Nguyên nhân gây chàm có thể xuất phát từ gen (trong gia đình) và các yếu tố môi trường. Da cũng sẽ bị đỏ và có cảm giác như bị châm chích khi tiếp xúc với sợi len hoặc sợi nhân tạo, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm, khói bụi, thuốc lá,…
7. Bệnh bạch biến
Bệnh da liễu này là tình trạng da xuất hiện các mảng trắng, nhất là ở những khu vực da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là kết quả của sự biến mất một loại tế bào ở da được gọi là manocytes có chức năng sản sinh ra melanin – sắc tố quyết định màu da.
Bệnh bạch biến không phải là bệnh ung thư và không gây truyền nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.
>>> Bạn có thể quan tâm: Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
Các bệnh về da tạm thời
Các bệnh về da có thể chỉ là tình trạng tạm thời, thường sẽ biến mất khi bạn loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh.
1. Da nổi mụn
Mụn có thể xem là một bệnh ngoài da tạm thời phổ biến mà hầu như ai cũng phải trải qua ở một thời điểm nào đó trong đời. Một số dạng mụn thường gặp là:
- Mụn đỏ
- Mụn đầu trắng
- Mụn đầu đen
- Mụn mủ
- Mụn bọc
Nguyên nhân gây mụn có thể xuất phát từ bên trong (thường là do rối loạn nội tiết tố) hoặc các yếu tố bên ngoài như khói bụi, trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông, dị ứng,…
2. Da nổi mề đay
Bệnh da liễu này là một dạng phát ban do dị ứng. Mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Bệnh có thể nhẹ và tự hết khi ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, tình trạng phát ban toàn thân có thể trở nặng kèm theo các triệu chứng khác như khó thở hay thậm chí là sốc phản vệ.
3. Mụn cóc trên da
Mụn cóc thường gặp khi mụn phát triển trên da gây ra bởi virus HPV khiến các tế bào trên lớp ngoài của da phát triển nhanh chóng. Mụn cóc là bệnh truyền nhiễm nên virus gây mụn cóc có thể truyền sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn cóc hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo…
Bạn có thể thấy mụn cóc xuất hiện ở tay, chân và các khớp ngón tay, ngón chân có màu trùng với màu da, nhưng đôi khi mụn cóc cũng có màu đen, nâu hoặc xám đen phẳng mịn trên bề mặt da.
4. Bệnh nấm móng
Nấm móng là tình trạng mà móng tay hoặc móng chân xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng, đồng thời cũng khiến móng tay giòn dễ gãy, dễ bong tróc kèm theo nứt nẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường là do một loại nấm tên dermatophytes, dễ lây truyền ở những nơi như hồ bơi, phòng thay đồ công cộng,…
Bất cứ ai cũng có thể trải qua tình trạng nấm móng nhưng bệnh sẽ dễ tấn công những người mắc bệnh tiểu đường, hay những người mắc các vấn đề về tuần hoàn và hệ thống miễn dịch. Những ai thường đổ mồ hôi nhiều hay phải thường xuyết tiếp xúc với nơi ẩm ướt cũng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
5. Lở miệng – Bệnh da liễu thường gặp
Bệnh lở miệng do nhiễm virus Herpes Simplex loại 1 gây ra và tồn tại trong cơ thể bạn một thời gian dài. Khi gặp những điều kiện khiến bạn bị giảm sức đề kháng, virus sẽ làm xuất hiện các triệu chứng bệnh
Sau một vài ngày, bạn sẽ thấy một vết phồng rộp nhỏ, cứng và gây đau nhức. Thông thường vết phồng sẽ xuất hiện quanh miệng, nhưng đôi khi cũng có thể nằm trên mũi hoặc hai bên má. Một vài nốt phồng có thể gộp vào nhau, trở nên nhiễm trùng và gây chảy mủ.
Nguyên nhân gây chàm có thể xuất phát từ gen (trong gia đình) và các yếu tố môi trường. Da cũng sẽ bị đỏ và có cảm giác như bị châm chích khi tiếp xúc với sợi len hoặc sợi nhân tạo, xà phòng, chất tẩy rửa, nước hoa, mỹ phẩm, khói bụi, thuốc lá,…
7. Bệnh bạch biến
Bệnh da liễu này là tình trạng da xuất hiện các mảng trắng, nhất là ở những khu vực da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Đây là kết quả của sự biến mất một loại tế bào ở da được gọi là manocytes có chức năng sản sinh ra melanin – sắc tố quyết định màu da.
Bệnh bạch biến không phải là bệnh ung thư và không gây truyền nhiễm nhưng có thể di truyền trong gia đình.
>>> Bạn có thể quan tâm: Các vấn đề về da thường gặp và nguyên nhân gây bệnh
Các bệnh về da tạm thời
Các bệnh về da có thể chỉ là tình trạng tạm thời, thường sẽ biến mất khi bạn loại bỏ các tác nhân gây ra bệnh.
1. Da nổi mụn
Mụn có thể xem là một bệnh ngoài da tạm thời phổ biến mà hầu như ai cũng phải trải qua ở một thời điểm nào đó trong đời. Một số dạng mụn thường gặp là:
- Mụn đỏ
- Mụn đầu trắng
- Mụn đầu đen
- Mụn mủ
- Mụn bọc
Nguyên nhân gây mụn có thể xuất phát từ bên trong (thường là do rối loạn nội tiết tố) hoặc các yếu tố bên ngoài như khói bụi, trang điểm gây bít tắc lỗ chân lông, dị ứng,…
2. Da nổi mề đay
Bệnh da liễu này là một dạng phát ban do dị ứng. Mề đay có thể nổi một phần hoặc toàn thân và rất ngứa. Bệnh có thể nhẹ và tự hết khi ngừng tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng. Tuy nhiên, khi dị ứng lặp lại, tình trạng phát ban toàn thân có thể trở nặng kèm theo các triệu chứng khác như khó thở hay thậm chí là sốc phản vệ.
3. Mụn cóc trên da
Mụn cóc thường gặp khi mụn phát triển trên da gây ra bởi virus HPV khiến các tế bào trên lớp ngoài của da phát triển nhanh chóng. Mụn cóc là bệnh truyền nhiễm nên virus gây mụn cóc có thể truyền sang người khác khi tiếp xúc với hạt mụn cóc hoặc sử dụng chung đồ vật như khăn tắm, quần áo…
Bạn có thể thấy mụn cóc xuất hiện ở tay, chân và các khớp ngón tay, ngón chân có màu trùng với màu da, nhưng đôi khi mụn cóc cũng có màu đen, nâu hoặc xám đen phẳng mịn trên bề mặt da.
4. Bệnh nấm móng
Nấm móng là tình trạng mà móng tay hoặc móng chân xuất hiện những đốm màu trắng hoặc màu vàng, đồng thời cũng khiến móng tay giòn dễ gãy, dễ bong tróc kèm theo nứt nẻ. Nguyên nhân gây bệnh thường là do một loại nấm tên dermatophytes, dễ lây truyền ở những nơi như hồ bơi, phòng thay đồ công cộng,…
Bất cứ ai cũng có thể trải qua tình trạng nấm móng nhưng bệnh sẽ dễ tấn công những người mắc bệnh tiểu đường, hay những người mắc các vấn đề về tuần hoàn và hệ thống miễn dịch. Những ai thường đổ mồ hôi nhiều hay phải thường xuyết tiếp xúc với nơi ẩm ướt cũng thường có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
5. Lở miệng – Bệnh da liễu thường gặp
Bệnh lở miệng do nhiễm virus Herpes Simplex loại 1 gây ra và tồn tại trong cơ thể bạn một thời gian dài. Khi gặp những điều kiện khiến bạn bị giảm sức đề kháng, virus sẽ làm xuất hiện các triệu chứng bệnh
Sau một vài ngày, bạn sẽ thấy một vết phồng rộp nhỏ, cứng và gây đau nhức. Thông thường vết phồng sẽ xuất hiện quanh miệng, nhưng đôi khi cũng có thể nằm trên mũi hoặc hai bên má. Một vài nốt phồng có thể gộp vào nhau, trở nên nhiễm trùng và gây chảy mủ.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi