So sánh sữa mẹ và sữa công thức – YouMed

Mặc dù Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ khuyên dùng sữa mẹ để có dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn sữa công thức như một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được. Sự đa dạng của các loại sữa công thức có sẵn khiến nhiều cha mẹ bối rối. Nhưng các loại sữa công thức có thể được phân loại theo ba tiêu chí cơ bản: hàm lượng calo, nguồn carbohydrate và thành phần protein. Vậy nên, tùy cơ địa mỗi trẻ sẽ có những nhu cầu khác nhau.

So sánh sữa mẹ và sữa công thức?

1. Lợi ích từ sữa mẹ

  • Đối với trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là sự khởi đầu tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có rất nhiều lợi ích mà không có bất kì loại sữa nào có thể thay thế. Ngoài mang lại các chất miễn dịch chống nhiễm trùng, một số bệnh mãn tính (bệnh tiểu đường, bệnh celiac và bệnh viêm ruột), sữa mẹ cũng được chứng minh giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm tăng huyết áp và tăng cholesterol LDL (nhóm có hại) và béo phì. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng góp phần giúp trẻ phát triển nhận thức.

  • Đối với mẹ

Nếu cho con bú, sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú. Cũng như giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường loại 2 nếu như mẹ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giói, trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên bú mẹ hoàn toàn cho ít nhất đến 6 tháng tuổi. Đó là mốc trẻ bắt đầu ăn dặm. Khuyến nghị thêm rằng tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 12 tháng tuổi và lâu hơn nữa. Miễn là mẹ và con đều mong muốn.

Nhiều bà mẹ có thể gặp một số khó khăn trong việc cho con bú. Những vấn đề này có thể được khắc phục với sự hỗ trợ từ lời khuyên của bác sĩ sơ sinh. Mẹ cũng có thể tiếp tục cho con bú khi trở lại làm việc. Nếu vắt và trữ sữa mẹ, điều quan trọng là phải thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ
Sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

2. Lợi ích từ sữa công thức

Nếu trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn vì một vài lí do, sữa công thức sẽ là lựa chọn dành cho trẻ sơ sinh. Sữa công thức nên được dùng thay thế sữa mẹ cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa công thức có thành phần cơ bản cho nhu cầu của trẻ đủ tháng. Những công thức này dựa theo thành phần sữa mẹ. Nó có 20 kcal mỗi 28 gam. Nguồn carbohydrate là đường lactose. Và có protein sữa bò. Các công thức đặc biệt như sữa thủy phân, sữa đậu nành, sữa dành cho trẻ sanh non, bị tiêu chảy hay dị ứng đạm sữa bò… có thể được sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Nó sẽ phụ thuộc và bệnh lí mà trẻ mắc phải.

Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc chuẩn bị sữa bột đúng cách cho trẻ sơ sinh. Nhất là nên làm theo hướng dẫn sử dụng của từng loại sữa. Bao gồm sử dụng loại muỗng dành riêng để pha sữa và số lượng chính xác. Ngoài ra, những rủi ro có thể xảy ra với trẻ như viêm ruột do lưu trữ không đúng cách.

Tóm lại, bú mẹ hoàn toàn là điều kiện lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sữa công thức lại là lựa chọn nên xem xét. Dù bú sữa mẹ hay sữa công thức, quan trọng là trẻ vẫn có thể đạt được tăng trưởng về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với tuổi.

Dù bú sữa mẹ hay sữa công thức, quan trọng là trẻ vẫn có thể đạt được tăng trưởng về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với tuổi.
Dù bú sữa mẹ hay sữa công thức, quan trọng là trẻ vẫn có thể đạt được tăng trưởng về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với tuổi

So sánh mức độ tăng trưởng giữa sữa mẹ và sữa công thức

Một trong những tiêu chí khi so sánh sữa mẹ và sữa công thức là so sánh mức độ phát triển của trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trẻ bú sữa mẹ có thể bắt đầu tăng cân ngay sau khi sinh, nhưng tốc độ tăng cân tổng thể của trẻ trong năm đầu tiên thường chậm hơn trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, cho đến khi 2 tuổi, biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được sử dụng để đánh giá tăng trưởng chuẩn cho cả trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức.

Trong 6 – 8 tuần đầu đời, có rất ít sự khác biệt về tăng trưởng (cân nặng và chiều dài) giữa trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, từ khoảng 2 đến 12 tháng tuổi, trẻ bú sữa công thức tăng cân và phát triển chiều dài nhanh hơn trẻ bú mẹ. Không có sự khác biệt về mức độ béo phì trong 4 – 5 tháng đầu đời. Nhưng trong giai đoạn sau của năm đầu tiên, bằng chứng cho thấy trẻ bú sữa mẹ gầy hơn trẻ bú sữa công thức. Trẻ bú mẹ đã được chứng minh là có liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì tương lai.

Lượng protein của trẻ bú mẹ giảm dần theo tuổi. Hơn nữa, nó gần giống với nhu cầu về protein trong những tháng đầu đời. Trong khi đó, ở trẻ bú sữa công thức, lượng protein lại vượt quá nhu cầu sau 1 – 2 tháng tuổi. Sự khác biệt về hàm lượng protein là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về tăng trưởng giữa trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức. Chính sự khác biệt về năng lượng từ nguồn sữa cung cấp được cho là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ sau này.

Một trong những tiêu chí khi so sánh sữa mẹ và sữa công thức là so sánh mức độ phát triển của trẻ
Một trong những tiêu chí khi so sánh sữa mẹ và sữa công thức là so sánh mức độ phát triển của trẻ

1. Ở trẻ bú sữa mẹ

Đối với sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng có được là từ thực phẩm người mẹ bổ sung hàng ngày. Do đó, thành phần dinh dưỡng luôn thay đổi. Nó sẽ bao gồm những chất mà em bé cần ở giai đoạn đó. Mặt khác, sữa công thức vốn dĩ không thể thay đổi thành phần.

Tương tự, lượng sữa mẹ vắt ra để trẻ bú bình sẽ khác với lượng sữa công thức. Khi cần nhiều calo, trẻ phải bú nhiều sữa công thức hơn trong mỗi cữ. Tuy nhiên, sữa mẹ sẽ thay đổi về thành phần và hàm lượng calo tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ.

Trung bình, trẻ bú mẹ uống khoảng 800 ml sữa mỗi ngày trong 6 tháng đầu đời. Theo nguyên tắc chung, bạn hãy cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Việc này sẽ giúp trẻ nhận được tất cả lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu bạn đang cho con bú hoàn toàn, bạn có thể cần theo dõi cân nặng thật kĩ trong những tuần đầu. Tăng cân là một cách giúp bạn xác định việc cho con bú sữa mẹ diễn ra tốt như thế nào. Nó không chỉ là dấu hiệu cho biết bạn liệu bạn có tạo sữa đủ không. Hơn nữa còn biết liệu con bạn bú có hiệu quả hay không.

2. Ở trẻ uống sữa công thức

Với việc nuôi con bằng sữa công thức, bạn sẽ dễ dàng biết được lượng sữa của con mình. Nhưng đôi khi vô tình bạn cho bé bú quá no mà không hề hay biết. Điều này là do bạn có nhiều khả năng sẽ tiếp tục cho bú đến khi hết bình sữa. Ngay cả khi con bạn đã bú no. Đôi khi mắt của mẹ còn to hơn cả cái bụng của em bé!

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bình sữa lớn hơn để cho trẻ bú sữa công thức có thể khiến trẻ dưới 6 tháng tuổi tăng cân nhanh hơn. Điểm khác biệt là trong sữa công thức không có chất báo tín hiệu no như bú sữa mẹ. Vậy nên trẻ không hề biết đã bú đủ sữa công thức.

Trẻ sơ sinh tăng cân và lớn nhanh trong năm đầu tiên. Nhưng tăng cân có thể xảy ra với tốc độ và phạm vi khác nhau đối với từng bé. Sự tăng cân của con bạn phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Có thể bao gồm di truyền, mức độ hoạt động của trẻ và việc bạn đang cho con bú sữa mẹ, sữa công thức hay cả hai.

Sử dụng biểu đồ tăng trưởng phù hợp để theo dõi sự phát triển của trẻ rất quan trọng. Đừng quá lo lắng nếu đường cong tăng trưởng của trẻ trông hơi khác so với mức trung bình. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng. Nhưng thực tế, miễn là con bạn tăng cân đều đặn theo tốc độ của chúng, thì chúng vẫn ổn.

So sánh sữa mẹ và sữa công thức – YouMed

Mặc dù Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ và Học viện Bác sĩ Gia đình Hoa Kỳ khuyên dùng sữa mẹ để có dinh dưỡng tối ưu cho trẻ sơ sinh, nhưng nhiều bậc cha mẹ vẫn chọn sữa công thức như một giải pháp thay thế có thể chấp nhận được. Sự đa dạng của các loại sữa công thức có sẵn khiến nhiều cha mẹ bối rối. Nhưng các loại sữa công thức có thể được phân loại theo ba tiêu chí cơ bản: hàm lượng calo, nguồn carbohydrate và thành phần protein. Vậy nên, tùy cơ địa mỗi trẻ sẽ có những nhu cầu khác nhau.

So sánh sữa mẹ và sữa công thức?

1. Lợi ích từ sữa mẹ

  • Đối với trẻ

Nuôi con bằng sữa mẹ luôn là sự khởi đầu tốt nhất cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ có rất nhiều lợi ích mà không có bất kì loại sữa nào có thể thay thế. Ngoài mang lại các chất miễn dịch chống nhiễm trùng, một số bệnh mãn tính (bệnh tiểu đường, bệnh celiac và bệnh viêm ruột), sữa mẹ cũng được chứng minh giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch bao gồm tăng huyết áp và tăng cholesterol LDL (nhóm có hại) và béo phì. Nuôi con bằng sữa mẹ cũng góp phần giúp trẻ phát triển nhận thức.

  • Đối với mẹ

Nếu cho con bú, sẽ giúp mẹ giảm nguy cơ ung thư buồng trứng và ung thư vú. Cũng như giảm khả năng mắc bệnh đái tháo đường loại 2 nếu như mẹ có tiền sử đái tháo đường thai kỳ.

Ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giói, trẻ sơ sinh được khuyến cáo nên bú mẹ hoàn toàn cho ít nhất đến 6 tháng tuổi. Đó là mốc trẻ bắt đầu ăn dặm. Khuyến nghị thêm rằng tiếp tục cho trẻ bú sữa mẹ đến 12 tháng tuổi và lâu hơn nữa. Miễn là mẹ và con đều mong muốn.

Nhiều bà mẹ có thể gặp một số khó khăn trong việc cho con bú. Những vấn đề này có thể được khắc phục với sự hỗ trợ từ lời khuyên của bác sĩ sơ sinh. Mẹ cũng có thể tiếp tục cho con bú khi trở lại làm việc. Nếu vắt và trữ sữa mẹ, điều quan trọng là phải thực hiện đúng quy trình đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm.

Sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ
Sữa mẹ mang lại nhiều lợi ích cho trẻ

2. Lợi ích từ sữa công thức

Nếu trẻ không được bú sữa mẹ hoàn toàn vì một vài lí do, sữa công thức sẽ là lựa chọn dành cho trẻ sơ sinh. Sữa công thức nên được dùng thay thế sữa mẹ cho đến khi trẻ được 12 tháng tuổi.

Hầu hết trẻ sơ sinh bú sữa công thức có thành phần cơ bản cho nhu cầu của trẻ đủ tháng. Những công thức này dựa theo thành phần sữa mẹ. Nó có 20 kcal mỗi 28 gam. Nguồn carbohydrate là đường lactose. Và có protein sữa bò. Các công thức đặc biệt như sữa thủy phân, sữa đậu nành, sữa dành cho trẻ sanh non, bị tiêu chảy hay dị ứng đạm sữa bò… có thể được sử dụng dưới sự tư vấn của bác sĩ. Nó sẽ phụ thuộc và bệnh lí mà trẻ mắc phải.

Tuy nhiên, cha mẹ cần tìm hiểu thêm về tầm quan trọng của việc chuẩn bị sữa bột đúng cách cho trẻ sơ sinh. Nhất là nên làm theo hướng dẫn sử dụng của từng loại sữa. Bao gồm sử dụng loại muỗng dành riêng để pha sữa và số lượng chính xác. Ngoài ra, những rủi ro có thể xảy ra với trẻ như viêm ruột do lưu trữ không đúng cách.

Tóm lại, bú mẹ hoàn toàn là điều kiện lý tưởng nhất cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, sữa công thức lại là lựa chọn nên xem xét. Dù bú sữa mẹ hay sữa công thức, quan trọng là trẻ vẫn có thể đạt được tăng trưởng về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với tuổi.

Dù bú sữa mẹ hay sữa công thức, quan trọng là trẻ vẫn có thể đạt được tăng trưởng về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với tuổi.
Dù bú sữa mẹ hay sữa công thức, quan trọng là trẻ vẫn có thể đạt được tăng trưởng về thể chất lẫn nhận thức phù hợp với tuổi

So sánh mức độ tăng trưởng giữa sữa mẹ và sữa công thức

Một trong những tiêu chí khi so sánh sữa mẹ và sữa công thức là so sánh mức độ phát triển của trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), trẻ bú sữa mẹ có thể bắt đầu tăng cân ngay sau khi sinh, nhưng tốc độ tăng cân tổng thể của trẻ trong năm đầu tiên thường chậm hơn trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, cho đến khi 2 tuổi, biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) được sử dụng để đánh giá tăng trưởng chuẩn cho cả trẻ bú sữa mẹ và sữa công thức.

Trong 6 – 8 tuần đầu đời, có rất ít sự khác biệt về tăng trưởng (cân nặng và chiều dài) giữa trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức. Tuy nhiên, từ khoảng 2 đến 12 tháng tuổi, trẻ bú sữa công thức tăng cân và phát triển chiều dài nhanh hơn trẻ bú mẹ. Không có sự khác biệt về mức độ béo phì trong 4 – 5 tháng đầu đời. Nhưng trong giai đoạn sau của năm đầu tiên, bằng chứng cho thấy trẻ bú sữa mẹ gầy hơn trẻ bú sữa công thức. Trẻ bú mẹ đã được chứng minh là có liên quan đến việc giảm nguy cơ béo phì tương lai.

Lượng protein của trẻ bú mẹ giảm dần theo tuổi. Hơn nữa, nó gần giống với nhu cầu về protein trong những tháng đầu đời. Trong khi đó, ở trẻ bú sữa công thức, lượng protein lại vượt quá nhu cầu sau 1 – 2 tháng tuổi. Sự khác biệt về hàm lượng protein là nguyên nhân chính dẫn đến sự khác biệt về tăng trưởng giữa trẻ bú mẹ và trẻ bú sữa công thức. Chính sự khác biệt về năng lượng từ nguồn sữa cung cấp được cho là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ béo phì ở trẻ sau này.

Một trong những tiêu chí khi so sánh sữa mẹ và sữa công thức là so sánh mức độ phát triển của trẻ
Một trong những tiêu chí khi so sánh sữa mẹ và sữa công thức là so sánh mức độ phát triển của trẻ

1. Ở trẻ bú sữa mẹ

Đối với sữa mẹ, nguồn dinh dưỡng có được là từ thực phẩm người mẹ bổ sung hàng ngày. Do đó, thành phần dinh dưỡng luôn thay đổi. Nó sẽ bao gồm những chất mà em bé cần ở giai đoạn đó. Mặt khác, sữa công thức vốn dĩ không thể thay đổi thành phần.

Tương tự, lượng sữa mẹ vắt ra để trẻ bú bình sẽ khác với lượng sữa công thức. Khi cần nhiều calo, trẻ phải bú nhiều sữa công thức hơn trong mỗi cữ. Tuy nhiên, sữa mẹ sẽ thay đổi về thành phần và hàm lượng calo tùy thuộc vào nhu cầu của trẻ.

Trung bình, trẻ bú mẹ uống khoảng 800 ml sữa mỗi ngày trong 6 tháng đầu đời. Theo nguyên tắc chung, bạn hãy cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Việc này sẽ giúp trẻ nhận được tất cả lượng calo và chất dinh dưỡng cần thiết.

Nếu bạn đang cho con bú hoàn toàn, bạn có thể cần theo dõi cân nặng thật kĩ trong những tuần đầu. Tăng cân là một cách giúp bạn xác định việc cho con bú sữa mẹ diễn ra tốt như thế nào. Nó không chỉ là dấu hiệu cho biết bạn liệu bạn có tạo sữa đủ không. Hơn nữa còn biết liệu con bạn bú có hiệu quả hay không.

2. Ở trẻ uống sữa công thức

Với việc nuôi con bằng sữa công thức, bạn sẽ dễ dàng biết được lượng sữa của con mình. Nhưng đôi khi vô tình bạn cho bé bú quá no mà không hề hay biết. Điều này là do bạn có nhiều khả năng sẽ tiếp tục cho bú đến khi hết bình sữa. Ngay cả khi con bạn đã bú no. Đôi khi mắt của mẹ còn to hơn cả cái bụng của em bé!

Trên thực tế, một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng bình sữa lớn hơn để cho trẻ bú sữa công thức có thể khiến trẻ dưới 6 tháng tuổi tăng cân nhanh hơn. Điểm khác biệt là trong sữa công thức không có chất báo tín hiệu no như bú sữa mẹ. Vậy nên trẻ không hề biết đã bú đủ sữa công thức.

Trẻ sơ sinh tăng cân và lớn nhanh trong năm đầu tiên. Nhưng tăng cân có thể xảy ra với tốc độ và phạm vi khác nhau đối với từng bé. Sự tăng cân của con bạn phụ thuộc vào rất nhiều thứ. Có thể bao gồm di truyền, mức độ hoạt động của trẻ và việc bạn đang cho con bú sữa mẹ, sữa công thức hay cả hai.

Sử dụng biểu đồ tăng trưởng phù hợp để theo dõi sự phát triển của trẻ rất quan trọng. Đừng quá lo lắng nếu đường cong tăng trưởng của trẻ trông hơi khác so với mức trung bình. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn lo lắng. Nhưng thực tế, miễn là con bạn tăng cân đều đặn theo tốc độ của chúng, thì chúng vẫn ổn.