Khi bước sang chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu cần biết ăn uống đúng cách để thuận lợi trong việc sinh đẻ sắp tới. Cụ thể, các chị em nên giảm ăn vặt, hạn chế bánh ngọt, bánh quy, chocolate…tập trung lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, giàu canxi, DHA, magie và vitamin C.
Dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi
Theo các bác sĩ, nhu cầu canxi trong thai kỳ rất cao, nhất là vào khoảng thời gian 3 tháng cuối. Cụ thể từ tuần thai thứ 30, các mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 1000 – 1200 mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như cá mòi, nấm mèo, ngao, tôm, cua, đậu nành, cải thìa, súp lơ, quả kiwi, sữa chua…
Thực phẩm giàu magie
Sự thiếu hụt magie sẽ khiến mẹ dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là tiền sản giật. Nhu cầu magie mẹ bầu cần “nạp” vào cơ thể từ 350 – 360mg/ngày. Tuy nhiên, magie lại rất dễ bị thất thoát, có đến 99% lượng magiê “bay hơi” sau khi trải qua quá trình tinh chế của công nghệ thực phẩm. Vì vậy, mẹ bầu cần cực kỳ chú ý đến cách ăn uống của mình để bảo đảm lượng magie đưa vào cơ thể. Mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây để tăng cường dưỡng chất quan trọng này.
– Rau xanh đậm: Cải xoăn, cải lá xanh và rau bina – là nguồn magie tốt nhất. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160mg magie. Các loại rau khác cũng có mức magie cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây, atisô…
– Hạt hướng dương: Nhiều người có thể chưa biết rằng hạt hướng dương không chỉ xếp hàng đầu về hàm lượng vitamin E mà còn chứa lượng magie cao. Cụ thể là cứ 100g hạt hướng dương cung cấp 325mg magie, chiếm 81% lượng magie bạn cần mỗi ngày.
– Gạo, lúa mì và yến mạch: Gạo, lúa mì, yến mạch là những thực phẩm bổ sung magie tuyệt vời. Cứ 100gr gạo thô chứa 781mg magie. Trong khi đó, 100gr lúa mì chứa 611mg magie và 100gr yến mạch chứa 235mg magie.
– Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu: 100g hạt bí đao hoặc bí ngô có lượng magie là 535mg, còn 100g hạt dưa hấu chứa 515mg magie. Vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung các loại thực phẩm vừa ngon vừa hữu ích này.
Thực phẩm nhiều vitamin C
Cả mẹ và bé đều rất cần vitamin C để tu sửa các mô, làm lành vết thương và tham gia quá trình trao đổi chất. Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp cơ thể người mẹ nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Loại vitamin này không được dự trữ trong cơ thể mà cần được bổ sung hàng ngày từ thực phẩm. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu nên bổ sung 3 khẩu phần vitamin C sau mỗi ngày:
1/2 tách nước ép bưởi hoặc nước ép cam
1/2 quả bưởi hoặc cam
1/2 quả xoài cỡ vừa
1/4 quả đu đủ
1/3 chén dâu tây
1/2 quả ớt chuông xanh
1/2 quả kiwi
1/2 chén nước ép rau
3/4 chén bắp cải tím tươi xắt nhuyễn
1 chén đậu nành Nhật luộc.
Thực phẩm chứa DHA
Tuần 30 của thai kỳ là giai đoạn bé yêu của bạn đã bắt đầu phát triển các tế bào não một cách nhanh chóng, và để quá trình phát triển não của bé diễn ra đúng tiến độ, bổ sung DHA là điều cần thiết. DHA là loại axit béo giúp não bộ của thai nhi phát triển đúng cách.
Các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Các loại thực phẩm như trứng, sữa, và các loại nước ép,… là những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày nếu mẹ muốn bổ sung DHA một cách an toàn và hiệu quả.
Mẹ bầu cần kiêng gì lúc này?
1. Đồ ăn vặt
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ có triệu chứng thèm ăn vặt. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên ăn ít và không được lạm dụng bởi những thực phẩm này không hề có nhiều giá trị dinh dưỡng, ngược lại còn khiến mẹ no bụng nên không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.Tốt nhất mẹ nên chọn những đồ ăn tươi để đảm bảo hấp thụ đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
2. Đồ ăn mặn
Bên cạnh tình trạng ợ nóng, giai đoạn này các mẹ cũng hay gặp hiện tượng phù nề. Để ngăn chặn việc này, mẹ cần uống nhiều nước và hạn chế hấp thụ muối vào cơ thể bằng cách hạn chế những đồ ăn như khoai tây chiên, sốt cà chua, các loại thực phẩm đóng hộp, dưa chua…
3. Thực phẩm giàu chất béo và cay
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các mẹ hay gặp phải chứng ợ nóng. Vì vậy, để đảm bảo tình trạng này không “hành hạ” mẹ trong suốt tháng thứ 7 này, mẹ nên tránh xa những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như đồ chiên xào và cả đồ ăn cay nóng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh tối đa nguy cơ bị ợ nóng.
Vào thời điểm này, ngoài chế độ ăn uống, các mẹ cần đi đứng cẩn thận hơn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, thường xuyên theo dõi cử động của thai nhi. Nếu xảy ra tình trạng vỡ ối hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào, các chị em cần đi khám ngay.
Khi bước sang chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu cần biết ăn uống đúng cách để thuận lợi trong việc sinh đẻ sắp tới. Cụ thể, các chị em nên giảm ăn vặt, hạn chế bánh ngọt, bánh quy, chocolate…tập trung lựa chọn những thực phẩm lành mạnh, giàu canxi, DHA, magie và vitamin C.
Dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu nên ăn gì?
Thực phẩm giàu canxi
Theo các bác sĩ, nhu cầu canxi trong thai kỳ rất cao, nhất là vào khoảng thời gian 3 tháng cuối. Cụ thể từ tuần thai thứ 30, các mẹ bầu nên bổ sung tối thiểu 1000 – 1200 mg canxi mỗi ngày. Canxi có nhiều trong các loại thực phẩm như cá mòi, nấm mèo, ngao, tôm, cua, đậu nành, cải thìa, súp lơ, quả kiwi, sữa chua…
Thực phẩm giàu magie
Sự thiếu hụt magie sẽ khiến mẹ dễ mắc nhiều bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ, đặc biệt là tiền sản giật. Nhu cầu magie mẹ bầu cần “nạp” vào cơ thể từ 350 – 360mg/ngày. Tuy nhiên, magie lại rất dễ bị thất thoát, có đến 99% lượng magiê “bay hơi” sau khi trải qua quá trình tinh chế của công nghệ thực phẩm. Vì vậy, mẹ bầu cần cực kỳ chú ý đến cách ăn uống của mình để bảo đảm lượng magie đưa vào cơ thể. Mẹ nên bổ sung một số loại thực phẩm dưới đây để tăng cường dưỡng chất quan trọng này.
– Rau xanh đậm: Cải xoăn, cải lá xanh và rau bina – là nguồn magie tốt nhất. Một nửa cốc rau bina có khoảng 160mg magie. Các loại rau khác cũng có mức magie cao bao gồm khoai tây, bí đỏ, củ cải, rau củ cải đường, bắp cải, bông cải xanh, dưa chuột, cần tây, atisô…
– Hạt hướng dương: Nhiều người có thể chưa biết rằng hạt hướng dương không chỉ xếp hàng đầu về hàm lượng vitamin E mà còn chứa lượng magie cao. Cụ thể là cứ 100g hạt hướng dương cung cấp 325mg magie, chiếm 81% lượng magie bạn cần mỗi ngày.
– Gạo, lúa mì và yến mạch: Gạo, lúa mì, yến mạch là những thực phẩm bổ sung magie tuyệt vời. Cứ 100gr gạo thô chứa 781mg magie. Trong khi đó, 100gr lúa mì chứa 611mg magie và 100gr yến mạch chứa 235mg magie.
– Hạt bí ngô, bí đao, dưa hấu: 100g hạt bí đao hoặc bí ngô có lượng magie là 535mg, còn 100g hạt dưa hấu chứa 515mg magie. Vì vậy, mẹ bầu đừng quên bổ sung các loại thực phẩm vừa ngon vừa hữu ích này.
Thực phẩm nhiều vitamin C
Cả mẹ và bé đều rất cần vitamin C để tu sửa các mô, làm lành vết thương và tham gia quá trình trao đổi chất. Bổ sung đầy đủ vitamin C giúp cơ thể người mẹ nâng cao sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật.
Loại vitamin này không được dự trữ trong cơ thể mà cần được bổ sung hàng ngày từ thực phẩm. Trong chế độ dinh dưỡng mang thai tuần 30, mẹ bầu nên bổ sung 3 khẩu phần vitamin C sau mỗi ngày:
1/2 tách nước ép bưởi hoặc nước ép cam
1/2 quả bưởi hoặc cam
1/2 quả xoài cỡ vừa
1/4 quả đu đủ
1/3 chén dâu tây
1/2 quả ớt chuông xanh
1/2 quả kiwi
1/2 chén nước ép rau
3/4 chén bắp cải tím tươi xắt nhuyễn
1 chén đậu nành Nhật luộc.
Thực phẩm chứa DHA
Tuần 30 của thai kỳ là giai đoạn bé yêu của bạn đã bắt đầu phát triển các tế bào não một cách nhanh chóng, và để quá trình phát triển não của bé diễn ra đúng tiến độ, bổ sung DHA là điều cần thiết. DHA là loại axit béo giúp não bộ của thai nhi phát triển đúng cách.
Các mẹ bầu nên bổ sung khoảng 200mg DHA mỗi ngày. Các loại thực phẩm như trứng, sữa, và các loại nước ép,… là những thực phẩm không thể thiếu trong các bữa ăn hằng ngày nếu mẹ muốn bổ sung DHA một cách an toàn và hiệu quả.
Mẹ bầu cần kiêng gì lúc này?
1. Đồ ăn vặt
Những tháng cuối thai kỳ, mẹ sẽ có triệu chứng thèm ăn vặt. Tuy nhiên các mẹ chỉ nên ăn ít và không được lạm dụng bởi những thực phẩm này không hề có nhiều giá trị dinh dưỡng, ngược lại còn khiến mẹ no bụng nên không thể hấp thụ các chất dinh dưỡng thiết yếu khác.Tốt nhất mẹ nên chọn những đồ ăn tươi để đảm bảo hấp thụ đủ dưỡng chất cho thai nhi phát triển.
2. Đồ ăn mặn
Bên cạnh tình trạng ợ nóng, giai đoạn này các mẹ cũng hay gặp hiện tượng phù nề. Để ngăn chặn việc này, mẹ cần uống nhiều nước và hạn chế hấp thụ muối vào cơ thể bằng cách hạn chế những đồ ăn như khoai tây chiên, sốt cà chua, các loại thực phẩm đóng hộp, dưa chua…
3. Thực phẩm giàu chất béo và cay
Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, các mẹ hay gặp phải chứng ợ nóng. Vì vậy, để đảm bảo tình trạng này không “hành hạ” mẹ trong suốt tháng thứ 7 này, mẹ nên tránh xa những thực phẩm có chứa nhiều chất béo như đồ chiên xào và cả đồ ăn cay nóng. Ngoài ra, mẹ bầu cũng nên ăn nhẹ nhàng vào buổi tối để tránh tối đa nguy cơ bị ợ nóng.
Vào thời điểm này, ngoài chế độ ăn uống, các mẹ cần đi đứng cẩn thận hơn. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi nhiều, thường xuyên theo dõi cử động của thai nhi. Nếu xảy ra tình trạng vỡ ối hoặc bất kỳ biểu hiện bất thường nào, các chị em cần đi khám ngay.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi