Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi do tăng cân nhanh, bụng to ra và do hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng. Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý
Một trong những dấu hiệu đặc trưng ở khi mang thai 30 tuần là tâm trạng thay đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi cùng những biến chứng gây khó chịu có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh nở, những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không cũng khiến mẹ thấy bất an. Nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay (CTS). Căn bệnh này thường liên quan đến việc đánh máy thường xuyên nhưng đây cũng là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Có đến 62% các bà mẹ gặp phải tình trạng này.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể có các triệu chứng mang thai đặc trưng của tam cá nguyệt thứ ba như cơn gò Braxton Hicks, mệt mỏi, đau lưng và các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, ợ nóng….
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Mẹ có thể cảm thấy khó thở trong thời gian này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung của mẹ đang ngày càng mở rộng và ép tất cả cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi, để có thể tạo ra đủ không gian cho bé phát triển. Mẹ bầu 30 tuần tuổi nên trao đổi sớm với bác sĩ nếu hiện tượng khó thở của mẹ xảy ra thường xuyên.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi em bé được sinh ra. Trong lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, cân nặng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà mẹ đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé. Cũng như các lần khám trước, vào tuần thai thứ 30, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước của tử cung người mẹ.
Ngoài ra, mẹ sẽ thấy mệt mỏi hơn trong những ngày cuối tuần thai thứ 30, đặc biệt nếu mẹ thường bị mất ngủ. Mẹ cũng sẽ lóng ngóng hơn bình thường vì trọng tâm cơ thể thay đổi do tăng cân nhanh, bụng to ra và do hormone thai kỳ thay đổi sẽ khiến dây chằng bị giãn và làm cho khớp gối lỏng. Giãn dây chằng còn khiến chân mẹ to ra, vì thế hãy sớm sắm cho mình những đôi giày mới để di chuyển linh hoạt và dễ dàng hơn.
Những điều cần lưu ý
Một trong những dấu hiệu đặc trưng ở khi mang thai 30 tuần là tâm trạng thay đổi nhanh chóng. Hormone thay đổi cùng những biến chứng gây khó chịu có thể làm tâm trạng mẹ lên xuống thất thường. Ngoài ra, những suy nghĩ về quá trình sinh nở, những lo lắng liệu mình sẽ trở thành người mẹ tốt hay không cũng khiến mẹ thấy bất an. Nếu những cảm xúc ấy liên tục xuất hiện, hãy đi khám để được tư vấn và giúp đỡ kịp thời.
Ở giai đoạn này, mẹ cũng có thể gặp phải hội chứng ống cổ tay (CTS). Căn bệnh này thường liên quan đến việc đánh máy thường xuyên nhưng đây cũng là một vấn đề phổ biến trong thai kỳ, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba. Có đến 62% các bà mẹ gặp phải tình trạng này.
Ngoài ra, mẹ cũng có thể có các triệu chứng mang thai đặc trưng của tam cá nguyệt thứ ba như cơn gò Braxton Hicks, mệt mỏi, đau lưng và các vấn đề về tiêu hóa như đầy hơi, táo bón, ợ nóng….
Lời khuyên của bác sĩ về thai kỳ 30 tuần
Mẹ nên trao đổi gì với bác sĩ?
Mẹ có thể cảm thấy khó thở trong thời gian này. Nguyên nhân của hiện tượng này là do tử cung của mẹ đang ngày càng mở rộng và ép tất cả cơ quan nội tạng khác, đặc biệt là phổi, để có thể tạo ra đủ không gian cho bé phát triển. Mẹ bầu 30 tuần tuổi nên trao đổi sớm với bác sĩ nếu hiện tượng khó thở của mẹ xảy ra thường xuyên.
Những xét nghiệm nào mẹ cần biết?
Bước vào tam cá nguyệt thứ 3, mẹ sẽ gặp bác sĩ thường xuyên hơn, cứ mỗi hai tuần và sau đó là mỗi tuần một lần cho đến khi em bé được sinh ra. Trong lần kiểm tra này, bác sĩ sẽ kiểm tra huyết áp, cân nặng của mẹ và hỏi mẹ về bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng mà mẹ đang gặp phải. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu mẹ mô tả cử động và giờ giấc hoạt động của bé. Cũng như các lần khám trước, vào tuần thai thứ 30, bác sĩ sẽ theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng cách đo kích thước của tử cung người mẹ.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi