Bệnh Tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và dự phòng

Theo báo cáo của Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lạng Sơn, từ đầu năm 2022 tới nay trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 27 ca Tay chân miệng (tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó chỉ riêng tháng 6/2022 (Số liệu từ ngày 01/6/2022 đến 30/6/2022) đã có 17 ca (tăng 17 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng do các chủng virus Enterovirus gây ra. Có 2 nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch.

Tay chân miệng là bệnh dễ lây từ người sang người, virus gây bệnh có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài qua phân, nước bọt… Trẻ em tiếp xúc với mầm bệnh chủ yếu qua bàn tay, đưa lên miệng từ đó nuốt phải virus.

Sau khi nuốt phải virus gây bệnh và trải qua thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Ban tồn tại thường dưới 7 ngày sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Loét miệng là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh này. Vị trí loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng, niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Số lượng từ 1 đến vài mụn loét có kích thước 2-3 mm. Loét miệng khiến trẻ đau, bỏ ăn, bỏ bú. Hầu hết trẻ mắc Tay chân miệng chỉ sốt nhẹ từ 37,5°C – 38°C. Nếu trẻ sốt cao trên 39°C liên tục từ 2 ngày trở lên có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị biến chứng, cần khẩn trương cho trẻ nhập viện.

Ngoài phát ban và sốt, một số trẻ có thể bị tiêu chảy, rối loạn tri giác… Cần nhân biết sớm tình trạng bệnh để có thể có hướng xử trí kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, tổn thương cơ tim, thậm chí tử vong.

Để bệnh mau khỏi, cần chú ý: Không nên tự ý sử dụng, bôi thuốc và các nốt bọng nước, các vết loét ở miệng khi không có tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Không cần kiêng tắm cho trẻ vì rất có thể sẽ mắc thêm các bệnh viêm nhiễm khác gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên cần tắm nhanh với nước ấm, kín gió. Hạn chế tiếp xúc với người khác. Chú ý dinh dưỡng cho trẻ bằng các cho ăn các loại dễ tiêu, lỏng, uống đủ nước.

Tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, trong thời gian tới rất có thể dịch bệnh sẽ có xu hướng gia tăng do việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch… tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19, đồng thời chưa có vaccine phòng bệnh. Do vậy phòng bệnh cần được ưu tiên hàng đầu.

Phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng cần thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch. Tại lớp học cần chú ý thực hiện vệ sinh thường xuyên mặc bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường./.

Như Ý – TT KSBT

Bệnh Tay chân miệng: Nguyên nhân, triệu chứng và dự phòng

Theo báo cáo của Khoa Phòng chống bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Lạng Sơn, từ đầu năm 2022 tới nay trên địa bàn toàn tỉnh đã ghi nhận 27 ca Tay chân miệng (tăng 20 ca so với cùng kỳ năm 2021). Trong đó chỉ riêng tháng 6/2022 (Số liệu từ ngày 01/6/2022 đến 30/6/2022) đã có 17 ca (tăng 17 ca so với cùng kỳ năm 2021).

Biểu hiện lâm sàng của bệnh tay chân miệng

Bệnh Tay chân miệng do các chủng virus Enterovirus gây ra. Có 2 nhóm tác nhân thường gặp là Coxsackie A16 và Enterovirus 71. Bệnh rất dễ lây lan thành dịch.

Tay chân miệng là bệnh dễ lây từ người sang người, virus gây bệnh có thể phát tán từ cơ thể người bệnh ra môi trường bên ngoài qua phân, nước bọt… Trẻ em tiếp xúc với mầm bệnh chủ yếu qua bàn tay, đưa lên miệng từ đó nuốt phải virus.

Sau khi nuốt phải virus gây bệnh và trải qua thời gian ủ bệnh từ 3-7 ngày, người bệnh bắt đầu xuất hiện các triệu chứng: phát ban dạng phỏng nước ở lòng bàn tay, bàn chân. Ban tồn tại thường dưới 7 ngày sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm. Loét miệng là biểu hiện rất thường gặp ở trẻ nhỏ khi mắc bệnh này. Vị trí loét thường được phát hiện nhiều nhất là vùng hầu họng, niêm mạc má, môi hoặc lưỡi. Số lượng từ 1 đến vài mụn loét có kích thước 2-3 mm. Loét miệng khiến trẻ đau, bỏ ăn, bỏ bú. Hầu hết trẻ mắc Tay chân miệng chỉ sốt nhẹ từ 37,5°C – 38°C. Nếu trẻ sốt cao trên 39°C liên tục từ 2 ngày trở lên có thể là một trong những dấu hiệu cảnh báo trẻ bị biến chứng, cần khẩn trương cho trẻ nhập viện.

Ngoài phát ban và sốt, một số trẻ có thể bị tiêu chảy, rối loạn tri giác… Cần nhân biết sớm tình trạng bệnh để có thể có hướng xử trí kịp thời để tránh các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, tổn thương cơ tim, thậm chí tử vong.

Để bệnh mau khỏi, cần chú ý: Không nên tự ý sử dụng, bôi thuốc và các nốt bọng nước, các vết loét ở miệng khi không có tư vấn và chỉ định của bác sĩ. Không cần kiêng tắm cho trẻ vì rất có thể sẽ mắc thêm các bệnh viêm nhiễm khác gây khó chịu cho trẻ. Tuy nhiên cần tắm nhanh với nước ấm, kín gió. Hạn chế tiếp xúc với người khác. Chú ý dinh dưỡng cho trẻ bằng các cho ăn các loại dễ tiêu, lỏng, uống đủ nước.

Tay chân miệng tại Việt Nam là bệnh lưu hành quanh năm, trong thời gian tới rất có thể dịch bệnh sẽ có xu hướng gia tăng do việc giao lưu đi lại, thể thao, du lịch… tăng trở lại sau khi đã kiểm soát dịch Covid-19, đồng thời chưa có vaccine phòng bệnh. Do vậy phòng bệnh cần được ưu tiên hàng đầu.

Phòng bệnh cho gia đình và cộng đồng cần thực hiện 3 sạch: ăn uống sạch, ở sạch, bàn tay và đồ chơi sạch. Tại lớp học cần chú ý thực hiện vệ sinh thường xuyên mặc bàn, ghế, làm sạch bề mặt và đồ chơi hàng ngày bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường./.

Như Ý – TT KSBT