Bước sang thời kỳ 4, bé được 12- 18 tháng tuổi, tất nhiên là mẹ cũng nên thay đổi thực đơn cho bé ăn dặm một chút, để bé ăn ngon miệng hơn, thú vị hơn. Ngoài việc tiếp tục duy trì mỗi ngày 3 bữa ăn chính vì phần lớn chất dinh dưỡng cho bé sẽ được hấp thu qua thức ăn dặm. Bên cạnh đó mẹ cần chế biến thức ăn mềm hơn thức ăn của người lớn để bé có thể tiếp tục tập luyện khả năng dùng răng (lợi) để nhai thức ăn. Đến tháng 18 là bé có thể kết thúc giai đoạn ăn dặm mà ăn cơm như của người lớn rồi. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị Ninh] hãy cùng tham khảo những tháng cuối cùng ăn dặm này nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị Ninh]
Sang thời kỳ 4, mẹ có thể thử cho bé ăn thêm một số loại hải sản như tôm, cua,.. Tuy nhiên, các thực phẩm này có thể gây dị ứng ở một số bé, nên tốt nhất cho ăn ít một để theo dõi dần. Khi sử dụng dầu ăn để nấu các món chiên món xào, mẹ nên hạn chế sao cho mỗi ngày chỉ nên ăn một bữa có sử dụng dầu ăn là tốt nhất.
Các bé thường có xu hướng thích đồ ăn có hương vị rõ ràng. Vì vậy, một khi được ăn thức ăn chế biến mặn thì bé sẽ nhớ và không còn muốn ăn thức ăn nhạt nữa. Tuy nhiên, việc ăn mặn sớm không tốt cho trẻ khi mà hệ thống các cơ quan bài tiết còn non nớt, chưa phát triển. Bởi vậy, khi chế biến thức ăn, vẫn cần duy trì nêm gia vị nhạt gấp 3-4 lần so với thức ăn bình thường của người lớn.
1.Bí đỏ nấu thịt băm
Nguyên liệu:
Bí đỏ, thịt băm
Nước dashi
Xì dầu
Cách làm:
Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ khoảng 1cm.
Cho thịt băm vào nồi xào chín thì cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình nấu, thêm nước dashi hoặc nước luộc rau củ vào để không bị cháy và món ăn có vị đậm đà hơn.
Trước khi tắt bếp có thêm nêm một chút xì dầu.
2.Cơm nắm hình kẹo
Nguyên liệu:
Cơm
Ruốc cá hồi
Súp lơ xanh
Nấm hương
Rong biển
Cách làm:
Súp lơ xanh luộc chín, thái nhỏ
Nấm hương thái nhỏ, xào chín mềm.
Trộn đều cơm với ruốc cá hồi, súp lơ xanh, nấm hương. Sau đó viên lại thành hình tròn, hoặc thon dài tùy thích.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc viên cơm lại, rồi vặn xoắn 2 đầu cho giống những chiếc kẹo là hoàn thành.
Tùy sở thích, có thể dùng rong biển làm đai quấn xung quanh ” chiếc kẹo ” mẹ có thể sáng tạo với nhiều nguyên liệu khác nhau, tạo sự mới lạ hấp dẫn cho bữa ăn của bé.
3.Đậu bắp xào đậu phụ non
Nguyên liệu:
1 quả đậu bắp
1 miếng đậu phụ non 2cm
30ml nước dashi
Một chút muối
Cách làm:
Đậu bắp rửa sạch, để nguyên quả rồi cho vào nồi luộc chín.
Thái mỏng đậu bắp, và thái đậu phụ thành các miếng vuông nhỏ.
Cho đậu bắp, muối, đậu phụ và nước dashi vào nồi đun với lửa nhỏ cho các nguyên liệu ngấm đều gia vị, đến khi nước cạn dần là được.
4.Cơm cuộn trứng
Nguyên liệu:
1 bát cơm nhỏ
1 thìa sốt cà chua ketchup
1 thìa nấm băm nhỏ
1 quả trứng
1 chút muối
Cách làm:
Trứng đánh tan với một chút muối rồi cho vào chảo láng đều. Rán trứng với lửa nhỏ và không đảo để trứng được rán thành lớp tảng mỏng. Khi trứng chín, để một lát cho nguội rồi lấy ra đĩa.
Láng một chút dầu ăn lên chảo, xào nấm cho chín rồi cho cơm, sốt cà chua vào xào cùng một lát cho sốt cà chua quện đều vào các nguyên liệu là được.
Chia cơm và trứng thành 2 phần để cuộn 2 chiếc nhỏ. Sau đó cắt khúc nhỏ cho bé vừa ăn.
5.Rau cải thảo cuốn thịt
Nguyên liệu:
3 lá rau cải thảo
100g thịt băm
2 thìa nấm hương băm nhỏ
1 chút muối hoặc nước mắm
Cách làm:
Rau cải thảo rửa sạch, trần qua nước sôi cho mềm
Trộn đều thịt băm với nấm hương, nước mắm
Mở rộng lá cải thảo, xếp thịt lên làm nhân rồi cuộn tròn lại.
Đun sôi nước luộc rau củ, rồi cho rau cải cuốn thịt vào đun chín mềm.
Cuối cùng, cắt khúc nhỏ cho bé dể ăn là hoàn thành.
6.Đậu phụ viên thịt băm
Nguyên liệu:
Đậu phụ
Thịt băm
Cà rốt
Một chút muối
Nước mắm, dầu ăn
Cách làm:
Đậu phụ để ráo nước, sau đó dùng dĩa dằm nát.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
Trộn đều đậu phụ với thịt băm, cà rốt, muối/nước mắm.
Viên tròn hỗn hợp đậu phụ lại, rồi cho vào chảo rán đều là được.
7.Khoai sọ thịt băm
Nguyên liệu:
2 củ khoai sọ
50g thịt băm
1 chút muối
Nước
Cách làm:
Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, sau đó bổ làm 6 hoặc 8 miếng nhỏ.
Cho thịt băm vào nồi xào chín, sau đó cho khoai vào xào cùng, trong quá trình nấu, thỉnh thoảng thêm 1 chút nước vào cho khoai không bị cháy.
Khi khoai bắt đầu chín mềm thì nêm muối và đun một lát cho muối ngấm vào khoai.
Thêm nước sâm sấp mặt khoai, và ninh cho tới khi khoai nhừ hẳn là được.
8.Rau xào nấm, thịt gà
Nguyên liệu:
1 cây cải ngọt
5-7 cây nấm nhỏ
20g thịt ức gà
Xì dầu
Cách làm:
Thịt gà rửa sạch, thái mỏng
Rau, nấm rửa sạch, thái khúc nhỏ khoảng 1cm
Cho 1/2 muỗng dầu ăn lên chảo đun nóng rồi lần lượt cho thịt gà, rau, nấm vào xào.
Nêm xì dầu cho bé vừa miệng là hoàn thành.
9.Cá tẩm bột chiên xù
Nguyên liệu:
4-6 lát cá thái mỏng khoảng 0,5cm
1 quả trứng gà
Bột mì
Bột chiên xù
Dầu ăn
Một chút muối
Cách làm:
Cá thái lát mỏng rồi ướp với một chút muối
Lần lượt ăn miếng cá qua bột mì, trứng đánh tan, và bột chiên xù.
Thả miếng cá vào chảo dầu nóng, chiên vàng đều hai mặt là được.
10.Cà chua nướng phô mai
Nguyên liệu:
Cà chua bi
Phô mai
Cách làm:
Cà chua bi rửa sạch, cắt phần núm rồi dùng thìa gạt bỏ hạt.
Phô mai thái miếng nhỏ vừa với miệng quả cà chua.
Xếp phô mai lên quả cà chua rồi cho vào bếp nướng khoảng 3 phút là hoàn thành. Khi ăn, bóc vỏ cà chua cho đở dai.
11.Cơm nắm
Nguyên liệu:
Cơm
Cá
Súp lơ xanh
Cách làm:
Cá hấp hoặc chiên chín. Sau đó xé nhỏ
Súp lơ luộc chín, thái nhỏ
Cho cơm, cá, súp lơ vào bát rồi rắc 1 chút muối ( muối tinh, hạt nhỏ) vào trộn đều. Sau đó nắm cơm thành những nắm nhỏ vừa ăn là hoàn thành.
12.Bánh mì kẹp sốt bí đỏ
Nguyên liệu:
3 thìa bí đỏ nghiền nhuyễn
1 thìa sữa chua
4 lát bánh mì sandwich
Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ, khoét bỏ ruột, rồi luộc hoặc hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn trong lúc bí đỏ còn nóng.
Trộn đều bí đỏ và sữa chua.
Phết bí đỏ lên lát bánh mì, rồi dùng 1 lát bánh mì khác xếp chồng lên, ấn nhẹ xuống cho 2 lát dính với nhau.
Cắt bánh mì thành các thanh dài, hoặc thành những miếng có hình thù bắt mắt để hấp dẫn, tăng sự thích thú cho bé.
13.Cơm rang thập cẩm
Nguyên liệu:
1 bát cơm nhỏ
2 khoanh cà rốt mỏng
1 nhánh súp lơ
1/2 quả trứng
Dầu ăn
Muối
Cách làm:
Cà rốt, súp lơ luộc chín, thái nhỏ.
Láng dầu ăn lên chảo, đánh tan trứng, rồi đổ vào chảo, đảo nhanh tay.
Khi trứng vẫn còn ướt cho cơm vào đổ cùng cho trứng quện đều vào cơm.
Cho súp lơ, cà rốt vào rang cùng với cơm, nêm muối vào ăn là hoàn thành.
14.Bánh mì trứng chiên
Nguyên liệu:
Bánh mì sandwich
Trứng
Sữa tươi
Cách làm:
Cắt bánh mì thành những hình thù bắt mắt
Đánh tan lòng đỏ trứng gà và nêm vào đó một chút muối
Tẩm miếng bánh mì qua lòng đỏ trứng gà
Rán sơ bằng dầu ăn với lửa nhỏ cho miếng bánh mì chín vàng đều là được.
15. Đậu phụ sốt cà chua
Nguyên liệu:
1 quả cà chua
4-5 miếng đậu thái mỏng khoảng 2x4cm
Muối/ nước mắm
Cách làm:
Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.
Đậu phụ rán vàng xém 2 mặt. Lưu ý không rán kỹ quá sẽ làm miếng đậu bị cứng
Cho cà chua lên chảo đun chín mềm thì cho đậu phụ, muối hoặc nước mắm vào nấu cùng với lửa nhỏ cho các nguyên liệu ngấm đều với gia vị là được.
Tham khảo thêm những thực đơn ăn dặm khác
Mì spaghetti sốt thịt bằm cà chua
Nguyên liệu:
20g spaghetti
4 thìa thịt bằm
1 thìa bơ
3/4 quả cà chua
Cách làm:
Spaghetti bẻ thành từng khúc khoảng 3-4cm. Sau đó cho vào nồi nước sôi luộc chín. Khi luộc nhớ cho thêm một chút muối vào nồi nước. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
Đun nóng chảo, cho bơ vào đun chảy rồi cho thịt băm, một chút muối vào xào. Sau đó, cho cà chua vào xào cùng.
Khi thịt băm và cà chua chín mềm, cho spaghetti vào đảo đều và đun thêm 1 lát là được.
Củ quả hâm
Nguyên liệu:
80g táo
60g khoai lang
40g củ cải
1,5 muỗng xì dầu
1 muỗng đường
80ml nước dashi
Cách làm:
Các loại rau củ quả gọt vỏ, rửa sạch. Sau đó thái hình lá dẻ quạt, dày khoảng 5mm.
Vì củ cải cứng nhất nên cho vào nồi nấu trước cùng nước dashi
Khi củ cải chín một nửa thì cho khoai lang và táo vào nấu cùng
Khi các nguyên liệu bắt đầu mềm thì nêm đường và xì dầu vào, đảo đều.
Tiếp tục ninh đến khi nước dashi cạn gần hết là hoàn thành.
Canh rau củ thập cẩm
Nguyên liệu:
Khoai tây
Cà rốt
Súp lơ
Thịt gà
Cách làm:
Thái thịt gà, khoai tây, cà rốt, súp lơ thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn.
Xào thịt gà, cà rốt, khoai tây rồi nêm muối cho vừa ăn.
Đổ nước vào nồi rồi đun cho các nguyên liệu chín.
Cuối cùng cho súp lơ vào nồi đun tiếp cho súp lơ và các nguyên liệu khác chín mềm là hoàn thành.
Chả cá viên
Nguyên liệu:
200g cá tuyết
1 thìa lớn bột năng
1 quả trứng
1 thìa nhỏ nước mắm, một chút muối, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
Cá rửa sạch, lọc bỏ da và xương. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Cho cá băm nhỏ vào bát tô, rồi cho nước mắm, muối, hành lá thái nhỏ vào trộn đều.
Cuối cùng, cho trứng đã đánh tan, và bột năng vào bát trộn cùng.
Đun nóng chảo, láng dầu ăn đều khắp chảo.
Nặn cá thành từng viên nhỏ rồi thả vào chảo rán vàng đều hai mặt là hoàn thành.
Trứng cuộn/ trứng cuộn rồng biển
Nguyên liệu:
1 quả trứng
1 chút muối
1 tấm rong biển nori
Cách làm:
Đánh tan trứng, nêm một chút muối vừa ăn.
Láng dầu ăn lên chảo, rồi đổ một lớp trứng mỏng lên chảo.
Khi trứng khô mặt thì cuộn tròn lại và tắt bếp. Chờ trứng nguội thì cắt miếng vừa ăn cho bé.
Ngoài ra, có thể trải tấm rong biển nori ở trên lớp trứng rồi mới cuộn lại để có món trứng cuộn rong biển lạ mắt cho bé.
Trứng rán rau cải bó xôi
Nguyên liệu:
30g cải bó sôi
1 quả trứng
10ml nước dùng dashi
1/2 thìa dầu ăn
1/3 thìa xì dầu
Cách làm:
Đun sôi nồi nước, bỏ vào đó một chút muối và cho rau cải bó xôi đã rửa sạch vào luộc chín. Việc luộc rau trước sẽ giúp rau cải bó xôi không bị đắng.
Vớt rau ra, nhúng qua bát nước lạnh để giữ màu xanh, rồi vắt sạch nước. Sau đó, thái nhỏ.
Đánh tan trứng vào một bát con, trộn đều với rau cải bó xôi, xì dầu, nước dashi.
Láng dầu ăn lên chảo, đun một lát cho nóng, rồi đổ một lớp trứng mỏng và đều khắp chảo. Khi bề mặt khô dần thì cuộn tròn miếng trứng lại.
Chờ cho trứng nguội thì cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn là hoàn thành.
Nộm rau cải bó xôi
Nguyên liệu:
1 cây rau cải bó xôi ( hoặc cải ngọt)
10ml nước dashi
1 chút xíu xì dầu
1 chút vừng
Cách làm:
Rau cải để nguyên gốc, rửa sạch.
Cho rau vào nồi nước luộc chín mềm. Sau khi vớt rau ra, ngâm ngay vào bát nước lạnh để giữ màu xanh tươi.
Vớt rau lên và vắt sạch nước. Sau đó cắt bỏ gốc, và thái nhỏ.
Cho rau vào bát, trộn đều với nước dashi và xì dầu. Sau đó, vắt nhẹ cho bớt nước, rồi rắc vừng lên trên là hoàn thành.
Trứng hấp
Nguyên liệu: dành cho 2 cốc 100ml
1 quả trứng
150ml nước dùng dashi ( hoặc nước luộc gà)
10g thịt gà ( nên dùng thịt ức gà)
1 cây nấm hương tươi
2 con tôm
1/2 thìa cà phê xì dầu
1/3 thìa muối
Cách làm:
Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó đem ướp với chút xíu xì dầu.
Nấm nhặt bỏ chân, rửa sạch rồi thái mỏng.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ rồi dùng tăm để tách bỏ ruột đen ở lưng tôm
Đập trứng ra bát tô, khẽ đánh tan ( không đánh nổi bọt ). Tiếp theo cho nước dashi đã để nguội ( khoảng 25- 30 độ C là tốt nhất), muối, xì dầu vào bát trứng và khuấy đều.
Dùng rây lọc hỗn hợp trứng. Việc này có tác dụng làm cho món ăn mềm và mịn hơn.
Xếp tất cả các nguyên liệu vào cốc chịu nhiệt, rồi rót hỗn hợp trứng đã lọc qua rây vào.
Hấp trứng khoảng 30 phút, cho đến khi trứng đông lại. Dùng tăm tre xiên thử thấy có nước màu trong chảy ra là trứng đã chín. Nếu trứng chảy ra có màu đục thì phải tiếp tục hấp thêm.
*** Lưu ý:
Khi hấp trứng cần đậy kín miệng cốc ( bằng nắp, hoặc bằng giấy bạc) để tránh hơi nước rỏ xuống làm rỗ mặt trứng nhìn mất ngon.
Cá lọc bỏ xương, da, rồi thái miếng vuông khoảng 1,5cm.
Cho dầu ăn vào nồi, sau đó cho củ cải, cà rốt vào xào. Trong quá trình xào, thỉnh thoảng cho thêm chút nước dashi vào nồi để nguyên liệu không bị cháy.
Khi củ cải, cà rốt chín được một nửa thì cho thêm cá vào xào, sau đó nêm xì dầu cho vừa ăn.
Khi xì dầu ngấm vào các nguyên liệu thì đổ nước dashi vào nồi, ninh cho nước dùng gần cạn hết và các nguyên liệu chín nhừ.
Đậu hà lan rất nhanh chín, nên cho vào nồi sau cùng, trước khi tắt bếp khoảng vài phút là được.
Các mẹ lưu ý để cho món ăn của mình thêm bắt mắt có thể chọn mua bát đĩa, tô chén đựng thức ăn bằng gốm sứ để trình bày thức ăn cho đẹp nhé. Vừa an toàn không làm hại đến bé như những chén bát bằng nhựa, bằng mai ca. Vì đồ dùng bằng sứ của Sứ Minh Châu được làm từ sứ xương nên không chứa chì và hoàn toàn không độc hại. Bên cạnh đó, mẫu mã của Sứ Minh Châu cũng rất đa dạng, các mẹ có thể tha hồ lựa chọn cho mình những món đồ ưng ý.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
DT: 02838.123.246
Hotline : 0888.032.333
Showroom 1: 021 Nguyễn Văn Linh – P. Tân Phong, Quận 7 , Tphcm.
Showrooms 3 : 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh.
Showroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định,Q1
Thông qua bài viết Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị Ninh] chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Giúp bạn có thêm nhiều thực đơn ăn dặm cho bé yêu nhà mình. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bé yêu nhà bạn mau ăn chóng lớn!
Xem thêm:
Top 10 thực đơn ăn dặm cho bé từ 9-11 tháng tuổi
Review Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi thời kỳ 2
Top 10 Thực đơn ăn dặm cho bé từ 5 – 6 tháng tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị
Bước sang thời kỳ 4, bé được 12- 18 tháng tuổi, tất nhiên là mẹ cũng nên thay đổi thực đơn cho bé ăn dặm một chút, để bé ăn ngon miệng hơn, thú vị hơn. Ngoài việc tiếp tục duy trì mỗi ngày 3 bữa ăn chính vì phần lớn chất dinh dưỡng cho bé sẽ được hấp thu qua thức ăn dặm. Bên cạnh đó mẹ cần chế biến thức ăn mềm hơn thức ăn của người lớn để bé có thể tiếp tục tập luyện khả năng dùng răng (lợi) để nhai thức ăn. Đến tháng 18 là bé có thể kết thúc giai đoạn ăn dặm mà ăn cơm như của người lớn rồi. Bài viết hôm nay chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị Ninh] hãy cùng tham khảo những tháng cuối cùng ăn dặm này nhé!
Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị Ninh]
Sang thời kỳ 4, mẹ có thể thử cho bé ăn thêm một số loại hải sản như tôm, cua,.. Tuy nhiên, các thực phẩm này có thể gây dị ứng ở một số bé, nên tốt nhất cho ăn ít một để theo dõi dần. Khi sử dụng dầu ăn để nấu các món chiên món xào, mẹ nên hạn chế sao cho mỗi ngày chỉ nên ăn một bữa có sử dụng dầu ăn là tốt nhất.
Các bé thường có xu hướng thích đồ ăn có hương vị rõ ràng. Vì vậy, một khi được ăn thức ăn chế biến mặn thì bé sẽ nhớ và không còn muốn ăn thức ăn nhạt nữa. Tuy nhiên, việc ăn mặn sớm không tốt cho trẻ khi mà hệ thống các cơ quan bài tiết còn non nớt, chưa phát triển. Bởi vậy, khi chế biến thức ăn, vẫn cần duy trì nêm gia vị nhạt gấp 3-4 lần so với thức ăn bình thường của người lớn.
1.Bí đỏ nấu thịt băm
Nguyên liệu:
Bí đỏ, thịt băm
Nước dashi
Xì dầu
Cách làm:
Bí đỏ rửa sạch, gọt vỏ, thái miếng vuông nhỏ khoảng 1cm.
Cho thịt băm vào nồi xào chín thì cho bí đỏ vào nấu cùng đến khi các nguyên liệu chín mềm. Trong quá trình nấu, thêm nước dashi hoặc nước luộc rau củ vào để không bị cháy và món ăn có vị đậm đà hơn.
Trước khi tắt bếp có thêm nêm một chút xì dầu.
2.Cơm nắm hình kẹo
Nguyên liệu:
Cơm
Ruốc cá hồi
Súp lơ xanh
Nấm hương
Rong biển
Cách làm:
Súp lơ xanh luộc chín, thái nhỏ
Nấm hương thái nhỏ, xào chín mềm.
Trộn đều cơm với ruốc cá hồi, súp lơ xanh, nấm hương. Sau đó viên lại thành hình tròn, hoặc thon dài tùy thích.
Dùng màng bọc thực phẩm bọc viên cơm lại, rồi vặn xoắn 2 đầu cho giống những chiếc kẹo là hoàn thành.
Tùy sở thích, có thể dùng rong biển làm đai quấn xung quanh ” chiếc kẹo ” mẹ có thể sáng tạo với nhiều nguyên liệu khác nhau, tạo sự mới lạ hấp dẫn cho bữa ăn của bé.
3.Đậu bắp xào đậu phụ non
Nguyên liệu:
1 quả đậu bắp
1 miếng đậu phụ non 2cm
30ml nước dashi
Một chút muối
Cách làm:
Đậu bắp rửa sạch, để nguyên quả rồi cho vào nồi luộc chín.
Thái mỏng đậu bắp, và thái đậu phụ thành các miếng vuông nhỏ.
Cho đậu bắp, muối, đậu phụ và nước dashi vào nồi đun với lửa nhỏ cho các nguyên liệu ngấm đều gia vị, đến khi nước cạn dần là được.
4.Cơm cuộn trứng
Nguyên liệu:
1 bát cơm nhỏ
1 thìa sốt cà chua ketchup
1 thìa nấm băm nhỏ
1 quả trứng
1 chút muối
Cách làm:
Trứng đánh tan với một chút muối rồi cho vào chảo láng đều. Rán trứng với lửa nhỏ và không đảo để trứng được rán thành lớp tảng mỏng. Khi trứng chín, để một lát cho nguội rồi lấy ra đĩa.
Láng một chút dầu ăn lên chảo, xào nấm cho chín rồi cho cơm, sốt cà chua vào xào cùng một lát cho sốt cà chua quện đều vào các nguyên liệu là được.
Chia cơm và trứng thành 2 phần để cuộn 2 chiếc nhỏ. Sau đó cắt khúc nhỏ cho bé vừa ăn.
5.Rau cải thảo cuốn thịt
Nguyên liệu:
3 lá rau cải thảo
100g thịt băm
2 thìa nấm hương băm nhỏ
1 chút muối hoặc nước mắm
Cách làm:
Rau cải thảo rửa sạch, trần qua nước sôi cho mềm
Trộn đều thịt băm với nấm hương, nước mắm
Mở rộng lá cải thảo, xếp thịt lên làm nhân rồi cuộn tròn lại.
Đun sôi nước luộc rau củ, rồi cho rau cải cuốn thịt vào đun chín mềm.
Cuối cùng, cắt khúc nhỏ cho bé dể ăn là hoàn thành.
6.Đậu phụ viên thịt băm
Nguyên liệu:
Đậu phụ
Thịt băm
Cà rốt
Một chút muối
Nước mắm, dầu ăn
Cách làm:
Đậu phụ để ráo nước, sau đó dùng dĩa dằm nát.
Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái nhỏ.
Trộn đều đậu phụ với thịt băm, cà rốt, muối/nước mắm.
Viên tròn hỗn hợp đậu phụ lại, rồi cho vào chảo rán đều là được.
7.Khoai sọ thịt băm
Nguyên liệu:
2 củ khoai sọ
50g thịt băm
1 chút muối
Nước
Cách làm:
Khoai sọ gọt vỏ, rửa sạch, sau đó bổ làm 6 hoặc 8 miếng nhỏ.
Cho thịt băm vào nồi xào chín, sau đó cho khoai vào xào cùng, trong quá trình nấu, thỉnh thoảng thêm 1 chút nước vào cho khoai không bị cháy.
Khi khoai bắt đầu chín mềm thì nêm muối và đun một lát cho muối ngấm vào khoai.
Thêm nước sâm sấp mặt khoai, và ninh cho tới khi khoai nhừ hẳn là được.
8.Rau xào nấm, thịt gà
Nguyên liệu:
1 cây cải ngọt
5-7 cây nấm nhỏ
20g thịt ức gà
Xì dầu
Cách làm:
Thịt gà rửa sạch, thái mỏng
Rau, nấm rửa sạch, thái khúc nhỏ khoảng 1cm
Cho 1/2 muỗng dầu ăn lên chảo đun nóng rồi lần lượt cho thịt gà, rau, nấm vào xào.
Nêm xì dầu cho bé vừa miệng là hoàn thành.
9.Cá tẩm bột chiên xù
Nguyên liệu:
4-6 lát cá thái mỏng khoảng 0,5cm
1 quả trứng gà
Bột mì
Bột chiên xù
Dầu ăn
Một chút muối
Cách làm:
Cá thái lát mỏng rồi ướp với một chút muối
Lần lượt ăn miếng cá qua bột mì, trứng đánh tan, và bột chiên xù.
Thả miếng cá vào chảo dầu nóng, chiên vàng đều hai mặt là được.
10.Cà chua nướng phô mai
Nguyên liệu:
Cà chua bi
Phô mai
Cách làm:
Cà chua bi rửa sạch, cắt phần núm rồi dùng thìa gạt bỏ hạt.
Phô mai thái miếng nhỏ vừa với miệng quả cà chua.
Xếp phô mai lên quả cà chua rồi cho vào bếp nướng khoảng 3 phút là hoàn thành. Khi ăn, bóc vỏ cà chua cho đở dai.
11.Cơm nắm
Nguyên liệu:
Cơm
Cá
Súp lơ xanh
Cách làm:
Cá hấp hoặc chiên chín. Sau đó xé nhỏ
Súp lơ luộc chín, thái nhỏ
Cho cơm, cá, súp lơ vào bát rồi rắc 1 chút muối ( muối tinh, hạt nhỏ) vào trộn đều. Sau đó nắm cơm thành những nắm nhỏ vừa ăn là hoàn thành.
12.Bánh mì kẹp sốt bí đỏ
Nguyên liệu:
3 thìa bí đỏ nghiền nhuyễn
1 thìa sữa chua
4 lát bánh mì sandwich
Cách làm:
Bí đỏ gọt vỏ, khoét bỏ ruột, rồi luộc hoặc hấp chín, sau đó nghiền nhuyễn trong lúc bí đỏ còn nóng.
Trộn đều bí đỏ và sữa chua.
Phết bí đỏ lên lát bánh mì, rồi dùng 1 lát bánh mì khác xếp chồng lên, ấn nhẹ xuống cho 2 lát dính với nhau.
Cắt bánh mì thành các thanh dài, hoặc thành những miếng có hình thù bắt mắt để hấp dẫn, tăng sự thích thú cho bé.
13.Cơm rang thập cẩm
Nguyên liệu:
1 bát cơm nhỏ
2 khoanh cà rốt mỏng
1 nhánh súp lơ
1/2 quả trứng
Dầu ăn
Muối
Cách làm:
Cà rốt, súp lơ luộc chín, thái nhỏ.
Láng dầu ăn lên chảo, đánh tan trứng, rồi đổ vào chảo, đảo nhanh tay.
Khi trứng vẫn còn ướt cho cơm vào đổ cùng cho trứng quện đều vào cơm.
Cho súp lơ, cà rốt vào rang cùng với cơm, nêm muối vào ăn là hoàn thành.
14.Bánh mì trứng chiên
Nguyên liệu:
Bánh mì sandwich
Trứng
Sữa tươi
Cách làm:
Cắt bánh mì thành những hình thù bắt mắt
Đánh tan lòng đỏ trứng gà và nêm vào đó một chút muối
Tẩm miếng bánh mì qua lòng đỏ trứng gà
Rán sơ bằng dầu ăn với lửa nhỏ cho miếng bánh mì chín vàng đều là được.
15. Đậu phụ sốt cà chua
Nguyên liệu:
1 quả cà chua
4-5 miếng đậu thái mỏng khoảng 2x4cm
Muối/ nước mắm
Cách làm:
Cà chua bóc vỏ, bỏ hạt, thái nhỏ.
Đậu phụ rán vàng xém 2 mặt. Lưu ý không rán kỹ quá sẽ làm miếng đậu bị cứng
Cho cà chua lên chảo đun chín mềm thì cho đậu phụ, muối hoặc nước mắm vào nấu cùng với lửa nhỏ cho các nguyên liệu ngấm đều với gia vị là được.
Tham khảo thêm những thực đơn ăn dặm khác
Mì spaghetti sốt thịt bằm cà chua
Nguyên liệu:
20g spaghetti
4 thìa thịt bằm
1 thìa bơ
3/4 quả cà chua
Cách làm:
Spaghetti bẻ thành từng khúc khoảng 3-4cm. Sau đó cho vào nồi nước sôi luộc chín. Khi luộc nhớ cho thêm một chút muối vào nồi nước. Sau đó vớt ra, để ráo nước.
Đun nóng chảo, cho bơ vào đun chảy rồi cho thịt băm, một chút muối vào xào. Sau đó, cho cà chua vào xào cùng.
Khi thịt băm và cà chua chín mềm, cho spaghetti vào đảo đều và đun thêm 1 lát là được.
Củ quả hâm
Nguyên liệu:
80g táo
60g khoai lang
40g củ cải
1,5 muỗng xì dầu
1 muỗng đường
80ml nước dashi
Cách làm:
Các loại rau củ quả gọt vỏ, rửa sạch. Sau đó thái hình lá dẻ quạt, dày khoảng 5mm.
Vì củ cải cứng nhất nên cho vào nồi nấu trước cùng nước dashi
Khi củ cải chín một nửa thì cho khoai lang và táo vào nấu cùng
Khi các nguyên liệu bắt đầu mềm thì nêm đường và xì dầu vào, đảo đều.
Tiếp tục ninh đến khi nước dashi cạn gần hết là hoàn thành.
Canh rau củ thập cẩm
Nguyên liệu:
Khoai tây
Cà rốt
Súp lơ
Thịt gà
Cách làm:
Thái thịt gà, khoai tây, cà rốt, súp lơ thành các miếng vuông nhỏ vừa ăn.
Xào thịt gà, cà rốt, khoai tây rồi nêm muối cho vừa ăn.
Đổ nước vào nồi rồi đun cho các nguyên liệu chín.
Cuối cùng cho súp lơ vào nồi đun tiếp cho súp lơ và các nguyên liệu khác chín mềm là hoàn thành.
Chả cá viên
Nguyên liệu:
200g cá tuyết
1 thìa lớn bột năng
1 quả trứng
1 thìa nhỏ nước mắm, một chút muối, hành lá, dầu ăn.
Cách làm:
Cá rửa sạch, lọc bỏ da và xương. Sau đó băm nhỏ hoặc xay nhuyễn.
Cho cá băm nhỏ vào bát tô, rồi cho nước mắm, muối, hành lá thái nhỏ vào trộn đều.
Cuối cùng, cho trứng đã đánh tan, và bột năng vào bát trộn cùng.
Đun nóng chảo, láng dầu ăn đều khắp chảo.
Nặn cá thành từng viên nhỏ rồi thả vào chảo rán vàng đều hai mặt là hoàn thành.
Trứng cuộn/ trứng cuộn rồng biển
Nguyên liệu:
1 quả trứng
1 chút muối
1 tấm rong biển nori
Cách làm:
Đánh tan trứng, nêm một chút muối vừa ăn.
Láng dầu ăn lên chảo, rồi đổ một lớp trứng mỏng lên chảo.
Khi trứng khô mặt thì cuộn tròn lại và tắt bếp. Chờ trứng nguội thì cắt miếng vừa ăn cho bé.
Ngoài ra, có thể trải tấm rong biển nori ở trên lớp trứng rồi mới cuộn lại để có món trứng cuộn rong biển lạ mắt cho bé.
Trứng rán rau cải bó xôi
Nguyên liệu:
30g cải bó sôi
1 quả trứng
10ml nước dùng dashi
1/2 thìa dầu ăn
1/3 thìa xì dầu
Cách làm:
Đun sôi nồi nước, bỏ vào đó một chút muối và cho rau cải bó xôi đã rửa sạch vào luộc chín. Việc luộc rau trước sẽ giúp rau cải bó xôi không bị đắng.
Vớt rau ra, nhúng qua bát nước lạnh để giữ màu xanh, rồi vắt sạch nước. Sau đó, thái nhỏ.
Đánh tan trứng vào một bát con, trộn đều với rau cải bó xôi, xì dầu, nước dashi.
Láng dầu ăn lên chảo, đun một lát cho nóng, rồi đổ một lớp trứng mỏng và đều khắp chảo. Khi bề mặt khô dần thì cuộn tròn miếng trứng lại.
Chờ cho trứng nguội thì cắt thành từng khúc nhỏ vừa ăn là hoàn thành.
Nộm rau cải bó xôi
Nguyên liệu:
1 cây rau cải bó xôi ( hoặc cải ngọt)
10ml nước dashi
1 chút xíu xì dầu
1 chút vừng
Cách làm:
Rau cải để nguyên gốc, rửa sạch.
Cho rau vào nồi nước luộc chín mềm. Sau khi vớt rau ra, ngâm ngay vào bát nước lạnh để giữ màu xanh tươi.
Vớt rau lên và vắt sạch nước. Sau đó cắt bỏ gốc, và thái nhỏ.
Cho rau vào bát, trộn đều với nước dashi và xì dầu. Sau đó, vắt nhẹ cho bớt nước, rồi rắc vừng lên trên là hoàn thành.
Trứng hấp
Nguyên liệu: dành cho 2 cốc 100ml
1 quả trứng
150ml nước dùng dashi ( hoặc nước luộc gà)
10g thịt gà ( nên dùng thịt ức gà)
1 cây nấm hương tươi
2 con tôm
1/2 thìa cà phê xì dầu
1/3 thìa muối
Cách làm:
Thịt gà rửa sạch, thái nhỏ. Sau đó đem ướp với chút xíu xì dầu.
Nấm nhặt bỏ chân, rửa sạch rồi thái mỏng.
Tôm rửa sạch, bóc vỏ rồi dùng tăm để tách bỏ ruột đen ở lưng tôm
Đập trứng ra bát tô, khẽ đánh tan ( không đánh nổi bọt ). Tiếp theo cho nước dashi đã để nguội ( khoảng 25- 30 độ C là tốt nhất), muối, xì dầu vào bát trứng và khuấy đều.
Dùng rây lọc hỗn hợp trứng. Việc này có tác dụng làm cho món ăn mềm và mịn hơn.
Xếp tất cả các nguyên liệu vào cốc chịu nhiệt, rồi rót hỗn hợp trứng đã lọc qua rây vào.
Hấp trứng khoảng 30 phút, cho đến khi trứng đông lại. Dùng tăm tre xiên thử thấy có nước màu trong chảy ra là trứng đã chín. Nếu trứng chảy ra có màu đục thì phải tiếp tục hấp thêm.
*** Lưu ý:
Khi hấp trứng cần đậy kín miệng cốc ( bằng nắp, hoặc bằng giấy bạc) để tránh hơi nước rỏ xuống làm rỗ mặt trứng nhìn mất ngon.
Cá lọc bỏ xương, da, rồi thái miếng vuông khoảng 1,5cm.
Cho dầu ăn vào nồi, sau đó cho củ cải, cà rốt vào xào. Trong quá trình xào, thỉnh thoảng cho thêm chút nước dashi vào nồi để nguyên liệu không bị cháy.
Khi củ cải, cà rốt chín được một nửa thì cho thêm cá vào xào, sau đó nêm xì dầu cho vừa ăn.
Khi xì dầu ngấm vào các nguyên liệu thì đổ nước dashi vào nồi, ninh cho nước dùng gần cạn hết và các nguyên liệu chín nhừ.
Đậu hà lan rất nhanh chín, nên cho vào nồi sau cùng, trước khi tắt bếp khoảng vài phút là được.
Các mẹ lưu ý để cho món ăn của mình thêm bắt mắt có thể chọn mua bát đĩa, tô chén đựng thức ăn bằng gốm sứ để trình bày thức ăn cho đẹp nhé. Vừa an toàn không làm hại đến bé như những chén bát bằng nhựa, bằng mai ca. Vì đồ dùng bằng sứ của Sứ Minh Châu được làm từ sứ xương nên không chứa chì và hoàn toàn không độc hại. Bên cạnh đó, mẫu mã của Sứ Minh Châu cũng rất đa dạng, các mẹ có thể tha hồ lựa chọn cho mình những món đồ ưng ý.
Mọi chi tiết xin liên hệ:
DT: 02838.123.246
Hotline : 0888.032.333
Showroom 1: 021 Nguyễn Văn Linh – P. Tân Phong, Quận 7 , Tphcm.
Showrooms 3 : 6 Chế Lan Viên, Tây Thạnh, Tân Phú, Hồ Chí Minh.
Showroom 4 : 98 Võ Thị Sáu, P. Tân Định,Q1
Thông qua bài viết Thực đơn ăn dặm cho bé từ 12-18 tháng tuổi [Mẹ xoài-Nguyễn Thị Ninh] chúng tôi hy vọng mang đến cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Giúp bạn có thêm nhiều thực đơn ăn dặm cho bé yêu nhà mình. Cám ơn bạn đã tham khảo bài viết của chúng tôi. Chúc bé yêu nhà bạn mau ăn chóng lớn!
Xem thêm:
Top 10 thực đơn ăn dặm cho bé từ 9-11 tháng tuổi
Review Thực đơn ăn dặm cho bé từ 7 – 8 tháng tuổi thời kỳ 2
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi