà lan, nấm, hành ngò nêm nếm…
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (80g)
Ức gà (100g)
Trứng gà ta
Bột năng
Hạt bắp, đậu hà lan
Cà rốt
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi nhỏ. Hạt bắp thái mỏng thành 3-4 lát mỏng. Đậu hà lan rửa sạch, để ráo nước
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Tiếp theo, bạn giã nát hoặc xé cua nhỏ thành miếng vừa ăn với bé.
Bước 3: Cho nước dùng xương vào nồi, đun sôi lửa vừa. Ức gà hầm chung với nước hầm xương tầm 15 phút để gà chín mềm. Thịt chín thì vớt ra.
Bước 4: Nước dùng sôi lên thì cho lần lượt đậu hà lan, cà rốt và bắp vào (cách nhau tầm 5 phút). Sau khi rau củ chín thì vớt ra
Bước 5: Xé nhỏ miếng thịt ức gà để mang đi xào với hành phi thơm với dầu oliu.
Bước 6: Cho thịt cua và gà xé vào nồi nước hầm xương. Cho rau củ vào lại, đập thêm một quả trứng gà ta vào.
Lấy một ít bột năng hoà với nước, khuấy tan bột năng rồi đổ hỗn hợp từ từ vào trong súp. Lưu ý vừa đổ bột năng vào vừa khuấy nhẹ súp
Tầm 2-3 phút sau súp sôi thì tắt bếp. Rắc thêm hành ngò cắt nhỏ vào súp là bạn đã hoàn thành món súp cua thập cẩm cho các bé trên 3 tuổi.
Lưu ý cần thiết khi nấu súp cho em bé
Khi tìm hiểu về cách nấu súp cua cho bé, bạn cần lưu ý một vài thông tin để đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho bé khi thưởng thức.
Phụ huynh không nên thêm gia vị khi nấu súp cho em bé dưới 12 tháng tuổi vì không tốt cho đường tiêu hoá của em bé. Chỉ cần thêm một ít dầu oliu hoặc dầu hướng dương để bé được kích thích vị giác và ăn ngon hơn.
Ngoài ra, với những bé trên 12 tháng tuổi bạn cũng cần tránh gia vị mạnh như tiêu, ớt, giấm… trong quá trình nấu.
Không cho bé ăn lại thức ăn để lâu (dù có hâm nóng lại hay không) vì món ăn đã bị mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
Cẩn thận trong quá trình chế biến cua, cá, hải sản để em bé không mắc nghẹn mẹ nhé!
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách cách nấu súp cua cho bé theo từng độ tuổi. Bé sẽ ăn ngoan, chóng lớn khi bố mẹ luôn yêu thương và dành thời gian tự tay nấu những món ăn ngon cho con. Seoul Academy luôn đồng hành cùng gia đình bạn!
Cách nấu súp cua cho bé an toàn theo từng độ tuổi – Seoul Academy
Trong thời kỳ ăn dặm hay tập ăn, phụ huynh thường hay tập tành cho các bé ăn súp, trong đó có món súp cua. Đây là món ăn không chỉ ngon, có nhiều chất dinh dưỡng cho bé mà còn có công thức nấu dễ dàng. Bố mẹ nên chọn cách nấu súp cua cho bé theo từng độ để đảm bảo an toàn sức khỏe cho các con và giúp các con ăn ngon, mau lớn, phát triển toàn diện.
Bé bao nhiêu tuổi có thể ăn súp cua?
Các loại súp cua, súp hải sản không chỉ là món ăn ngon mà còn là món giàu chất dinh dưỡng, bổ sung canxi, kẽm, omega 3 và chất đạm… rất tốt cho trẻ em. Vì vậy bố mẹ thường muốn em bé ăn các món này từ sớm để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn.
Tuy nhiên, hải sản hay cá, cua chứa các chất có khả năng gây dị ứng rất cao, nên phụ huynh phải xem xét từng độ tuổi để cho trẻ ăn trước khi tìm hiểu về cách nấu súp cua cho bé.
Theo một vài nghiên cứu, trẻ em từ 7 tháng tuổi trở đi mới được bố mẹ cho ăn hải sản, cua, cá… là phương án an toàn nhất để tránh dị ứng. Do đó, phụ huynh hãy chờ em bé trên 7 tháng tuổi mới tập để em bé ăn súp cua nhé!
Tại sao nên nấu súp cua cho bé theo từng độ tuổi?
Ăn súp cua là tốt nhưng theo từng độ tuổi, cơ thể của em bé sẽ có khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng nhất định. Vậy nên bố mẹ sẽ phải cân chỉnh liều lượng ăn uống cho con để con phát triển tốt hơn, không bị thiếu chất nhưng cũng không quá lạm dụng món ăn.
Em bé từ 7-12 tháng tuổi: một buổi súp có thể sử dụng từ 20-30g thịt cua đã bóc vỏ, làm sạch sẽ. Một tuần chỉ nên cho em bé ăn từ 1-2 lần súp cua, liên tục thay đổi các loại súp khác nhau để bé bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết
Em bé từ 1-3 tuổi: Lúc này em bé có thể ăn súp với 30-40g thịt cua cho một bữa.
Em bé từ 4 tuổi trở lên: Định lượng súp là 50-60g thịt cua và có thể ăn 3-4 lần trong một tuần.
Hướng dẫn cách nấu súp cua cho bé theo từng độ tuổi
Nhiều phụ huynh lo lắng khi muốn tìm cách nấu súp cua cho bé nhưng không biết cách nào là an toàn, đảm bảo vệ sinh và tạo được nhiều chất dinh dưỡng trong món súp cho con. Dưới đây là 5 bí quyết nấu súp cua cho em bé thích hợp từng độ tuổi giúp con ăn ngoan, chóng lớn mỗi ngày.
Cách nấu súp cua cho bé 10 tháng tuổi
Đối với em bé mới bắt đầu tập ăn dặm, cách nấu súp cua cho bé 10 tháng tuổi chỉ cần chuẩn bị nguyên liệu đơn giản, không cầu kỳ nhiều thực phẩm và gia vị. Tuy nhiên, bạn phải chọn nguyên liệu tươi và sạch.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (30g)
Trứng gà ta
Bột năng
Cà rốt
Hạt bắp tươi (1 năm nhỏ)
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và thái hạt lựu càng nhỏ càng tốt. Sau đó, cho cà rốt và hạt bắp vào nồi luộc trong 10 phút.
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Tiếp theo, bạn xé cua nhỏ ra, hoặc xay nhuyễn tùy theo tình trạng ăn dặm của bé.
Bước 3: Cho nước dùng xương vào nồi, đun sôi nhỏ lửa. Nước dùng sôi lên thì cho bắp và cà rốt vào, tầm 1-2 phút cho thịt cua đã xé nhuyễn vào. Lưu ý bạn phải liên tục khuấy đều súp để súp không bị vón cục.
Đập thêm một quả trứng gà ta vào, tiếp tục khuấy súp.
Bước 4: Lấy một ít bột năng hoà với nước, khuấy tan bột năng rồi đổ hỗn hợp từ từ vào trong súp. Lưu ý vừa đổ bột năng vào vừa khuấy nhẹ súp mẹ nhé!
Tầm 2-3 phút sau súp sôi thì tắt bếp.
Với công thức này, bạn có thể áp dụng để thực hiện cách nấu súp cua cho bé dưới 1 tuổi.
Cách nấu súp cua cho bé trên 1 tuổi – Súp cua măng tây
Để bổ sung thêm chất dinh dưỡng và thay đổi thực đơn cho các bé từ 12 tháng tuổi trở lên, bố mẹ có thể kết hợp cách nấu súp cua cơ bản với các loại rau củ có nhiều chất xơ, vitamin tốt cho phát triển của em bé.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (50g)
Trứng gà ta
Bột năng
Măng tây (150g)
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Măng tây rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ. Sau đó, cho măng tây vào nồi luộc trong 10 phút.
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Tiếp theo, bạn xé cua nhỏ ra, hoặc xay nhuyễn tùy theo tình trạng ăn dặm của bé.
Bước 3: Cho nước dùng xương vào nồi, đun sôi nhỏ lửa. Nước dùng sôi lên thì cho măng tây vào, tầm 1-2 phút cho thịt cua đã xé nhuyễn vào. Lưu ý bạn phải liên tục khuấy đều súp để súp không bị vón cục.
Đập thêm một quả trứng gà ta vào, tiếp tục khuấy súp.
Bước 4: Lấy một ít bột năng hoà với nước, khuấy tan bột năng rồi đổ hỗn hợp từ từ vào trong súp. Lưu ý vừa đổ bột năng vào vừa khuấy nhẹ súp mẹ nhé!
Tầm 2-3 phút sau súp sôi thì tắt bếp.
Đối với cách nấu súp cua cho bé trên 1 tuổi, bạn có thể nêm thêm một ít gia vị chuyên dùng cho các bé trong giai đoạn ăn dặm, tránh nêm thêm gia vị như người lớn để không ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của em bé.
Cách nấu súp cua cho bé 2 tuổi – Súp cua bí đỏ bông cải xanh
Các chất dinh dưỡng từ bí đỏ và bông cải xanh sẽ giúp trẻ trong giai đoạn này được tiếp xúc với rau, củ, quả nhiều hơn. Đây là cách nấu súp cua cho bé trên 2 tuổi an toàn và dinh dưỡng nhất.
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (50g)
Bột năng
Bí Đỏ (150g)
Bông cải xanh (50g)
Hành tây
Kem sữa, sữa tươi không đường, bơ lạt
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Bí đỏ rửa sạch, thải nhỏ và hấp chín. Bông cải xanh rửa sạch, thái nhỏ. Hành tây rửa sạch, thái nhỏ.
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Ở giai đoạn này, thịt cua bạn có thể xé nhỏ vừa để bé tập nhai nếu bé đang trong giai đoạn mọc răng.
Bước 3: Bắt nồi lên bếp với lửa nhỏ, cho bơ lạt và hành tây xào thơm. Tiếp theo cho bí đỏ và bông cải xanh vào đảo đều tầm 2 phút. Cho thêm nước dùng xương vào hầm cùng hỗn hợp trên khoảng 15 phút cho chín mềm.
Bước 4: Cho hỗn hợp vừa hầm vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn.
Bước 5: Cho hỗn hợp vừa xay bắt lên bếp tiếp, tầm 1-2 phút cho thịt cua, kem tươi, sữa tươi không đường vào. Lưu ý bạn phải liên tục khuấy đều súp để súp không bị vón cục.
Cuối cùng, mẹ có thể thêm gia vị nêm chuyên dùng cho bé là món ăn đã hoàn thành.
Cách nấu súp cua cho bé 3 tuổi – Súp cua thập cẩm
Với các bé 3 tuổi trở đi, súp cua có thể thêm nhiều thành phần hơn trong món ăn như thịt ức gà, đậu hà lan, nấm, hành ngò nêm nếm…
Chuẩn bị nguyên liệu
Thịt cua (80g)
Ức gà (100g)
Trứng gà ta
Bột năng
Hạt bắp, đậu hà lan
Cà rốt
Nước dùng xương (hầm xương gà hoặc xương heo tuỳ thích)
Sơ chế và chế biến súp
Bước 1: Cà rốt rửa sạch, gọt vỏ và bào sợi nhỏ. Hạt bắp thái mỏng thành 3-4 lát mỏng. Đậu hà lan rửa sạch, để ráo nước
Bước 2: Thịt cua sau khi đã lột sạch vỏ, rửa sạch và luộc sơ tầm 5-7 phút. Tiếp theo, bạn giã nát hoặc xé cua nhỏ thành miếng vừa ăn với bé.
Bước 3: Cho nước dùng xương vào nồi, đun sôi lửa vừa. Ức gà hầm chung với nước hầm xương tầm 15 phút để gà chín mềm. Thịt chín thì vớt ra.
Bước 4: Nước dùng sôi lên thì cho lần lượt đậu hà lan, cà rốt và bắp vào (cách nhau tầm 5 phút). Sau khi rau củ chín thì vớt ra
Bước 5: Xé nhỏ miếng thịt ức gà để mang đi xào với hành phi thơm với dầu oliu.
Bước 6: Cho thịt cua và gà xé vào nồi nước hầm xương. Cho rau củ vào lại, đập thêm một quả trứng gà ta vào.
Lấy một ít bột năng hoà với nước, khuấy tan bột năng rồi đổ hỗn hợp từ từ vào trong súp. Lưu ý vừa đổ bột năng vào vừa khuấy nhẹ súp
Tầm 2-3 phút sau súp sôi thì tắt bếp. Rắc thêm hành ngò cắt nhỏ vào súp là bạn đã hoàn thành món súp cua thập cẩm cho các bé trên 3 tuổi.
Lưu ý cần thiết khi nấu súp cho em bé
Khi tìm hiểu về cách nấu súp cua cho bé, bạn cần lưu ý một vài thông tin để đảm bảo an toàn dinh dưỡng cho bé khi thưởng thức.
Phụ huynh không nên thêm gia vị khi nấu súp cho em bé dưới 12 tháng tuổi vì không tốt cho đường tiêu hoá của em bé. Chỉ cần thêm một ít dầu oliu hoặc dầu hướng dương để bé được kích thích vị giác và ăn ngon hơn.
Ngoài ra, với những bé trên 12 tháng tuổi bạn cũng cần tránh gia vị mạnh như tiêu, ớt, giấm… trong quá trình nấu.
Không cho bé ăn lại thức ăn để lâu (dù có hâm nóng lại hay không) vì món ăn đã bị mất đi nhiều giá trị dinh dưỡng.
Cẩn thận trong quá trình chế biến cua, cá, hải sản để em bé không mắc nghẹn mẹ nhé!
Trên đây là toàn bộ hướng dẫn cách cách nấu súp cua cho bé theo từng độ tuổi. Bé sẽ ăn ngoan, chóng lớn khi bố mẹ luôn yêu thương và dành thời gian tự tay nấu những món ăn ngon cho con. Seoul Academy luôn đồng hành cùng gia đình bạn!
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi