Rất nhiều cha mẹ thường thắc mắc, việc trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không? có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé? Đây là tình trạng chung rất nhiều trẻ nhỏ gặp phải. Trong bài viết này, Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xung quanh vấn đề trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?
Nguyên nhân gây ra tình trạng đi ngoài nhiều lần ở trẻ là gì?
Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày ở trẻ. Tuy nhiên, chúng ta cần lưu ý đế một số nguyên nhân chính như sau:
– Do dị ứng thức ăn
– Bị nhiễm khuẩn
– Dùng nhiều thuốc kháng sinh
– Bị nhiễm các sinh vật ký sinh
Ngoài ra, bị nhiễm trùng ở tai, cho trẻ uống quá nhiều các loại nước ép hoa quả, ngộ độc thực phẩm… cũng chính là những nguyên nhân gây nên tình trạng này.
Trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày khi nào là bất thường?
Khi trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày, khoảng trên 8 lần thì mẹ chú ý bé có thể rơi vào những trường hợp sau:
Trẻ bị hăm tã
Trẻ bị hăm tã là một trong những nguyên nhân khiến bé đi ngoài nhiều. Khi trẻ bị hăm, mẹ có thể sử dụng kem chống hăm cho trẻ. Nếu mông của bé chưa đỏ, mẹ có thể thoa một lớp mỏng kem bôi trơn nhưng khi thấy mẩn đỏ xuất hiện, mẹ nên sử dụng kem đặc trị hăm tã có chứa thành phần oxit kẽm. Sau khi con đi đại tiện xong, mẹ nên cho trẻ thả rông vùng mông trong 1 thời gian ngắn cho bé để chúng được khô thoáng tự nhiên rồi hãy mặc tã lại.
Trẻ bị tiêu chảy
Khi trẻ có dấu hiệu đi ngoài 8 – 10 lần/ ngày, phân lỏng toàn nước, thậm chí phân có thể màu xanh, phân có nhày, có máu, kèm theo đó trẻ khó chịu, quấy khóc, bú kém, có thể sốt, nôn thì chính là dấu hiệu cho biết trẻ bị tiêu chảy. Nếu không được điều trị kịp thời bệnh tiêu chảy ở trẻ sẽ diễn biến rất nhanh. Đặc biệt là tình trạng mất nước sẽ dẫn đến suy thận, suy hô hấp và trẻ có thể tử vong.
Do đó, khi thấy bé có các dấu hiệu đi ngoài liên tục 8 – 10 lần/ ngày, trẻ khóc khi sờ nắn bụng, trẻ uể oải, khó chịu, bú kém, mệt mỏi,… bố mẹ cần đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị kịp thời.
Trẻ dị ứng với sữa mẹ
Chế độ ăn của người mẹ đang cho con bú ảnh hưởng đến tiêu hóa của của trẻ sơ sinh. Vì vậy, trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày phần lớn là do nguyên nhân này. Vì thế, người mẹ nên xem xét lại ngay chế độ ăn của mình. Loại bỏ những thực phẩm không tốt cho sữa mẹ.
Cần phải làm gì khi trẻ bị đi ngoài nhiều lần?
Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi tại Bệnh viện Đa khoa Quốc Tế Bắc Hà cho biết: Trong trường hợp con yêu bị tiêu chảy nhiều lần, cần phải lưu ý và thực hiện một vài biện pháp như sau:
– Phải cho trẻ uống nhiều nước hoặc bổ sung chất điện giải oresol để bù lại lượng nước đã mất khi bị tiêu chảy.
– Cần phải vệ sinh, tắm rửa thật sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn. Sau khi đi vệ sinh và trước khi ăn phải rửa sạch tay bằng xà phòng.
– Luôn giữ môi trường sống sạch sẽ, các vật dụng và đồ chơi của trẻ cần phải được khử trùng thường xuyên.
– Các loại thực phẩm cho trẻ ăn phải đảm bảo an toàn, tươi sống, không sử dụng các loại thực phẩm đã để lâu ngày, thức ăn ôi thiu cho trẻ sử dụng.
– Chế biến thành các món ăn mềm, dễ tiêu hóa như cháo, súp, canh. Chỉ cho trẻ ăn nhạt và không được cho những gia vị dễ kích ứng dạ dày như tiêu, ớt… vào thức ăn của trẻ.
– Cho con tiêm vắc xin phòng ngừa tiêu chảy.
– Trong trường hợp trẻ vừa bị tiêu chảy liên tục, vừa sốt cao thì nên đưa đến các cơ sở y tế để được điều trị.
Đây là những cách xử lý mà bạn có thể áp dụng khi bé yêu của mình bị tiêu chảy nhiều lần. Vì chứng đi ngoài nhiều lần nếu không được điều trị sớm sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ, do đó cần phải được xử lý ngay và dứt điểm tình trạng này.
Hy vọng qua bài viết mà Bệnh viện ĐKQT Bắc Hà cung cấp, các mẹ sẽ có thêm được nhiều thông tin về vấn đề trẻ bị đi ngoài nhiều lần trong ngày. Từ đó, bạn sẽ bình tĩnh xử lý được các trường hợp đi ngoài ở trẻ. Mọi thắc mắc về sức khỏe trẻ xin vui lòng gọi tới Tổng đài 1900 8083 để được hỗ trợ và tư vấn miễn phí.