Những thay đổi cảm xúc trong tuần này
- Ở giai đoạn thai nhi tuần 19, bạn mẹ có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối. (Tham khảo: Tính ngày dự sinh)
- Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. bạn Mẹ hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình. Đừng tự làm khổ vì trí tưởng tượng của mình nhé!
- Hãy cố gắng dành thời gian thư giãn và tận hưởng thời kỳ mang thai của mình. Vào thời gian này, hy vọng các hiện tượng gây khó chịu cho cơ thể mẹ đã chấm dứt, và bé yêu trong bụng cũng chưa quá lớn để gây ra những khó chịu khác. Mẹ có thể cảm thấy rất hạnh phúc và yêu đời. Nhưng lúc khác, mẹ lại cảm thấy tủi thân về những sự thay đổi trên cơ thể. Cũng có thể mẹ dễ nổi cáu trong chốc lát vì không hài lòng với ai đó hoặc vì những điều nhỏ nhặt. Hãy dành thời gian tập thể dục để giúp cơ thể mẹ sản sinh endorphin, nội tiết tố giúp cảm thấy thư giãn. Mẹ có thể đi bơi, đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hay yoga. Mẹ cũng có thể dành thời gian ở một mình để cảm nhận và trò chuyện với bé yêu của mình, mà không nhất thiết phải có người nào khác bên cạnh.
Tham khảo:
Tên ở nhà cho bé trai, bé gái
Đặt tên cho con gái
Đặt tên con trai hay
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 19
- Mẹ gặp tình trạng chóng mặt: Khi các mẹ nằm xuống, các mạch máu lớn trong cơ thể, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ sẽ chịu áp lực từ buồng tử cung. Áp lực này là nguyên nhân khiến mẹ bị hạ huyết áp hay huyết áp thấp. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên điều chỉnh tư thế nằm từ nằm ngửa sang nằm nghiêng. Nếu mẹ đang ngồi hoặc quỳ rồi đột ngột đứng dậy cũng rất dễ bị hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt. Để khắc phục, mẹ không nên ngồi dậy ngay mà hãy từ từ ngồi dậy.
- Cải thiện sức khỏe thể chất: Việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất là điều mẹ cần làm trong thai kỳ, Bên cạnh đó, việc vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ làm việc tốt hơn. Từ đó, sức khoẻ và não bộ của thai nhi cũng được cải thiện. Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe về mặt thể chất khi cơ thể đang dần thay đổi, mẹ có thể tham khảo một số điều sau:
- Đi bộ nhẹ nhàng.
- Sử dụng vớ y khoa.
- Vận động đi lại hoặc đổi tư thế mỗi 1 – 2 tiếng/lần trong ngày.
- Massage bắp chân thường xuyên
- Gác chân lên một chiếc ghế thấp để lưu thông máu tốt hơn.
- Tránh mang giày cao gót.
- Uống đủ 8 ly nước/ngày.
- Nên nói chuyện với bé thường xuyên: Khi thai nhi 19 tuần tuổi, các giác quan của bé đã phát triển và nhạy hơn những tuần trước. Việc mẹ xoa bụng cũng là một cách để tạo kết nối với bé. Ba mẹ, người thân nên trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn để bé cảm nhận được sự vui tươi, đầm ấm của gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Chủ động chuẩn bị cho ngày chào đời của con: Mang thai tuần 19, các mẹ có thể thấy hơi căng thẳng. Thời điểm này chưa phải là giai đoạn “về đích” của mẹ và bé, nhưng các mẹ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho ngày ra đời của con. Không ai có thể biết được khi nào con sẽ chào đời ngoại trừ chính con. Nhiều ba mẹ luôn nghĩ rằng thời gian mang thai vẫn còn lâu, nhưng mọi thứ biến chuyển rất nhanh. Hằng ngày, các mẹ nên lên sẵn kế hoạch để chào đón con yêu để đến ngày chuyển dạ không bị cuống cuồng vì ngày trọng đại đã đến.
Những thay đổi cảm xúc trong tuần này
- Ở giai đoạn thai nhi tuần 19, bạn mẹ có thể cảm thấy căng thẳng một chút. Mặc dù đây chưa phải là những ngày cuối của thai kỳ, các bà bầu, đặc biệt là những người đang đi làm, cần chuẩn bị trước cho ngày bé yêu chào đời. Chẳng ai có thể dự đoán được thời khắc của sự kiện trọng đại đó, trừ bé yêu của bạn mẹ. Nhiều ông bố bà mẹ tương lai cứ nghĩ mình còn nhiều thời gian, hóa ra không phải. Vì thế, các bà mẹ cần lên kế hoạch sớm, tránh lâm vào cảnh bị động ở những giây phút cuối. (Tham khảo: Tính ngày dự sinh)
- Một số bà mẹ đã có con có thể cảm thấy khó chia sẻ tình cảm với bé thứ hai sắp ra đời. Đây là một tâm lý rất tự nhiên và có thể được giải tỏa giữa các mẹ thông qua tâm sự, chuyện trò với nhau. bạn Mẹ hãy yên tâm, bởi vì các bé có một khả năng tuyệt vời là làm cho bố mẹ yêu mình. Đừng tự làm khổ vì trí tưởng tượng của mình nhé!
- Hãy cố gắng dành thời gian thư giãn và tận hưởng thời kỳ mang thai của mình. Vào thời gian này, hy vọng các hiện tượng gây khó chịu cho cơ thể mẹ đã chấm dứt, và bé yêu trong bụng cũng chưa quá lớn để gây ra những khó chịu khác. Mẹ có thể cảm thấy rất hạnh phúc và yêu đời. Nhưng lúc khác, mẹ lại cảm thấy tủi thân về những sự thay đổi trên cơ thể. Cũng có thể mẹ dễ nổi cáu trong chốc lát vì không hài lòng với ai đó hoặc vì những điều nhỏ nhặt. Hãy dành thời gian tập thể dục để giúp cơ thể mẹ sản sinh endorphin, nội tiết tố giúp cảm thấy thư giãn. Mẹ có thể đi bơi, đi bộ, tập thể dục nhẹ nhàng hay yoga. Mẹ cũng có thể dành thời gian ở một mình để cảm nhận và trò chuyện với bé yêu của mình, mà không nhất thiết phải có người nào khác bên cạnh.
Tham khảo:
Tên ở nhà cho bé trai, bé gái
Đặt tên cho con gái
Đặt tên con trai hay
Lời khuyên cho mẹ khi mang thai tuần 19
- Mẹ gặp tình trạng chóng mặt: Khi các mẹ nằm xuống, các mạch máu lớn trong cơ thể, động mạch chủ và tĩnh mạch chủ sẽ chịu áp lực từ buồng tử cung. Áp lực này là nguyên nhân khiến mẹ bị hạ huyết áp hay huyết áp thấp. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên điều chỉnh tư thế nằm từ nằm ngửa sang nằm nghiêng. Nếu mẹ đang ngồi hoặc quỳ rồi đột ngột đứng dậy cũng rất dễ bị hạ huyết áp dẫn đến chóng mặt. Để khắc phục, mẹ không nên ngồi dậy ngay mà hãy từ từ ngồi dậy.
- Cải thiện sức khỏe thể chất: Việc ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất là điều mẹ cần làm trong thai kỳ, Bên cạnh đó, việc vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ làm việc tốt hơn. Từ đó, sức khoẻ và não bộ của thai nhi cũng được cải thiện. Để hỗ trợ cải thiện sức khỏe về mặt thể chất khi cơ thể đang dần thay đổi, mẹ có thể tham khảo một số điều sau:
- Đi bộ nhẹ nhàng.
- Sử dụng vớ y khoa.
- Vận động đi lại hoặc đổi tư thế mỗi 1 – 2 tiếng/lần trong ngày.
- Massage bắp chân thường xuyên
- Gác chân lên một chiếc ghế thấp để lưu thông máu tốt hơn.
- Tránh mang giày cao gót.
- Uống đủ 8 ly nước/ngày.
- Nên nói chuyện với bé thường xuyên: Khi thai nhi 19 tuần tuổi, các giác quan của bé đã phát triển và nhạy hơn những tuần trước. Việc mẹ xoa bụng cũng là một cách để tạo kết nối với bé. Ba mẹ, người thân nên trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn để bé cảm nhận được sự vui tươi, đầm ấm của gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
- Chủ động chuẩn bị cho ngày chào đời của con: Mang thai tuần 19, các mẹ có thể thấy hơi căng thẳng. Thời điểm này chưa phải là giai đoạn “về đích” của mẹ và bé, nhưng các mẹ cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng cho ngày ra đời của con. Không ai có thể biết được khi nào con sẽ chào đời ngoại trừ chính con. Nhiều ba mẹ luôn nghĩ rằng thời gian mang thai vẫn còn lâu, nhưng mọi thứ biến chuyển rất nhanh. Hằng ngày, các mẹ nên lên sẵn kế hoạch để chào đón con yêu để đến ngày chuyển dạ không bị cuống cuồng vì ngày trọng đại đã đến.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi