Thai máy là gì? Mang thai 20 tuần thai đạp ít có sao không? – TutiCare

Mang thai 20 tuần nhưng thai nhi đạp khá ít khiến mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên đây có phải hiện tượng đáng lo ngại không? để hiểu rõ vẫn đề này, trước tiên mẹ cần hiểu rõ thai máy là gì nhé.

Thai máy được hiểu nôm na là “thi nhi đạp trong bụng mẹ”, mọi người đều nghĩ rằng thai máy là hoạt động đạp bụng mẹ của bé. Nhưng thật ra không những đạp mà bé còn biết xoay người, cử động tay, nhào lộn… Thậm chí bé còn biết tìm chỗ nằm thoải mái nếu là song thai trong bụng mẹ. Mẹ sẽ khó để phân biệt được các loại cử động này.

Thông thường, lúc thai nhi được 20 tuần tuổi thường được gọi là thời điểm thai máy.

Tuy nhiên, cơ địa ở mỗi một đứa trẻ trong bụng mẹ có sự khác nhau, cho nên không phải lúc nào 20 tuần tuổi là bé sẽ máy đúng thời điểm này. Tồi có những lo lắng nếu như bé nhà mình chậm máy hơn những em bé khác

Khi thai nhi 20 tuần tuổi các mẹ sẽ thường xuyên nhận thấy được rõ các hoạt động của thai nhi, qua những lần va chạm (đạp) vào thành bụng mẹ. Đây là biểu hiện rõ nhất của thai máy.

Mang thai 20 tuần thai nhi đã lớn như thế nào?

Ở tuần thứ 20, cân nặng của bé trung bình là 300gr và dài khoảng 16,5 – 17cm (tính từ đầu đến mông). Nếu đo từ đầu đến chân thì chỉ số chiều dài của con tuần này đã được 25,5 – 26cm rồi.

Vì bé đã lớn nhanh như vậy nên bé cần hấp thu nhiều dưỡng chất từ mẹ hơn; lúc này hệ thống tiêu hóa của bé phát triển nhanh chóng, thậm chí bé đã bắt đầu thải ra phân su – chất dính màu đen/xanh đậm được bé thải vào nước ối một phần và tiếp tục tích tụ trong ruột của bé, nó sẽ được thải ra ngoài sau khi bé chào đời.

Đặc biệt ở 20 tuần tuổi hoạt động nuốt của con sẽ dần thuần thục hơn. Cơ thể bé bắt đầu hoàn thiện các chức năng.

Mang thai 20 tuần cơ thể của mẹ sẽ thay đổi ra sao?

Bước sang tuần 20, tức là mẹ đã đi được nửa chặng đường thai nghén rồi đấy. So với lúc bắt đầu mang thai cơ thể của mẹ lúc này đã tăng lên khoảng 4 – 5 kg và giai đoạn sau cân nặng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa (khoảng 0,5kg mỗi tuần). Mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sao cho không lên cân quá nhiều hay quá ít vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, cơ thể mẹ sẽ đối mặt với nhiều thay đổi hơn khi bước sang nửa sau của thai kì, những vấn đề bạn thường gặp ở giai đoạn này:

– Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Bụng bầu dần dần to lên nên tư thế nằm của mẹ sẽ không được thoải mái, đi kèm là những thay đổi về hormone thai kì khiến giấc ngủ của mẹ bầu thường xuyên bị ngắt quãng. Giai đoạn này những giấc ngủ sâu sẽ ít dần đi, mà mẹ sẽ thường xuyên tỉnh giấc.

– Ngáy to: Nồng độ hormone estrogen tăng lên gây ra rất nhiều tình trạng ngáy ngủ vì nó làm cho màng nhầy lót đường thở bị sưng và gây ra âm thanh rất to khi hô hấp. Đây là lý do vì sao hầu hết mẹ bầu trước đó chưa từng ngáy thì giờ vẫn gặp tình trạng ngáy to. Cách hạn chế là mẹ kê cao gối một chút và nằm nghiêng về một bên, nhưng đây cũng chỉ là vấn đề bình thường thôi, nó sẽ hết khi bạn sinh xong em bé.

– Ợ nóng: Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ là tình trạng ợ nóng, khó tiêu; chúng làm cho bà bầu cảm thấy khó chịu khi vừa nằm xuống và bắt đầu giấc ngủ. Do đó, bạn nên tránh ăn những đồ ăn khó tiêu, đồ chua/lên men,… vào buổi tối và hãy đi ngủ sau khi ăn 2 – 3 giờ để cơ thể kịp tiêu hóa.

– Chuột rút: Đây là tình trạng rất hay gặp ở giai đoạn này, khi đang ngủ mẹ bầu dễ bị chuột rút rất đau, phát khóc rồi giấc ngủ tiếp theo sẽ chập chờn không yên. Cách cải thiện là hãy ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ, mát-xa nhẹ nhàng hoặc đi bộ vài phút.

– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn: mẹ sẽ không thoải mái nằm các tư thế như trước được. Chiếc bụng bầu to khiến mẹ khó khăn để tìm tư thế phù hợp. Hãy tìm sự trợ giúp từ những chiếc gối mềm, gối dành riêng cho bà bầu để cảm thấy dễ chịu hơn hoặc học các tư thế ngủ khi mang thai phù hợp

– Nóng hơn bình thường: Khi mang thai, thân nhiệt của mẹ sẽ cao hơn bình thường nên ban đêm ngủ thướng mồ hôi sẽ thoát nhiều. Mẹ cần giữ cho phòng ngủ thoáng, nhiệt độ mát mẻ và mặc quần áo rộng rãi, thỏa mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giấc ngủ ngon hơn.

Thai nhi đạp nhiều lúc nào khi mẹ bầu mang thai 20 tuần

Bên cạnh chủ đề, mẹ bầu mang thai 20 tuần con ít đạp có ảnh hưởng gì thì các mẹ bầu nên nắm rõ các thời điểm thai nhi đạp nhiều, hoạt động nhiều để có thể dễ dàng theo dõi thai máy nhé.

Sau khi ăn: Có thể các mẹ chưa biết? Sau khi ăn xong, lượng đường trong cơ thể mẹ bầu tăng lên, đồng thời lúc này thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nên kích thích đạp nhiều hơn. Chính vì thế, lúc này mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm tra thai máy, cũng như tần suất đạp của con yêu.

Nếu không thấy bé đạp, mẹ bầu có thể uống một cốc nước hoa quả hoặc uống nước dừa để làm tăng lượng đường trong cơ thể, kích thích bé đạp.

Sau khi tắm: Khi mới tắm xong, cơ thể mẹ bầu được thư giãn, thoải mái, điều đó cũng lây truyền sang cho con và giúp bé kích thích, hoạt động nhiều hơn.

Chuẩn bị đi ngủ: Một điều trái ngược mà ít người biết, thai nhi thường đạp nhiều khi mẹ ngủ và thường đi ngủ khi mẹ đang hoạt đông, làm việc.

Tác động vào bụng: Để kiểm tra thai đạp, bạn có thể dùng tay xoa nhẹ hoặc chọc nhẹ vào bụng. Thai nhi bị tác động sẽ phản ứng, hoạt động lại. Tuy nhiên khi thực hiện việc này bạn nên thận trọng, tránh làm mạnh ảnh hưởng tới cả mẹ và bé yêu.

Nghe thấy âm thanh bên ngoài: Nếu bạn mang thai được trên 24 tuần, lúc này bộ não phát triển tương đối hoàn thiện. Nên lúc này cha, mẹ nói chuyện với con, sẽ giúp con cảm thấy thích thú, hoạt động mạnh hơn, giống như muốn giao tiếp lại với bố mẹ vậy.

Thai máy là gì? Mang thai 20 tuần thai đạp ít có sao không? – TutiCare

Mang thai 20 tuần nhưng thai nhi đạp khá ít khiến mẹ vô cùng lo lắng. Tuy nhiên đây có phải hiện tượng đáng lo ngại không? để hiểu rõ vẫn đề này, trước tiên mẹ cần hiểu rõ thai máy là gì nhé.

Thai máy được hiểu nôm na là “thi nhi đạp trong bụng mẹ”, mọi người đều nghĩ rằng thai máy là hoạt động đạp bụng mẹ của bé. Nhưng thật ra không những đạp mà bé còn biết xoay người, cử động tay, nhào lộn… Thậm chí bé còn biết tìm chỗ nằm thoải mái nếu là song thai trong bụng mẹ. Mẹ sẽ khó để phân biệt được các loại cử động này.

Thông thường, lúc thai nhi được 20 tuần tuổi thường được gọi là thời điểm thai máy.

Tuy nhiên, cơ địa ở mỗi một đứa trẻ trong bụng mẹ có sự khác nhau, cho nên không phải lúc nào 20 tuần tuổi là bé sẽ máy đúng thời điểm này. Tồi có những lo lắng nếu như bé nhà mình chậm máy hơn những em bé khác

Khi thai nhi 20 tuần tuổi các mẹ sẽ thường xuyên nhận thấy được rõ các hoạt động của thai nhi, qua những lần va chạm (đạp) vào thành bụng mẹ. Đây là biểu hiện rõ nhất của thai máy.

Mang thai 20 tuần thai nhi đã lớn như thế nào?

Ở tuần thứ 20, cân nặng của bé trung bình là 300gr và dài khoảng 16,5 – 17cm (tính từ đầu đến mông). Nếu đo từ đầu đến chân thì chỉ số chiều dài của con tuần này đã được 25,5 – 26cm rồi.

Vì bé đã lớn nhanh như vậy nên bé cần hấp thu nhiều dưỡng chất từ mẹ hơn; lúc này hệ thống tiêu hóa của bé phát triển nhanh chóng, thậm chí bé đã bắt đầu thải ra phân su – chất dính màu đen/xanh đậm được bé thải vào nước ối một phần và tiếp tục tích tụ trong ruột của bé, nó sẽ được thải ra ngoài sau khi bé chào đời.

Đặc biệt ở 20 tuần tuổi hoạt động nuốt của con sẽ dần thuần thục hơn. Cơ thể bé bắt đầu hoàn thiện các chức năng.

Mang thai 20 tuần cơ thể của mẹ sẽ thay đổi ra sao?

Bước sang tuần 20, tức là mẹ đã đi được nửa chặng đường thai nghén rồi đấy. So với lúc bắt đầu mang thai cơ thể của mẹ lúc này đã tăng lên khoảng 4 – 5 kg và giai đoạn sau cân nặng sẽ còn tăng nhanh hơn nữa (khoảng 0,5kg mỗi tuần). Mẹ cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, sao cho không lên cân quá nhiều hay quá ít vì điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Khi thai nhi được 20 tuần tuổi, cơ thể mẹ sẽ đối mặt với nhiều thay đổi hơn khi bước sang nửa sau của thai kì, những vấn đề bạn thường gặp ở giai đoạn này:

– Khó ngủ, ngủ không ngon giấc: Bụng bầu dần dần to lên nên tư thế nằm của mẹ sẽ không được thoải mái, đi kèm là những thay đổi về hormone thai kì khiến giấc ngủ của mẹ bầu thường xuyên bị ngắt quãng. Giai đoạn này những giấc ngủ sâu sẽ ít dần đi, mà mẹ sẽ thường xuyên tỉnh giấc.

– Ngáy to: Nồng độ hormone estrogen tăng lên gây ra rất nhiều tình trạng ngáy ngủ vì nó làm cho màng nhầy lót đường thở bị sưng và gây ra âm thanh rất to khi hô hấp. Đây là lý do vì sao hầu hết mẹ bầu trước đó chưa từng ngáy thì giờ vẫn gặp tình trạng ngáy to. Cách hạn chế là mẹ kê cao gối một chút và nằm nghiêng về một bên, nhưng đây cũng chỉ là vấn đề bình thường thôi, nó sẽ hết khi bạn sinh xong em bé.

– Ợ nóng: Một nguyên nhân nữa ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ là tình trạng ợ nóng, khó tiêu; chúng làm cho bà bầu cảm thấy khó chịu khi vừa nằm xuống và bắt đầu giấc ngủ. Do đó, bạn nên tránh ăn những đồ ăn khó tiêu, đồ chua/lên men,… vào buổi tối và hãy đi ngủ sau khi ăn 2 – 3 giờ để cơ thể kịp tiêu hóa.

– Chuột rút: Đây là tình trạng rất hay gặp ở giai đoạn này, khi đang ngủ mẹ bầu dễ bị chuột rút rất đau, phát khóc rồi giấc ngủ tiếp theo sẽ chập chờn không yên. Cách cải thiện là hãy ngâm chân vào nước ấm trước khi đi ngủ, mát-xa nhẹ nhàng hoặc đi bộ vài phút.

– Cơ thể mệt mỏi, khó chịu hơn: mẹ sẽ không thoải mái nằm các tư thế như trước được. Chiếc bụng bầu to khiến mẹ khó khăn để tìm tư thế phù hợp. Hãy tìm sự trợ giúp từ những chiếc gối mềm, gối dành riêng cho bà bầu để cảm thấy dễ chịu hơn hoặc học các tư thế ngủ khi mang thai phù hợp

– Nóng hơn bình thường: Khi mang thai, thân nhiệt của mẹ sẽ cao hơn bình thường nên ban đêm ngủ thướng mồ hôi sẽ thoát nhiều. Mẹ cần giữ cho phòng ngủ thoáng, nhiệt độ mát mẻ và mặc quần áo rộng rãi, thỏa mái, chất liệu thấm hút mồ hôi tốt để giấc ngủ ngon hơn.

Thai nhi đạp nhiều lúc nào khi mẹ bầu mang thai 20 tuần

Bên cạnh chủ đề, mẹ bầu mang thai 20 tuần con ít đạp có ảnh hưởng gì thì các mẹ bầu nên nắm rõ các thời điểm thai nhi đạp nhiều, hoạt động nhiều để có thể dễ dàng theo dõi thai máy nhé.

Sau khi ăn: Có thể các mẹ chưa biết? Sau khi ăn xong, lượng đường trong cơ thể mẹ bầu tăng lên, đồng thời lúc này thai nhi được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, nên kích thích đạp nhiều hơn. Chính vì thế, lúc này mẹ bầu có thể dễ dàng kiểm tra thai máy, cũng như tần suất đạp của con yêu.

Nếu không thấy bé đạp, mẹ bầu có thể uống một cốc nước hoa quả hoặc uống nước dừa để làm tăng lượng đường trong cơ thể, kích thích bé đạp.

Sau khi tắm: Khi mới tắm xong, cơ thể mẹ bầu được thư giãn, thoải mái, điều đó cũng lây truyền sang cho con và giúp bé kích thích, hoạt động nhiều hơn.

Chuẩn bị đi ngủ: Một điều trái ngược mà ít người biết, thai nhi thường đạp nhiều khi mẹ ngủ và thường đi ngủ khi mẹ đang hoạt đông, làm việc.

Tác động vào bụng: Để kiểm tra thai đạp, bạn có thể dùng tay xoa nhẹ hoặc chọc nhẹ vào bụng. Thai nhi bị tác động sẽ phản ứng, hoạt động lại. Tuy nhiên khi thực hiện việc này bạn nên thận trọng, tránh làm mạnh ảnh hưởng tới cả mẹ và bé yêu.

Nghe thấy âm thanh bên ngoài: Nếu bạn mang thai được trên 24 tuần, lúc này bộ não phát triển tương đối hoàn thiện. Nên lúc này cha, mẹ nói chuyện với con, sẽ giúp con cảm thấy thích thú, hoạt động mạnh hơn, giống như muốn giao tiếp lại với bố mẹ vậy.