Khi bé được 3 tháng tuổi đồng nghĩa với việc bé đi qua giai đoạn sơ sinh và bắt đầu có những bước phát triển đầu tiên. Chính vì vậy, thời gian này việc thiết lập một lịch trình sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi có ý nghĩa rất quan trọng, vừa có thể kiểm soát được thời gian ăn, ngủ, nghỉ của con, vừa giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm bé. Dưới đây là lịch trình sinh hoạt ăn, ngủ mẫu cho bé 3-4 tháng tuổi, các mẹ tham khảo nhé !
Lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi sẽ giúp mẹ nhàn hơn và bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn
1. Trẻ 3 tháng tuổi nên ngủ bao lâu?
Tùy vào cơ địa và tính chất mỗi bé, giờ giấc ngủ sẽ không giống nhau hoàn toàn, nhưng nhìn chung trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ cần ngủ từ 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm ba đến bốn giấc ngủ ngắn dao động 4-6 giờ. Tuy nhiên, việc trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thế cũng là điều bình thường.
Trẻ 3 tháng tuổi thường dành khá nhiều thời gian để ngủ
So với thời gian đầu, khi được 3 tháng tuổi bé có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm, có thể là 5 giờ (hoặc thậm chí nhiều hơn một chút) tại một thời điểm. Mẹ cũng đừng hoảng sợ nếu bé có thức dậy thường xuyên hơn vì một số em bé vẫn thức dậy để ăn trong giai đoạn này.
2. Lịch sinh hoạt mẫu cho bé 3 tháng tuổi
Việc thiết lập một lịch sinh hoạt cố định là điều không phải dễ dàng và tùy vào mỗi bé sẽ có giờ giấc sinh hoạt khác nhau. Dưới đây là thời gian biểu cho bé 3 tháng tuổi mà các mẹ có thể sử dụng để tham khảo, tuy nhiên các mẹ có thể thay đổi thời gian linh động tùy theo đồng hồ sinh học của mỗi bé.
7h30 : Đánh thức bé dậy và cho ăn9h00 : Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày10h00 : Em bé thức dậy và được cho ăn11h30 : Giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày12h30 : Em bé thức dậy và được cho ăn14h00 : Giấc ngủ ngắn thứ ba trong ngày15h30: Em bé thức dậy và được cho ăn17h00: Giấc ngủ ngắn thứ tư trong ngày18h00: Em bé thức dậy và được cho ăn19h00: Bắt đầu thói quen đi ngủ19h30: Giờ đi ngủ (hai đến ba lần cho ăn qua đêm)
Nếu trẻ 3 tháng tuổi có xu hướng ngủ ít hơn 1 giờ trong những giấc ngủ ngắn, mẹ có thể xem xét thêm lịch trình sinh hoạt dưới. Lưu ý rằng thời gian ngủ có thể thay đổi từ 30 phút đến 1 giờ.
Bé sẽ ít quấy khóc hơn khi đã quen với lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi
7h00 : Em bé thức dậy trong ngày và được cho ăn lần đầu tiên8h00 : Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày8h45 : Em bé thức dậy và được cho ăn10h15 : Giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày11h00 : Em bé thức dậy và được cho ăn12h30 : Giấc ngủ ngắn thứ ba trong ngày13h00: Em bé thức dậy và được cho ăn14h00: Giấc ngủ ngắn thứ tư trong ngày15h00: Em bé thức dậy và được cho ăn17h00: Giấc ngủ ngắn thứ năm trong ngày17h30: Em bé thức dậy và được cho ăn19h00: Bắt đầu thói quen đi ngủ19h30: Giờ đi ngủ (hai đến ba lần cho ăn qua đêm)
3. Một số vấn đề về giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi và cách khắc phục
Vì cơ địa mỗi bé là không giống nhau, nên khi áp dụng lịch trình sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi sẽ có những phát sinh thêm những trường hợp khác, thông thường sẽ là giấc ngủ vào buổi tối của trẻ 3 tháng tuổi sẽ gặp một số vấn đề sau, mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý khắc phục nhé:
- Bé bị tỉnh và khó để ngủ lại: Khi bố mẹ vào phòng của bé để cho bé ăn hoặc thay đồ vào ban đêm, hãy tắt đèn và cố gắng hết sức để không kích thích bé quá nhiều, cần kiên trì tạo không gian yên tĩnh, tránh trường hợp bé chưa ngủ lại mà bố mẹ lại bật đèn, cho bé dậy chơi đùa.
- Bé ngủ không sâu và quấy khóc vào ban đêm: Khi bé có phản ứng giữa đêm, mẹ hãy đợi một vài phút trước khi dỗ dành để xem bé có thể tự ngủ lại được không, nếu bé vẫn khóc, hãy kiểm tra nhưng không bế lên hoặc bật đèn, có thể vỗ nhẹ nhàng vào lưng hoặc ghé sát người vào bé để bé cảm nhận hơi ấm. Trường hợp bé không ngừng khóc, có thể bé cần thay tã hoặc đang đói.
Khi bé khóc buổi đêm mẹ đừng vội vàng bế bé lên vội mà hãy vỗ nhẹ vào lưng bé
- Bé đòi ăn đêm liên tục: Thời điểm bé 3 tháng tuổi vẫn cần ăn một hoặc hai lần trong đêm, sẽ không cần thiết nếu bé đòi ăn từ hai lần trở lên. Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn đang ăn nhiều trong ngày và cố gắng khuyến khích bé ăn nhiều hơn một chút trước khi đi ngủ.
Đừng lo lắng nếu em bé của bạn chưa thật sự quen với lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi mà Joie gợi ý. Thiết lập thói quen lành mạnh cần có thời gian, sẽ hơi vất vả vào những ngày đầu áp dụng, tuy nhiên khi bé đã dần quen với giờ giấc này bé sẽ có những giấc ngủ ngon và phát triển tốt hơn.
Có thể mẹ quan tâm >>
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách khắc phục
5 cách giúp bé tự ngủ trong giường cũi dễ dàng
Những cách dỗ em bé ngủ nhanh chóng và dễ dàng nhất
Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có tốt không? Nỗi lo của nhiều cha mẹ
Khi bé được 3 tháng tuổi đồng nghĩa với việc bé đi qua giai đoạn sơ sinh và bắt đầu có những bước phát triển đầu tiên. Chính vì vậy, thời gian này việc thiết lập một lịch trình sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi có ý nghĩa rất quan trọng, vừa có thể kiểm soát được thời gian ăn, ngủ, nghỉ của con, vừa giúp mẹ nhàn hơn trong việc chăm bé. Dưới đây là lịch trình sinh hoạt ăn, ngủ mẫu cho bé 3-4 tháng tuổi, các mẹ tham khảo nhé !
Lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi sẽ giúp mẹ nhàn hơn và bé sẽ có giấc ngủ ngon hơn
1. Trẻ 3 tháng tuổi nên ngủ bao lâu?
Tùy vào cơ địa và tính chất mỗi bé, giờ giấc ngủ sẽ không giống nhau hoàn toàn, nhưng nhìn chung trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ cần ngủ từ 14 đến 17 giờ trong khoảng thời gian 24 giờ, bao gồm ba đến bốn giấc ngủ ngắn dao động 4-6 giờ. Tuy nhiên, việc trẻ 3 tháng tuổi ngủ nhiều hơn hoặc ít hơn thế cũng là điều bình thường.
Trẻ 3 tháng tuổi thường dành khá nhiều thời gian để ngủ
So với thời gian đầu, khi được 3 tháng tuổi bé có thể ngủ lâu hơn vào ban đêm, có thể là 5 giờ (hoặc thậm chí nhiều hơn một chút) tại một thời điểm. Mẹ cũng đừng hoảng sợ nếu bé có thức dậy thường xuyên hơn vì một số em bé vẫn thức dậy để ăn trong giai đoạn này.
2. Lịch sinh hoạt mẫu cho bé 3 tháng tuổi
Việc thiết lập một lịch sinh hoạt cố định là điều không phải dễ dàng và tùy vào mỗi bé sẽ có giờ giấc sinh hoạt khác nhau. Dưới đây là thời gian biểu cho bé 3 tháng tuổi mà các mẹ có thể sử dụng để tham khảo, tuy nhiên các mẹ có thể thay đổi thời gian linh động tùy theo đồng hồ sinh học của mỗi bé.
7h30 : Đánh thức bé dậy và cho ăn9h00 : Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày10h00 : Em bé thức dậy và được cho ăn11h30 : Giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày12h30 : Em bé thức dậy và được cho ăn14h00 : Giấc ngủ ngắn thứ ba trong ngày15h30: Em bé thức dậy và được cho ăn17h00: Giấc ngủ ngắn thứ tư trong ngày18h00: Em bé thức dậy và được cho ăn19h00: Bắt đầu thói quen đi ngủ19h30: Giờ đi ngủ (hai đến ba lần cho ăn qua đêm)
Nếu trẻ 3 tháng tuổi có xu hướng ngủ ít hơn 1 giờ trong những giấc ngủ ngắn, mẹ có thể xem xét thêm lịch trình sinh hoạt dưới. Lưu ý rằng thời gian ngủ có thể thay đổi từ 30 phút đến 1 giờ.
Bé sẽ ít quấy khóc hơn khi đã quen với lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi
7h00 : Em bé thức dậy trong ngày và được cho ăn lần đầu tiên8h00 : Giấc ngủ ngắn đầu tiên trong ngày8h45 : Em bé thức dậy và được cho ăn10h15 : Giấc ngủ ngắn thứ hai trong ngày11h00 : Em bé thức dậy và được cho ăn12h30 : Giấc ngủ ngắn thứ ba trong ngày13h00: Em bé thức dậy và được cho ăn14h00: Giấc ngủ ngắn thứ tư trong ngày15h00: Em bé thức dậy và được cho ăn17h00: Giấc ngủ ngắn thứ năm trong ngày17h30: Em bé thức dậy và được cho ăn19h00: Bắt đầu thói quen đi ngủ19h30: Giờ đi ngủ (hai đến ba lần cho ăn qua đêm)
3. Một số vấn đề về giấc ngủ của bé 3 tháng tuổi và cách khắc phục
Vì cơ địa mỗi bé là không giống nhau, nên khi áp dụng lịch trình sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi sẽ có những phát sinh thêm những trường hợp khác, thông thường sẽ là giấc ngủ vào buổi tối của trẻ 3 tháng tuổi sẽ gặp một số vấn đề sau, mẹ có thể tham khảo một vài gợi ý khắc phục nhé:
- Bé bị tỉnh và khó để ngủ lại: Khi bố mẹ vào phòng của bé để cho bé ăn hoặc thay đồ vào ban đêm, hãy tắt đèn và cố gắng hết sức để không kích thích bé quá nhiều, cần kiên trì tạo không gian yên tĩnh, tránh trường hợp bé chưa ngủ lại mà bố mẹ lại bật đèn, cho bé dậy chơi đùa.
- Bé ngủ không sâu và quấy khóc vào ban đêm: Khi bé có phản ứng giữa đêm, mẹ hãy đợi một vài phút trước khi dỗ dành để xem bé có thể tự ngủ lại được không, nếu bé vẫn khóc, hãy kiểm tra nhưng không bế lên hoặc bật đèn, có thể vỗ nhẹ nhàng vào lưng hoặc ghé sát người vào bé để bé cảm nhận hơi ấm. Trường hợp bé không ngừng khóc, có thể bé cần thay tã hoặc đang đói.
Khi bé khóc buổi đêm mẹ đừng vội vàng bế bé lên vội mà hãy vỗ nhẹ vào lưng bé
- Bé đòi ăn đêm liên tục: Thời điểm bé 3 tháng tuổi vẫn cần ăn một hoặc hai lần trong đêm, sẽ không cần thiết nếu bé đòi ăn từ hai lần trở lên. Hãy chắc chắn rằng em bé của bạn đang ăn nhiều trong ngày và cố gắng khuyến khích bé ăn nhiều hơn một chút trước khi đi ngủ.
Đừng lo lắng nếu em bé của bạn chưa thật sự quen với lịch sinh hoạt cho bé 3 tháng tuổi mà Joie gợi ý. Thiết lập thói quen lành mạnh cần có thời gian, sẽ hơi vất vả vào những ngày đầu áp dụng, tuy nhiên khi bé đã dần quen với giờ giấc này bé sẽ có những giấc ngủ ngon và phát triển tốt hơn.
Có thể mẹ quan tâm >>
Trẻ sơ sinh ngủ không sâu giấc và cách khắc phục
5 cách giúp bé tự ngủ trong giường cũi dễ dàng
Những cách dỗ em bé ngủ nhanh chóng và dễ dàng nhất
Trẻ sơ sinh bú ít ngủ nhiều có tốt không? Nỗi lo của nhiều cha mẹ
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi