Mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn đau nhức nghiêm trọng nhất trong cả thai kỳ. Mẹ bầu vừa mệt mỏi nhưng lại có nhiều lo lắng cho ngày sinh sắp đến gần, lo lắng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và bận rộn chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản rất cần thiết để mẹ bầu thêm an tâm về tháng mang thai thứ 8 đầy quan trọng này.
Nghỉ ngơi quan trọng hơn bao giờ hết
Ngày sinh sắp đến rất gần, trong tháng mang thai thứ 8 này, bạn nên đảm bảo được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì bạn sẽ rất bận rộn khi con chào đời. Hãy nhớ chăm sóc bản thân tốt nhất, đó cũng là cách trực tiếp để chăm sóc cho con. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể tập thể dục đều đặn.
Khi bé phát triển to hơn, bạn sẽ cảm thấy ngày càng chật hẹp trong dạ con, dẫn đến cảm giác đau ở bụng hoặc lồng ngực. Cơ thể của bạn sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin làm cho cơ và dây chằng được thư giãn, và mẹ bầu có thể cảm giác lắc lư khi di chuyển. Đừng lo lắng và hãy nhớ thư giãn.
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tháng thứ 8
Khó thở: Khi thai to lên sẽ đẩy căng lồng ngực, phổi và sườn, do đó làm cho bạn khó thở hơn. Tránh những hoạt động làm cho bạn mệt mỏi vì sẽ khó thở hơn.
Sữa non: Bạn có thể nhìn thấy một chất màu vàng nhạt chảy ra từ ngực trong tháng mang thai thứ 8 của thai kỳ. Nó được gọi là sữa non và là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng thức ăn cho bé, bạn có thể dùng thêm tấm lót ngực để tránh ướt áo và ngứa da.
Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt này tương tự như những cơn co thắt lúc chuyển dạ, là hiện tượng sinh lý bình thường cho thấy tử cung đang chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sinh. Sự thật là chúng rất giống với những cơn co thắt thực sự, vì vậy trong trường hợp bạn có bất cứ mối quan tâm nào, bạn nên cho bác sĩ biết.
Rò rỉ bàng quang: Khi mang thai ở tháng thứ 8, bạn thường xuyên phải đi nhà vệ sinh và cảm thấy rò rỉ nước tiểu khi bạn hắt hơi, cười hay ho.
Nhiều cảm xúc: Bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc như phấn khích, lo lắng, mệt mỏi hay e sợ, những cảm xúc này cũng sớm sẽ trôi qua.
Táo bón, ợ chua và khó tiêu: Nguyên do là thai phát triển ép vào cơ quan nội tạng như đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu này.
Thèm ăn: Do thai to ép vào dạ dày làm giảm kích thước, do đó bạn có thể ăn ít hơn bình thường trong bữa ăn. Vì thế bạn nên chia nhỏ các bữa ăn.
Chảy máu chân răng: Vì những thay đổi về hormone, nướu răng của bạn sẽ mềm hơn trong tháng thứ tám của thai kỳ, vì thế hãy thật nhẹ nhàng khi đánh răng.
Ngứa bụng: Da căng ra vì em bé đang phát triển sẽ gây ra ngứa.
Phù chân: Do cơ thể gia tăng trọng lượng, dồn áp lực vào chân sẽ dẫn đến sưng chân. Bạn nên thường xuyên gác chân lên cao, không đi bộ quá nhiều, không đi giày cao gót mà chọn giày có đề bằng.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 8
Đến cuối tháng mang thai thứ 8, phần lớn các cơ quan của bé đã được phát triển, ngoại trừ phổi. Bé di chuyển trong bụng mẹ ít hơn vì có ít khoảng trống hơn. Bé cũng sẽ tự xoay mình nằm chúc đầu xuống. Thông thường, các em bé đã đạt đến trọng lượng và chiều dài như khi được sinh ra.
Thai nhi tháng thứ 8
Những việc cần làm trong tháng mang thai thứ 8
Thường xuyên bổ sung vitamin: Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ rất cần chất sắt trong tháng mang thai này vì nhu cầu của cơ thể tăng cao. Vì vậy, cần bổ sung sắt đúng và đủ từ các thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh, trái cây khô, trái cây tươi, thịt đỏ và ngũ cốc. Canxi cũng rất cần thiết cho sự phát triển xương đầy đủ của mẹ bầu và thai nhi.
Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
Uống nhiều nước: Trong những tháng thứ 8 và 9 của thai kỳ, việc cung cấp nước cho cơ thể là rất cần thiết. Uống 8-10 ly nước hoặc thay bằng nước trái cây tươi.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Đây là thời gian để nghỉ ngơi và đảm bảo cho tinh thần không bị căng thẳng. Mẹ bầu càng thư giãn trong thời gian này thì sẽ càng tốt cho việc sinh nở về sau.
Mang thai tháng thứ 8 cũng là lúc thai kỳ sắp kết thúc, mẹ bầu hãy lên kế hoạch để hoàn thành và bàn giao các công việc của mình. Hãy chọn nghỉ ngơi nhiều và thả lỏng để đón con yêu nhé.
Theo Procarevn.vn
Mang thai tháng thứ 8
Mang thai tháng thứ 8 là giai đoạn đau nhức nghiêm trọng nhất trong cả thai kỳ. Mẹ bầu vừa mệt mỏi nhưng lại có nhiều lo lắng cho ngày sinh sắp đến gần, lo lắng tìm hiểu thêm nhiều kiến thức và bận rộn chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những kiến thức cơ bản rất cần thiết để mẹ bầu thêm an tâm về tháng mang thai thứ 8 đầy quan trọng này.
Nghỉ ngơi quan trọng hơn bao giờ hết
Ngày sinh sắp đến rất gần, trong tháng mang thai thứ 8 này, bạn nên đảm bảo được nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt vì bạn sẽ rất bận rộn khi con chào đời. Hãy nhớ chăm sóc bản thân tốt nhất, đó cũng là cách trực tiếp để chăm sóc cho con. Duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh và tập thể tập thể dục đều đặn.
Khi bé phát triển to hơn, bạn sẽ cảm thấy ngày càng chật hẹp trong dạ con, dẫn đến cảm giác đau ở bụng hoặc lồng ngực. Cơ thể của bạn sản sinh ra một loại hormone gọi là relaxin làm cho cơ và dây chằng được thư giãn, và mẹ bầu có thể cảm giác lắc lư khi di chuyển. Đừng lo lắng và hãy nhớ thư giãn.
Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai ở tháng thứ 8
Khó thở: Khi thai to lên sẽ đẩy căng lồng ngực, phổi và sườn, do đó làm cho bạn khó thở hơn. Tránh những hoạt động làm cho bạn mệt mỏi vì sẽ khó thở hơn.
Sữa non: Bạn có thể nhìn thấy một chất màu vàng nhạt chảy ra từ ngực trong tháng mang thai thứ 8 của thai kỳ. Nó được gọi là sữa non và là dấu hiệu cho thấy cơ thể mẹ đang chuẩn bị sẵn sàng thức ăn cho bé, bạn có thể dùng thêm tấm lót ngực để tránh ướt áo và ngứa da.
Cơn gò Braxton Hicks: Những cơn co thắt này tương tự như những cơn co thắt lúc chuyển dạ, là hiện tượng sinh lý bình thường cho thấy tử cung đang chuẩn bị sẵn sàng cho ngày sinh. Sự thật là chúng rất giống với những cơn co thắt thực sự, vì vậy trong trường hợp bạn có bất cứ mối quan tâm nào, bạn nên cho bác sĩ biết.
Rò rỉ bàng quang: Khi mang thai ở tháng thứ 8, bạn thường xuyên phải đi nhà vệ sinh và cảm thấy rò rỉ nước tiểu khi bạn hắt hơi, cười hay ho.
Nhiều cảm xúc: Bạn sẽ trải qua rất nhiều cung bậc cảm xúc như phấn khích, lo lắng, mệt mỏi hay e sợ, những cảm xúc này cũng sớm sẽ trôi qua.
Táo bón, ợ chua và khó tiêu: Nguyên do là thai phát triển ép vào cơ quan nội tạng như đường tiêu hóa gây ra các triệu chứng khó chịu này.
Thèm ăn: Do thai to ép vào dạ dày làm giảm kích thước, do đó bạn có thể ăn ít hơn bình thường trong bữa ăn. Vì thế bạn nên chia nhỏ các bữa ăn.
Chảy máu chân răng: Vì những thay đổi về hormone, nướu răng của bạn sẽ mềm hơn trong tháng thứ tám của thai kỳ, vì thế hãy thật nhẹ nhàng khi đánh răng.
Ngứa bụng: Da căng ra vì em bé đang phát triển sẽ gây ra ngứa.
Phù chân: Do cơ thể gia tăng trọng lượng, dồn áp lực vào chân sẽ dẫn đến sưng chân. Bạn nên thường xuyên gác chân lên cao, không đi bộ quá nhiều, không đi giày cao gót mà chọn giày có đề bằng.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 8
Đến cuối tháng mang thai thứ 8, phần lớn các cơ quan của bé đã được phát triển, ngoại trừ phổi. Bé di chuyển trong bụng mẹ ít hơn vì có ít khoảng trống hơn. Bé cũng sẽ tự xoay mình nằm chúc đầu xuống. Thông thường, các em bé đã đạt đến trọng lượng và chiều dài như khi được sinh ra.
Thai nhi tháng thứ 8
Những việc cần làm trong tháng mang thai thứ 8
Thường xuyên bổ sung vitamin: Hầu hết phụ nữ mang thai sẽ rất cần chất sắt trong tháng mang thai này vì nhu cầu của cơ thể tăng cao. Vì vậy, cần bổ sung sắt đúng và đủ từ các thực phẩm giàu chất sắt như rau lá xanh, trái cây khô, trái cây tươi, thịt đỏ và ngũ cốc. Canxi cũng rất cần thiết cho sự phát triển xương đầy đủ của mẹ bầu và thai nhi.
Xem thêm: Bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách
Uống nhiều nước: Trong những tháng thứ 8 và 9 của thai kỳ, việc cung cấp nước cho cơ thể là rất cần thiết. Uống 8-10 ly nước hoặc thay bằng nước trái cây tươi.
Nghỉ ngơi đầy đủ: Đây là thời gian để nghỉ ngơi và đảm bảo cho tinh thần không bị căng thẳng. Mẹ bầu càng thư giãn trong thời gian này thì sẽ càng tốt cho việc sinh nở về sau.
Mang thai tháng thứ 8 cũng là lúc thai kỳ sắp kết thúc, mẹ bầu hãy lên kế hoạch để hoàn thành và bàn giao các công việc của mình. Hãy chọn nghỉ ngơi nhiều và thả lỏng để đón con yêu nhé.
Theo Procarevn.vn
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi