Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Măng là món ăn dân dã nhưng có sức hấp dẫn kỳ lạ với nhiều chị em. Do vậy, “bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?” là câu hỏi nhiều mẹ bầu hỏi các chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS. Vì vậy, bài viết này sẽ mang tới cho mẹ bầu câu trả lời cùng những lưu ý hữu ích liên quan tới việc ăn măng trong thai kỳ như thế nào cho đúng, không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

>>> Xem thêm:

  • Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không?
  • Bầu 3 tháng đầu ăn sâm bổ lượng được không?
  • Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không?

1. Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn măng để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc, đầy hơi, khó tiêu do một số thành phần trong măng gây ra. Trong măng có chất glucozit có khả năng cản trở quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Vì sao măng lại không tốt cho sức khỏe của bà bầu mang thai 3 tháng đầu, câu trả lời cụ thể sẽ có ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu không nên ăn măng?

Nhiều bà bầu cảm thấy khó hiểu khi không được ăn măng trong 3 tháng đầu bởi vì trong măng chứa nhiều chất xơ và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ví dụ: Trong 100g măng tươi sẽ có 22mg canxi, 1mg sắt, 3mg magie, 4mg natri,… Theo Y học hiện đại thì các thành phần có tác dụng tốt cho xương, bổ máu, bổ sung chất điện giải, ngăn ngừa táo bón,…

Tuy nhiên bà bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Tại sao lại không nên ăn măng bởi vì những lý do cụ thể như sau:

2.1 Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn măng bởi trong măng có chứa chất glucozit có khả năng tạo ra chất gây ngộ độc. Cụ thể là, khi glucozit tiếp xúc với men tiêu hóa trong dạ dày và bị thủy phân rồi sinh acid cyanhydric – một chất gây ngộ độc. Acid cyanhydric có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc với các triệu chứng giống như ngộ độc sắn: đau đầu, choáng váng, ù tai, nôn mửa, tê lưỡi, tụt huyết áp.

Chất glucozit này có nhiều trong măng tươi, vì vậy mẹ bầu nên tránh xa các món ăn từ măng tươi.

2.2 Ăn măng gây thiếu máu ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu ăn măng có nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ. Nguyên nhân vẫn là do thành phần glucozit kể trên. Glucozit có khả năng cản trở cơ thể hấp thu và chuyển hóa lượng sắt được nạp vào cơ thể qua đường ăn, uống. Cơ thể thiếu sắt sẽ không thể tạo được nhiều huyết sắc tố làm tăng lượng máu cần thiết để nuôi mẹ bầu và thai nhi trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Bà bầu bị thiếu máu trong 3 tháng đầu thì sẽ gặp các tình trạng như: hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, uể oải, ù tai, chán ăn,…

2.3 Ăn măng gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Trong măng có chứa nhiều chất xơ (4.1g/100g) và acid oxalic khi gặp các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng, đầy bụng, khó tiêu. Trong khi đó, đây là giai đoạn mẹ bầu nạp nhiều khoáng chất để cho cơ thể đang thay đổi cùng với sự phát triển của bào thai.

Do vậy, ăn măng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất. Thêm nữa, acid oxalic kết hợp với canxi sẽ gây ra tình trạng sỏi thận khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi tiểu.

Từ những lý do kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên tránh ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy nếu mẹ bầu thèm ăn măng trong thai kỳ thì phải làm sao. Phần tiếp theo sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách sơ chế, chế biến và ăn đúng cách, để giảm thiểu các rủi ro khi ăn măng.

3. Hướng dẫn ăn măng đúng cách dành cho bà bầu sau 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, Mẹ bầu có thể ăn măng sau 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cần ăn đúng cách để giảm thiểu các tác hại từ măng. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu nên biết khi ăn măng trong thai kỳ.

Bà bầu ăn măng đúng cách

  • Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 200g/lần và không nên ăn quá 2 lần/tháng.
  • Mẹ bầu nên tránh ăn các loại măng đã được sơ chế sẵn ở chợ hoặc các loại măng đóng gói trong siêu thị để đảm bảo yếu tố vệ sinh. Đồng thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm các chất gây ngộ độc, khó tiêu kể trên.
  • Sau khi ăn các món ăn lạnh như mẹ bầu cũng không nên ăn măng để tránh bị đầy bụng do trong măng có hàm lượng chất xơ cao.
  • Khi ăn măng mẹ cần nhai kỹ để dạ dày không phải tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa lượng chất xơ cao trong măng.
  • Những mẹ bầu có các bệnh về tiêu hóa, sỏi thận, sỏi mật thì không nên ăn măng. Bởi vì acid oxalic có khả năng làm tình trạng bệnh của mẹ bầu tăng lên.

Sơ chế măng đúng cách

Với măng tươi

Mẹ bầu cần sơ chế măng tươi thật kỹ để giảm chất glucozit trong măng. Bởi vì, hàm lượng của hoạt chất này sẽ giảm đi khi nấu chín (từ 32 – 38 mg giảm xuống 2.7mg trong 100g măng).

  • Mẹ nên loại bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Cắt măng thành những lát mỏng
  • Ngâm măng trong nước lạnh và để qua đêm
  • Rửa sạch măng đã ngâm rồi mang đi luộc với nước sạch
  • Khi luộc măng không nên đậy nắp vung để hoạt chất bay ra theo hơi nước
  • Sau khi luộc chín thì tiếp tục đem ngâm trong nước lạnh rồi mới mang đi chế biến

Với măng khô

  • Mẹ bầu nên ngâm với muối loãng trong tối thiểu là 6 tiếng
  • Sau đó, rửa lại măng và mang đi luộc chín.
  • Tiếp theo là xả lại măng với nước sạch đến khi thấy nước măng hết đục màu vàng.

Cách chọn măng

  • Chọn măng tươi, vỏ còn nguyên vẹn, trơn, không bị đốm
  • Măng có vị thơm
  • Nếu mua măng đã sơ chế thì cần chọn loại có màu trắng ngà, tránh mua măng có màu trắng và màu vàng vì có thể đã bị tẩm hóa chất độc hại.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?” đó là không nên, để hạn chế các nguy gây hại cho sức khỏe bà bầu. Hy vọng, với các thông tin về ăn măng và hướng dẫn cách ăn măng đúng cách, mẹ bầu có thể bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình nhưng vẫn có thể ăn được món khoái khẩu an toàn.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!

Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? [CHUYÊN GIA GIẢI ĐÁP]

Măng là món ăn dân dã nhưng có sức hấp dẫn kỳ lạ với nhiều chị em. Do vậy, “bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?” là câu hỏi nhiều mẹ bầu hỏi các chuyên gia của Tổ hợp y tế MEDIPLUS. Vì vậy, bài viết này sẽ mang tới cho mẹ bầu câu trả lời cùng những lưu ý hữu ích liên quan tới việc ăn măng trong thai kỳ như thế nào cho đúng, không ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.

>>> Xem thêm:

  • Bầu 3 tháng đầu ăn măng tây được không?
  • Bầu 3 tháng đầu ăn sâm bổ lượng được không?
  • Mang thai 3 tháng đầu có nên ăn thịt chó không?

1. Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?

Mẹ bầu 3 tháng đầu nên tránh ăn măng để hạn chế nguy cơ bị ngộ độc, đầy hơi, khó tiêu do một số thành phần trong măng gây ra. Trong măng có chất glucozit có khả năng cản trở quá trình chuyển hóa sắt trong cơ thể dẫn tới tình trạng thiếu máu. Điều này sẽ gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong 3 tháng đầu thai kỳ.

Vì sao măng lại không tốt cho sức khỏe của bà bầu mang thai 3 tháng đầu, câu trả lời cụ thể sẽ có ngay trong phần tiếp theo của bài viết.

2. Tại sao bầu 3 tháng đầu không nên ăn măng?

Nhiều bà bầu cảm thấy khó hiểu khi không được ăn măng trong 3 tháng đầu bởi vì trong măng chứa nhiều chất xơ và khoáng chất tốt cho sức khỏe. Ví dụ: Trong 100g măng tươi sẽ có 22mg canxi, 1mg sắt, 3mg magie, 4mg natri,… Theo Y học hiện đại thì các thành phần có tác dụng tốt cho xương, bổ máu, bổ sung chất điện giải, ngăn ngừa táo bón,…

Tuy nhiên bà bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Tại sao lại không nên ăn măng bởi vì những lý do cụ thể như sau:

2.1 Măng có nguy cơ gây ngộ độc thai kỳ

Bà bầu 3 tháng đầu không nên ăn măng bởi trong măng có chứa chất glucozit có khả năng tạo ra chất gây ngộ độc. Cụ thể là, khi glucozit tiếp xúc với men tiêu hóa trong dạ dày và bị thủy phân rồi sinh acid cyanhydric – một chất gây ngộ độc. Acid cyanhydric có thể khiến mẹ bầu bị ngộ độc với các triệu chứng giống như ngộ độc sắn: đau đầu, choáng váng, ù tai, nôn mửa, tê lưỡi, tụt huyết áp.

Chất glucozit này có nhiều trong măng tươi, vì vậy mẹ bầu nên tránh xa các món ăn từ măng tươi.

2.2 Ăn măng gây thiếu máu ở bà bầu mang thai 3 tháng đầu

Bà bầu 3 tháng đầu ăn măng có nguy cơ bị thiếu máu thai kỳ. Nguyên nhân vẫn là do thành phần glucozit kể trên. Glucozit có khả năng cản trở cơ thể hấp thu và chuyển hóa lượng sắt được nạp vào cơ thể qua đường ăn, uống. Cơ thể thiếu sắt sẽ không thể tạo được nhiều huyết sắc tố làm tăng lượng máu cần thiết để nuôi mẹ bầu và thai nhi trong kỳ tam cá nguyệt thứ nhất. Bà bầu bị thiếu máu trong 3 tháng đầu thì sẽ gặp các tình trạng như: hoa mắt, chóng mặt, cơ thể mệt mỏi, uể oải, ù tai, chán ăn,…

2.3 Ăn măng gây hiện tượng đầy bụng khi mang bầu

Bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Trong măng có chứa nhiều chất xơ (4.1g/100g) và acid oxalic khi gặp các khoáng chất như sắt, canxi, kẽm khiến cơ thể khó hấp thu chất dinh dưỡng, đầy bụng, khó tiêu. Trong khi đó, đây là giai đoạn mẹ bầu nạp nhiều khoáng chất để cho cơ thể đang thay đổi cùng với sự phát triển của bào thai.

Do vậy, ăn măng sẽ gây ra hiện tượng đầy bụng ở mẹ bầu trong tam cá nguyệt thứ nhất. Thêm nữa, acid oxalic kết hợp với canxi sẽ gây ra tình trạng sỏi thận khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc đi tiểu.

Từ những lý do kể trên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên tránh ăn măng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vậy nếu mẹ bầu thèm ăn măng trong thai kỳ thì phải làm sao. Phần tiếp theo sẽ hướng dẫn mẹ bầu cách sơ chế, chế biến và ăn đúng cách, để giảm thiểu các rủi ro khi ăn măng.

3. Hướng dẫn ăn măng đúng cách dành cho bà bầu sau 3 tháng đầu

Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn măng được không? Câu trả lời là không. Tuy nhiên, Mẹ bầu có thể ăn măng sau 3 tháng đầu thai kỳ nhưng cần ăn đúng cách để giảm thiểu các tác hại từ măng. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu nên biết khi ăn măng trong thai kỳ.

Bà bầu ăn măng đúng cách

  • Mẹ bầu chỉ nên ăn tối đa 200g/lần và không nên ăn quá 2 lần/tháng.
  • Mẹ bầu nên tránh ăn các loại măng đã được sơ chế sẵn ở chợ hoặc các loại măng đóng gói trong siêu thị để đảm bảo yếu tố vệ sinh. Đồng thời, nhằm giảm thiểu nguy cơ nhiễm các chất gây ngộ độc, khó tiêu kể trên.
  • Sau khi ăn các món ăn lạnh như mẹ bầu cũng không nên ăn măng để tránh bị đầy bụng do trong măng có hàm lượng chất xơ cao.
  • Khi ăn măng mẹ cần nhai kỹ để dạ dày không phải tiết nhiều dịch vị để tiêu hóa lượng chất xơ cao trong măng.
  • Những mẹ bầu có các bệnh về tiêu hóa, sỏi thận, sỏi mật thì không nên ăn măng. Bởi vì acid oxalic có khả năng làm tình trạng bệnh của mẹ bầu tăng lên.

Sơ chế măng đúng cách

Với măng tươi

Mẹ bầu cần sơ chế măng tươi thật kỹ để giảm chất glucozit trong măng. Bởi vì, hàm lượng của hoạt chất này sẽ giảm đi khi nấu chín (từ 32 – 38 mg giảm xuống 2.7mg trong 100g măng).

  • Mẹ nên loại bỏ lớp vỏ bên ngoài
  • Cắt măng thành những lát mỏng
  • Ngâm măng trong nước lạnh và để qua đêm
  • Rửa sạch măng đã ngâm rồi mang đi luộc với nước sạch
  • Khi luộc măng không nên đậy nắp vung để hoạt chất bay ra theo hơi nước
  • Sau khi luộc chín thì tiếp tục đem ngâm trong nước lạnh rồi mới mang đi chế biến

Với măng khô

  • Mẹ bầu nên ngâm với muối loãng trong tối thiểu là 6 tiếng
  • Sau đó, rửa lại măng và mang đi luộc chín.
  • Tiếp theo là xả lại măng với nước sạch đến khi thấy nước măng hết đục màu vàng.

Cách chọn măng

  • Chọn măng tươi, vỏ còn nguyên vẹn, trơn, không bị đốm
  • Măng có vị thơm
  • Nếu mua măng đã sơ chế thì cần chọn loại có màu trắng ngà, tránh mua măng có màu trắng và màu vàng vì có thể đã bị tẩm hóa chất độc hại.

Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “bầu 3 tháng đầu ăn măng được không?” đó là không nên, để hạn chế các nguy gây hại cho sức khỏe bà bầu. Hy vọng, với các thông tin về ăn măng và hướng dẫn cách ăn măng đúng cách, mẹ bầu có thể bảo vệ tốt cho sức khỏe của mình nhưng vẫn có thể ăn được món khoái khẩu an toàn.

Nếu mẹ bầu còn phân vân hoặc có những câu hỏi khác về mang thai thì hãy liên hệ ngay tới Hotline 1900 3366 để các chuyên gia tư vấn nhanh và chính xác nhất.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa!