Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào là hợp lý để đảm bảo trẻ phát triển tối ưu?
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0 – 18 tuổi) chuẩn khoa học
Vì sao cần tuân thủ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?
Các chuyên gia cho biết, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và trí não của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Cụ thể, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí thông minh, chỉ số cảm xúc… của trẻ
Với trẻ lớn hơn, nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sự tập trung học tập, hoạt động nhận thức, tâm trạng, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ… Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, phát triển tối ưu.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển vận động và nhận thức của trẻ
Tác hại của việc trẻ không ngủ đủ giấc
Điều dễ nhận thấy nhất ở trẻ khó ngủ, ngủ không đủ giấc là hay cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc. Không chỉ thế, ngủ không đủ giấc còn góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch, cũng như trầm cảm ở trẻ sau này.
Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy trẻ có giấc ngủ kém khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai dưới dạng béo phì, tiểu đường và huyết áp cao. Một số trẻ có những biểu hiện giống với rối loạn tăng động, giảm chú ý.
Ở thanh thiếu niên, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng lâu dài đến kết quả học tập, làm giảm khả năng chú ý, giảm thành tích học tập ở trường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Hiệp hội Y khoa, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xem mất ngủ mãn tính ở thanh thiếu niên là một yếu tố nguy cơ của lạm dụng chất kích thích, mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần…
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thời gian ngủ của trẻ thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố nhất định, bao gồm cả độ tuổi của trẻ.
Dưới đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine – AASM), bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu.
Độ tuổi Thời gian ngủ/ngày Chi tiết 1 – 4 tuần 18 – 20 giờ Mỗi giấc ngủ của trẻ khá ngắn, chỉ từ 2 – 4 tiếng. 2 – 4 tháng 16 – 18 giờ Khi được 6 tuần tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài hơn, từ 4 – 6 tiếng, và có xu hướng diễn ra vào buổi tối. 4 – 12 tháng 14 – 15 giờ Việc thiết lập thói quen ngủ lành mạnh của trẻ ở giai đoạn này là mục tiêu chính, bởi giờ đây trẻ đã thích nghi với môi trường mới 1 – 3 tuổi 12 – 14 giờ Từ 1 – 3 tuổi, trẻ vẫn ngủ một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, có thể từ 1 – 3,5 tiếng. Buổi tối, trẻ thường đi ngủ trong khoảng 7 – 9 giờ và thức dậy trong khoảng 6 – 8 giờ sáng. 3 – 6 tuổi 10 – 12 giờ Giống từ 1 – 3 tuổi. 7 – 12 tuổi 10 – 11 giờ Ở lứa tuổi này, trẻ có nhiều hoạt động ở trường học và gia đình, do đó, giờ đi ngủ của trẻ dần dần trở nên muộn hơn. Hầu hết trẻ 7 – 12 tuổi thường đi ngủ lúc 9 giờ tối. 12 – 18 tuổi 8 – 9 giờ Nhu cầu ngủ quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đối với nhiều thanh thiếu niên, áp lực xã hội có thể làm trẻ ngủ không đủ giấc và thiếu chất lượng.
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tạo thói quen đi ngủ đồng nhất mỗi ngày ở trẻ rất tốt, vì nó đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Theo đó, bố mẹ nên giúp trẻ tạo ra các thói quen tốt trước khi đi ngủ.
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
- Nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ và cho trẻ đi ngủ
- Cho trẻ ăn sữa no, kiểm tra tã/bỉm, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi đi ngủ
- Tạo không gian ngủ cho trẻ thoải mái, yên tĩnh, sắp xếp giường ngủ thật êm, mở ánh sáng dịu nhẹ
- Để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm nên tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm, ban ngày cho trẻ ngủ ít lại…
Cách giúp trẻ nhỏ ngủ ngon
- Mỗi ngày, nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ vào một giờ cố định
- Yêu cầu trẻ đánh răng, mặc đồ ngủ và chọn cho mình con thú nhồi bông yêu thích mang theo vào giường ngủ
Trước khi đi ngủ, nên yêu cầu trẻ đánh răng, thay đồ ngủ để tạo thói quen ngủ ngon
- Đọc/ kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc hát một bài hát ru
- Tạo không gian ngủ thoải mái: tắt đèn (hoặc mở đèn ngủ), tắt các thiết bị điện tử, màn hình tivi, mở nhiệt độ điều hòa mát mẻ
- Không cho trẻ ăn/ uống sữa quá no trước khi đi ngủ, tốt nhất nên từ 1 – 2 giờ
- Ban ngày, nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục vừa sức, điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Nếu bố mẹ đang thực hành tạo thói quen ngủ ngon và sâu giấc cho con nhưng trẻ vẫn khó ngủ hoặc trằn trọc vào ban đêm, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân liệu trẻ có mắc chứng khó ngủ hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời
Với trẻ ở tuổi học đường, bố mẹ có thể yêu cầu giáo viên cập nhật tình hình của trẻ trên lớp. Nếu trẻ khó tập trung, hiếu động hoặc gặp các vấn đề trong học tập có thể cho thấy trẻ không ngủ đúng giấc.
Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển rất quan trọng với mỗi đứa trẻ, giúp hình thành nên tính cách và khả năng vận động, suy nghĩ sau này. Do đó, bố mẹ nên chú ý theo dõi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như các lứa tuổi khác để sớm phát hiện vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển chiều cao và trí não của trẻ. Vậy thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như thế nào là hợp lý để đảm bảo trẻ phát triển tối ưu?
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (0 – 18 tuổi) chuẩn khoa học
Vì sao cần tuân thủ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh?
Các chuyên gia cho biết, giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng thể chất và trí não của trẻ ở giai đoạn đầu đời. Cụ thể, với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, giấc ngủ ảnh hưởng tới sự phát triển chiều cao, trí thông minh, chỉ số cảm xúc… của trẻ
Với trẻ lớn hơn, nhiều nghiên cứu cho thấy giấc ngủ còn ảnh hưởng đến sự tập trung học tập, hoạt động nhận thức, tâm trạng, khả năng tiếp thu kiến thức của trẻ… Vì vậy, bố mẹ cần tuân thủ thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc, phát triển tối ưu.
Giấc ngủ ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng phát triển vận động và nhận thức của trẻ
Tác hại của việc trẻ không ngủ đủ giấc
Điều dễ nhận thấy nhất ở trẻ khó ngủ, ngủ không đủ giấc là hay cáu kỉnh, thường xuyên quấy khóc. Không chỉ thế, ngủ không đủ giấc còn góp phần làm tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến viêm mũi dị ứng, hệ thống miễn dịch, cũng như trầm cảm ở trẻ sau này.
Ngoài ra, còn có bằng chứng cho thấy trẻ có giấc ngủ kém khi còn nhỏ có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch trong tương lai dưới dạng béo phì, tiểu đường và huyết áp cao. Một số trẻ có những biểu hiện giống với rối loạn tăng động, giảm chú ý.
Ở thanh thiếu niên, ngủ không đủ giấc có thể ảnh hưởng lâu dài đến kết quả học tập, làm giảm khả năng chú ý, giảm thành tích học tập ở trường và tăng nguy cơ mắc các vấn đề liên quan đến sức khỏe tâm thần.
Hiệp hội Y khoa, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh, Học viện Nhi khoa Hoa Kỳ xem mất ngủ mãn tính ở thanh thiếu niên là một yếu tố nguy cơ của lạm dụng chất kích thích, mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần…
Bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thời gian ngủ của trẻ thay đổi tùy thuộc vào từng cá nhân và các yếu tố nhất định, bao gồm cả độ tuổi của trẻ.
Dưới đây là bảng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ theo khuyến nghị của Viện Y học Giấc ngủ Hoa Kỳ (American Academy of Sleep Medicine – AASM), bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng cho bé yêu.
Độ tuổi Thời gian ngủ/ngày Chi tiết 1 – 4 tuần 18 – 20 giờ Mỗi giấc ngủ của trẻ khá ngắn, chỉ từ 2 – 4 tiếng. 2 – 4 tháng 16 – 18 giờ Khi được 6 tuần tuổi, giấc ngủ của trẻ sẽ kéo dài hơn, từ 4 – 6 tiếng, và có xu hướng diễn ra vào buổi tối. 4 – 12 tháng 14 – 15 giờ Việc thiết lập thói quen ngủ lành mạnh của trẻ ở giai đoạn này là mục tiêu chính, bởi giờ đây trẻ đã thích nghi với môi trường mới 1 – 3 tuổi 12 – 14 giờ Từ 1 – 3 tuổi, trẻ vẫn ngủ một giấc ngủ ngắn mỗi ngày, có thể từ 1 – 3,5 tiếng. Buổi tối, trẻ thường đi ngủ trong khoảng 7 – 9 giờ và thức dậy trong khoảng 6 – 8 giờ sáng. 3 – 6 tuổi 10 – 12 giờ Giống từ 1 – 3 tuổi. 7 – 12 tuổi 10 – 11 giờ Ở lứa tuổi này, trẻ có nhiều hoạt động ở trường học và gia đình, do đó, giờ đi ngủ của trẻ dần dần trở nên muộn hơn. Hầu hết trẻ 7 – 12 tuổi thường đi ngủ lúc 9 giờ tối. 12 – 18 tuổi 8 – 9 giờ Nhu cầu ngủ quan trọng đối với sức khỏe và tinh thần của lứa tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên, đối với nhiều thanh thiếu niên, áp lực xã hội có thể làm trẻ ngủ không đủ giấc và thiếu chất lượng.
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm
Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc tạo thói quen đi ngủ đồng nhất mỗi ngày ở trẻ rất tốt, vì nó đảm bảo trẻ ngủ đủ giấc. Theo đó, bố mẹ nên giúp trẻ tạo ra các thói quen tốt trước khi đi ngủ.
Cách giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon
- Nhận biết các dấu hiệu buồn ngủ của trẻ và cho trẻ đi ngủ
- Cho trẻ ăn sữa no, kiểm tra tã/bỉm, vệ sinh sạch sẽ cho trẻ trước khi đi ngủ
- Tạo không gian ngủ cho trẻ thoải mái, yên tĩnh, sắp xếp giường ngủ thật êm, mở ánh sáng dịu nhẹ
- Để trẻ ngủ ngon và sâu giấc hơn vào ban đêm nên tập cho trẻ phân biệt ngày và đêm, ban ngày cho trẻ ngủ ít lại…
Cách giúp trẻ nhỏ ngủ ngon
- Mỗi ngày, nên tạo cho trẻ thói quen đi ngủ vào một giờ cố định
- Yêu cầu trẻ đánh răng, mặc đồ ngủ và chọn cho mình con thú nhồi bông yêu thích mang theo vào giường ngủ
Trước khi đi ngủ, nên yêu cầu trẻ đánh răng, thay đồ ngủ để tạo thói quen ngủ ngon
- Đọc/ kể cho trẻ nghe một câu chuyện, hoặc hát một bài hát ru
- Tạo không gian ngủ thoải mái: tắt đèn (hoặc mở đèn ngủ), tắt các thiết bị điện tử, màn hình tivi, mở nhiệt độ điều hòa mát mẻ
- Không cho trẻ ăn/ uống sữa quá no trước khi đi ngủ, tốt nhất nên từ 1 – 2 giờ
- Ban ngày, nên khuyến khích trẻ vận động, tập thể dục vừa sức, điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn vào ban đêm.
Nếu bố mẹ đang thực hành tạo thói quen ngủ ngon và sâu giấc cho con nhưng trẻ vẫn khó ngủ hoặc trằn trọc vào ban đêm, hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân liệu trẻ có mắc chứng khó ngủ hay không để có biện pháp can thiệp kịp thời
Với trẻ ở tuổi học đường, bố mẹ có thể yêu cầu giáo viên cập nhật tình hình của trẻ trên lớp. Nếu trẻ khó tập trung, hiếu động hoặc gặp các vấn đề trong học tập có thể cho thấy trẻ không ngủ đúng giấc.
Thời thơ ấu là giai đoạn phát triển rất quan trọng với mỗi đứa trẻ, giúp hình thành nên tính cách và khả năng vận động, suy nghĩ sau này. Do đó, bố mẹ nên chú ý theo dõi thời gian ngủ của trẻ sơ sinh, cũng như các lứa tuổi khác để sớm phát hiện vấn đề và có biện pháp can thiệp kịp thời.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi