Phù chân khi mang thai: nguyên nhân và biện pháp cải thiện

Phù chân khi mang thai là hiện tượng khá thường gặp, nhất là 3 tháng cuối thai kỳ khi kích thước thai lớn, gây khó khăn cho sinh hoạt và đôi khi còn là dấu hiệu nguy hiểm. Vậy khi nào tình trạng phù chân là nguy hiểm, cần theo dõi và điều trị? Cần nắm bắt rõ tình trạng này để ngăn ngừa biến chứng thai kỳ có thể gặp phải.

25/05/2021 | Giải đáp thắc mắc: Phù chân có phải sắp sinh? 25/05/2021 | Lý giải: Vì sao mẹ bầu bị phù chân và 1 số thông tin liên quan 29/04/2021 | 5 cách đơn giản nhưng giúp giảm phù chân khi mang thai hiệu quả

1. Nguyên nhân gây tình trạng phù chân khi mang thai

Phù chân là hiện tượng sinh lý bình thường, có thể gặp ở bất cứ thời điểm nào của thai kỳ song thường gặp nhất là 3 tháng thai cuối cùng. Phù chân khi mang thai biểu hiện rõ nhất ở phần tử cổ chân trở xuống, đặc biệt bàn chân bị phù nề, sưng to, tăng kích thước thấy rõ. Mặc dù tình trạng phù này không gây đau đớn cho mẹ song ảnh hưởng đến việc đi lại và sinh hoạt hàng ngày.

Phù chân khi mang thai

Phù chân là hiện tượng sinh lý thường gặp ở phụ nữ mang thai

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng phù chân khi mang thai thường gặp là:

1.1. Tăng lượng máu và chất lỏng khi mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể mẹ sản xuất nhiều máu và chất lỏng hơn đến 50% so với bình thường để đảm bảo thai nhi được nuôi dưỡng tốt nhất. Thay đổi này phần nào khiến cơ thể tích tụ chất lỏng nhiều hơn, đặc biệt ở chân gây phù nề.

1.2. Áp lực thai chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới

Nguyên nhân khiến phù chân thường gặp trong những tháng cuối thai kỳ là do lúc này thai nhi lớn, lượng dịch ối cũng nhiều khiến tử cung tăng kích thước nhanh. Tử cung lớn sẽ chèn ép lên tĩnh mạch chủ dưới, khiến máu bơm từ chi dưới về tim yếu hơn, máu dồn nhiều ở chân là nguyên nhân dẫn đến phù.

Tình trạng này có thể gặp sớm hơn tùy vào cơ địa mỗi người và kích thước thai song đa phần không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Chèn ép tĩnh mạch chủ dưới sẽ hết khi mẹ bầu sinh, từ đó tình trạng phù chân cũng được cải thiện.

Phù chân khi mang thai do thai lớn làm giảm lưu thông máu

Phù chân khi mang thai do thai lớn làm giảm lưu thông máu

1.3. Thay đổi hormone trong thai kỳ

Trong thai kỳ, cơ thể mẹ có sự thay đổi hormone lớn, đặc biệt là các hormone sinh dục có vai trò quan trọng trong nuôi dưỡng thai. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng phù chân vì nó tác động khiến thành mạch trở nên mềm hơn, tĩnh mạch khó vận chuyển máu từ chân về tim hơn.

Ngoài ra, phù chân khi mang thai có thể do những yếu tố khác như: thường xuyên đi giày cao gót, làm việc nặng nhọc, thiếu Kali, thừa Natri, thời tiết nắng nóng hoặc thai phụ đứng quá lâu do tính chất công việc. Thai phụ bị suy giãn tĩnh mạch chân cũng thường bị phù chân nặng hơn so với những thai phụ khác.

Nhiều người cho rằng phù chân tay khi mang thai là dấu hiệu cho biết thời điểm chuyển dạ chuẩn bị tới, điều này trùng hợp kỳ phù chân thường gặp ở những tháng cuối. Song mẹ cũng cần để ý đến các dấu hiệu chuyển dạ khác, đặc biệt nếu có những dấu hiệu sau cần sớm nhập viện để theo dõi chuẩn bị sinh: phù nề xuất hiện ở cả tay với mức độ nặng, vỡ ối, xuất hiện máu báo, bị tiêu chảy thường xuyên, xuất hiện cơn gò bụng dưới, cảm giác xương chậu nở rộng, bụng tụt hẳn xuống dưới,…

2. Khi nào phù chân khi mang thai là tình trạng nguy hiểm?

Phù chân khi mang thai thường là hiện tượng sinh lý bình thường và gặp phải ở hầu hết phụ nữ mang thai, song đây có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Cần đặc biệt chú ý nếu phù chân đi kèm với các dấu hiệu bất thường sau:

  • Tình trạng phù xuất hiện ở cả tay và mặt.

  • Sưng phù chân dài ngày, không có dấu hiệu thuyên giảm khi nghỉ ngơi hoặc nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng di chuyển.

  • Đau đầu nặng.

  • Dấu hiệu sưng, phù chân tăng nhanh.

  • Xuất hiện vấn đề sức khỏe thị giác như: nhìn mờ, thị giác không ổn định,…

  • Đau dữ dội vùng dưới xương sườn.

  • Nôn hoặc buồn nôn dù ở những tháng cuối thai kỳ.

  • Cảm giác tức ngực, khó thở,…

Những dấu hiệu này đi kèm với phù chân khi mang thai kèm theo tăng huyết áp cảnh báo nguy cơ tiền sản giật – một trong những tai biến thường gặp trong thai kỳ. Tiền sản giật nếu không điều trị kịp thời sẽ gây biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và trẻ, do đó cần phát hiện sớm, theo dõi và điều trị tích cực.

Nếu tình trạng phù xuất hiện nhiều hơn ở một chân thì khả năng cao mẹ bầu đang gặp vấn đề về tĩnh mạch, thường gặp là tình trạng huyết khối tĩnh mạch sâu. Tình trạng này thường cũng không nguy hiểm với mẹ song cần theo dõi và điều trị để giảm phù, hạn chế ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ.

3. Biện pháp cải thiện phù chân khi mang thai đơn giản, hiệu quả

Hiện tượng phù chân khi mang thai sinh lý thường không nguy hiểm nhưng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, khả năng đi lại của mẹ bầu. Hãy áp dụng một số biện pháp đơn giản sau để cải thiện tình trạng phù chân mà không cần điều trị:

3.1. Nằm nghiêng sang trái, kê cao chân khi ngủ

Đây là tư thế ngủ thích hợp nhất cho bà bầu để giảm sưng phù chân, cải thiện tuần hoàn máu do giảm áp lực của thai và tử cung lên tĩnh mạch chủ dưới. Bên cạnh đó, khi chân được kê cao hơn vị trí của tim, máu từ tim vận chuyển qua tĩnh mạch về tim dễ dàng hơn, bài có thể thực hiện động tác này hàng ngày.

Kê chân cao giúp hạn chế tình trạng phù chân khi mang thai

Kê chân cao giúp hạn chế tình trạng phù chân khi mang thai

3.2. Mặc quần áo rộng rãi

Chọn váy hay quần áo rộng rãi khi mang thai, đặc biệt là những tháng cuối sẽ giúp giảm cảm giác khó chịu, giúp máu lưu thông dễ dàng hơn và cải thiện tình trạng phù chân. Trang phục phù hợp được các chuyên gia khuyến cáo là đầm maxi vào mùa hè và các loại váy cổ lọ dáng rộng vào mùa đông.

3.3. Đi bộ

Trong thời gian mang thai kể cả những tháng cuối, thay vì ngồi và nằm nhiều, mẹ bầu nên dành thời gian đi bộ ít nhất 5 – 10 phút. Việc này không chỉ giúp cải thiện sức khỏe mà còn đảm bảo lưu thông máu dễ dàng hơn, giảm phù chân hiệu quả.

3.4. Massage

Massage phù hợp để thư giãn cơ, cải thiện tuần hoàn máu nên thực hiện trong suốt thai kỳ, nhất là những tháng cuối để loại bỏ dịch thừa, giảm phù chân. Bạn có thể nhờ đến chồng massage hoặc tìm đến spa uy tín với dịch vụ massage riêng cho bà bầu.

Massage giúp lưu thông máu và giảm phù chân ở phụ nữ mang thai

Massage giúp lưu thông máu và giảm phù chân ở phụ nữ mang thai

Hãy áp dụng những biện pháp đơn giản trên để tình trạng phù chân khi mang thai không còn khiến mẹ bầu khó khăn khi đi lại. Cùng với đó, cần lưu ý theo dõi các dấu hiệu kèm theo để phát hiện sớm tiền sản giật hoặc huyết khối tĩnh mạch sâu.