Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển ra sao, đạp thế nào, mẹ nên ăn gì bổ

Thai nhi 23 tuần tuổi là giai đoạn bé phát triển nhanh và thay đổi từng ngày. Thời kỳ này các bậc cha mẹ sẽ không khỏi thắc mắc nhiều vấn đề về thai máy, dinh dưỡng cũng như các công việc nên làm để đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho bé. Hãy cùng Blog tìm hiểu thông tin chi tiết qua bài viết sau.

1. Thai nhi 23 tuần tuổi phát triển như thế nào?

1.1. Sự phát triển thai nhi 23 tuần tuổi

Thai nhi 23 tuần tuổi là giai đoạn bé vẫn đang phát triển đều đặn. Theo các chỉ số siêu âm thai 23 tuần tuổi, thông thường thai nhi sẽ có chiều dài gần 30cm với cân nặng khoảng hơn 500gr. Đến tuần này bé đã tăng thêm khoảng 100 gram so với tuần trước. Từ thời điểm này trở đi, cơ thể của bé sẽ bắt đầu hoàn thiện và phát triển nhanh chóng.

Làn da của bé lúc này vẫn còn nhăn nheo, chưa căng mịn. Hằng ngày bé sẽ thực hiện di chuyển các bộ phận ở ngón tay, ngón chân, cánh tay… mẹ có thể cảm nhận được sự di chuyển này có lực hơn trong bụng của mình.

Lúc này hệ thần kinh và não bộ của bé phát triển rất nhanh chóng. Trong hệ hô hấp, phổi bé cũng đang hình thành các nhánh nhỏ và tế bào bắt đầu sản xuất surfactant. Đây là chất giúp phổi có thể hít không khi khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài.

Giai đoạn này cơ thể của bé đã dần hoàn thiện, do đó nếu mẹ chuyển dạ hoặc sinh non trong tuần này thai nhi vẫn có khả năng sống sót nếu có sự chăm sóc của các chuyên gia y tế giàu kinh nghiệm Tuy nhiên bé có thể mắc phải những khuyết tật bẩm sinh. Với sự phát triển của y học, các ca sinh non đang dần giảm đi mỗi ngày.

Hình ảnh siêu âm thai nhi 23 tuần tuổi (Nguồn: baukhoe.com)

1.2. Thai nhi 23 tuần đạp như thế nào?

Ở cuối kỳ tam cá nguyệt thứ 2, thai nhi 23 tuần đạp như thế nào chính là mối quan tâm của nhiều mẹ bầu. Giai đoạn này bạn có thể cảm nhận rõ ràng hơn những cú đá nhẹ của bé vào thành bụng. Thực chất bé không chỉ đạp mà còn đang thực hiện rất nhiều hoạt động đa dạng như: huých vào bụng mẹ, vặn vẹo, uốn người, nấc cụt…

Thông thường, bạn sẽ cảm nhận được rõ các cử động của bé vào những khi nằm nghỉ ngơi hoặc trước và trong các bữa ăn hằng ngày.

Mỗi thai nhi sẽ có thói quen hoạt động và tần suất thai máy khác nhau. Bé có thể cử động nhiều hoặc ít vào những giờ giấc không ổn định. Nhưng khi đã quen dần với thai máy, mẹ hoàn toàn có thể nắm bắt được “lịch đạp” của bé.

Trong trường hợp bỗng nhiên bạn cảm nhận được những điều bất thường do bé cử động ít đi hoặc đạp quá nhiều, bạn nên tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và thăm khám.

Nếu như thai nhi ít cử động, có thể vì một số lý do sau

  • Bé đang ngủ, ở tuần thai thứ 23 một số bé vẫn chưa thực sự có những cử động rõ ràng, do đó mẹ không cần phải quá lo lắng.

  • Mẹ không cảm nhận được cử động của con. Vì rất nhiều em bé thức và nghỉ theo lịch làm việc của mẹ. Ban ngày bạn phải bận rộn làm việc nên dù bé cử động liên tục bạn vẫn không chú ý được hết những lần bé đạp.

  • Mẹ đã quen thuộc với cử động của bé: Những lần thai máy đầu tiên thường khiến mẹ chú ý nhiều vì đây là cảm giác khá mới lạ. Nhưng khi đã dần quen với các cử động của bé mẹ thường lơ là và không còn cảm nhận được nhiều.

  • Vị trí của bào thai: Thông thường nếu thai nhi quay mặt về phía lưng của người mẹ thì bạn sẽ khó cảm nhận được các chuyển động của bé.

Ngoài ra, nếu bé có quá ít cử động bạn cũng không thể loại trừ các trường hợp thai kỳ của bạn đang có vấn đề. Thai nhi có thể bị thiếu dưỡng chất, chậm phát triển hoặc chết lưu. Theo dõi sát sao thai kỳ cùng chương trình thai sản trọn gói uy tín, chuyên nghiệp để được các y bác sĩ giàu kinh nghiệm tư vấn và chăm sóc.

2. Mẹ bầu mang thai 23 tuần nên ăn gì?

2.1. Top 4 thực phẩm mẹ bầu nên ăn khi mang thai tuần 23

Các loại thực phẩm giàu chất sắt

Trong quá trình mang thai, cơ thể bạn luôn cần một lượng máu nhiều hơn bình thường. Càng về các giai đoạn cuối thai kỳ, nhu cầu về máu sẽ càng tăng, do đó việc bổ sung các thực phẩm giàu sắt là điều không thể bỏ qua. Sắt được tìm thấy nhiều trong các loại thịt đỏ sạch như thịt bò, thịt lợn và các loại rau củ tươi ngon như rau bina, các loại hạt, củ cải đỏ, dưa hấu, quả lựu, gan động vật… Hãy chú ý bổ sung và cân đối các thực phẩm này trong bữa ăn hàng ngày của bạn để đảm bảo cung cấp đủ lượng sắt cần thiết cho sự phát triển của thai nhi.

Các loại thực phẩm giàu sắt (Nguồn: eva.vn)

Rau xanh và các loại củ quả

Các loại rau xanh như diếp cá, súp lơ, rau cải xoăn thường chứa rất nhiều axit folic. Đây là những loại rau củ tốt cho bà bầu, bổ sung các dưỡng chất hỗ trợ phát triển não bộ bé đồng thời hạn chế các nguy cơ dị tật bẩm sinh. Những loại củ quả như khoang lang, cà rốt, cà chua sẽ giúp cung cấp lượng chất xơ và nhiều vitamin giúp các giác quan của thai nhi được phát triển hoàn thiện.

Trái cây

Thai 23 tuần nên ăn gì? Các loại trái cây tươi ngon luôn là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của bà bầu. Các loại trái cây như bơ, bưởi, nho, dâu… luôn rất giàu vitamin E, C. Các loại vitamin này đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của hệ hô hấp, giúp bé hạn chế nguy cơ mắc phải các bệnh hen suyễn đồng thời tăng cường hệ thống miễn dịch cho thai nhi khỏe mạnh hơn.

Bên cạnh đó, ăn nhiều trái cây sẽ giúp bà bầu làm sạch miệng, kích thích vị giác và hỗ trợ quá trình hấp thu dưỡng chất diễn ra nhanh hơn. Giúp bà bầu giảm mệt mỏi, căng thẳng trong quá trình mang thai.

Trong trái cây chứa hàm lượng chất xơ lớn sẽ giúp bà bầu hỗ trợ tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón. Vitamin C trong trái cây sẽ giúp phát triển xương và răng cho em bé, đồng thời hỗ trợ cơ thể hấp thu chất sắt tốt hơn.

Cá hồi

Trong thành phần của cá hồi chứa cực kỳ nhiều DHA, cao hơn gấp nhiều lần lượng DHA trong sữa dành cho bà bầu. Ngoài ra, món ăn này còn chứa nhiều dưỡng chất quan trọng khác như canxi, kali, sắt, các nhóm vitamin… Cho nên đây được xem là thực phẩm rất tốt cho bà bầu. Tuy nhiên theo các nghiên cứu gần đây, việc ăn quá nhiều cá hồi có thể dẫn đến sự tích tụ thủy ngân gây hại cho mẹ và thai nhi. Do đó bạn chỉ nên ăn tối đa 350gram cá hồi mỗi tuần đồng thời phải chế biến cá chín để hạn chế các chất độc có trong cá. Bên cạnh chế độ ăn uống hợp lý, bạn cũng nên dùng thêmsữa và vitamin cao cấp, chất lượng cho bà bầu để bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho mẹ và bé.

2.2. Cách chăm sóc mẹ bầu mang thai 23 tuần

Hiểu rõ những thức ăn cần tránh

Khi mang thai, có một số loại thức ăn mà mẹ cần tránh bao gồm:

– Bánh ngọt: Các loại bánh ngọt luôn mang đến hương vị thơm ngon, hấp dẫn, tuy nhiên phụ nữ mang thai nên hạn chế sử dụng sản phẩm này. Vì trong thành phần bánh ngọt thường có rất nhiều đường, lượng đường tích lũy trong nước tiểu lâu ngày có thể gây ra nguy cơ viêm nhiễm đường tiết niệu. Nếu thèm ngọt, bạn có thể lựa chọn các loại bánh có thành phần nguyên chất từ bột lúa mì hoặc các loại ngũ cốc nhúng sữa sẽ tốt hơn cho sức khỏe của mẹ và bé.

– Các loại thức uống chứa caffeine hoặc cồn: các loại thức uống như cà phê, bia rượu có thể làm rối loạn quá trình phát triển của thai nhi thậm chí gây sẩy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Ngoài ra, đây cũng là nguyên nhân ảnh hưởng xấu đến hệ thần kinh, làm tăng nguy cơ mắc bệnh đao cho bé. Do đó mẹ bầu nên tránh xa những loại thức uống không lành mạnh.

– Thịt không được nấu chín: Giai đoạn mang thai bạn nên tạm “chia tay” với các loại gỏi sống hoặc thịt tái, sushi. Trong những món ăn này thường chứa nhiều loại ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như ngộ độc, thai chết lưu, sẩy thai…

– Thịt muối và phomat mềm: việc sử dụng thịt muối hoặc phomat mềm có thể khiến bạn bị nhiễm khuẩn listeria. Khuẩn này sẽ khiến thai nhi bị nhiễm trùng, có thể gây sẩy thai rất nguy hiểm cho mẹ và bé.

– Khoai tây mọc mầm: Khoai tây mang nhiều chất dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu. Nhưng khoai tây một khi đã mọc mầm sẽ chứa nhiều độc tố ảnh hưởng xấu và gây dị tật cho thai nhi. Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến15 loại thực phẩm gây sảy thai cao mẹ bầu cần tránh để bảo vệ tốt nhất thời kỳ này

Nên sử dụng thịt nấu chín thay vì thịt tái (Nguồn: baomoi.vn)

Uống nước đều đặn

Uống nước đều đặn chính là một trong những lưu ý quan trọng khi bạn mang thai. Giai đoạn này các bà bầu thường đi vệ sinh nhiều hơn bình thường do áp lực của thai nhi lên bàng quang. Do đó mà cơ thể mẹ cũng mất nước nhiều hơn, bạn cần uống nước đầy đủ để bổ sung cho lượng nước đã mất. Bên cạnh nước lọc, bạn có thể uống sữa bầu hoặc các loại nước ép hoa quả như cam ép, cà rốt, cà chua ép… Nếu bạn không uống được sữa bầu, có thể thay thế bằngcác loại sữa tươi nguyên chất thơm ngon, bổ dưỡng sẽ giúp hỗ trợ quá trình hấp thu tốt hơn.

Hạn chế lượng natri hấp thu vào cơ thể

Cơ thể mẹ bầu khi hấp thu quá nhiều natri sẽ dẫn đến tình trạng phù nề. Do đó khi chế biến thức ăn bạn nên dùng ít muối. Hạn chế sử dụng các loại thức ăn nhanh, thức ăn đóng hộp như khoai tây, xúc xích…

Phụ nữ có bầu nên uống nhiều sữa để cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi (Nguồn: wikidinhduong.com)

3. Bà bầu mang thai tuần 23 nên làm gì?

3.1. Tránh xa các loại chất kích thích và thuốc lá

Chất kích thích và thuốc lá là nguyên nhân chính ảnh hưởng xấu đến nhịp tim và sự phát triển của não bộ. Ngay cả khi mẹ không hút thuốc, việc hít phải khói thuốc cũng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi.

3.2. Nằm ngủ nghiêng

Giai đoạn này mẹ nên bắt đầu tập ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa. Vì thời kì thai nhi 23 tuần tuổi bụng của mẹ đã khá lớn. Nếu mẹ nằm ngửa có thể gây áp lực lên tử cung ảnh hưởng không tốt đến việc cung cấp oxy cho thai nhi. Việc thay đổi tư thế ngủ phù hợp sẽ giúp mẹ giảm được tình trạng này. Các loại gối cao cấp dành cho bà bầu sẽ phần nào giúp bạn có một giấc ngủ thoải mái hơn.

Bà bầu nên nằm ngủ nghiêng sẽ tốt hơn cho thai nhi (Nguồn: conlatatca.com)

3.3. Duy trì thói quen vận động nhẹ

Thai nhi 23 tuần tuổi đã có kích thước khá lớn, do đó nhiều mẹ bầu cảm thấy nặng nề khi di chuyển. Tuy nhiên bạn nên chịu khó vận động nhẹ mỗi ngày hoặc học một số bài tập hít thở, bài tập yoga để rèn luyện sức khỏe và hỗ trợ quá trình sinh nở dễ dàng hơn. Nếu cảm thấy mệt mỏi bạn có thể tìm đến các dịch vụ massage chăm sóc bà bầu chuyên nghiệp để được thư giãn, chăm sóc da.

3.4. Khám thai định kỳ theo lịch hẹn

Tuần thứ 22 chính là một trong những cột mốc siêu âm chính, nếu vì lý do gì đó mà bạn đã bỏ lỡ thì có thể đi siêu âm thai trong tuần này. Việc khám thai định kỳ cho tam ca nguyệt thứ 2 theo chỉ dẫn sẽ giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của việc này, bạn có tham khảo giải đáp những thắc mắc thường gặp của mẹ bầu về việc khám thai định kỳ.

Khám thai định kỳ theo lịch (Nguồn: eva.vn)

Trên đây là những thông tin chi tiết về sự phát triển của thai nhi 23 tuần tuổi. Tại Vinmec luôn có các dịch vụ thai sản trọn gói hỗ trợ mẹ bầu toàn diện trong suốt quá trình mang thai, sinh nở, chăm sóc mẹ và bé sau khi sinh. Nếu mang thai lần đầu tiên và chưa có nhiều kinh nghiệm, bạn nên lựa chọn dịch vụ này để mang đến cho thai nhi điều kiện phát triển.