Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ phát triển nhanh. Mẹ đã biết xây dựng thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp mẹ.
Trong quá trình chăm sóc cho bé từ 15 đến 17 tháng tuổi, ba mẹ thường phải đối mặt với tình trạng trẻ biếng ăn vì các thay đổi về mặt sinh lý. Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi mẹ cần có thực đơn ăn uống phong phú và cách chăm sóc phù hợp. Biết cách xây dựng thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ba mẹ thoát khỏi nỗi lo lắng về vấn đề này.
1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế gia đình hoặc thói quen ăn uống và sinh hoạt. Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Do dinh dưỡng: Việc nuôi bé không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho bé ăn bổ sung không đúng về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, khi lên thực đơn cho bé 16 tháng suy dinh dưỡng, mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc bé cũng là nguyên nhân gây tình trạng này.
- Do bệnh tật kéo dài: Bé bị mắc bệnh tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp nhiều lần bị biến chứng thành bệnh sởi, phổi, lỵ…
- Do thể tạng dị tật: Bé bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non, dị tật hở hàm ếch, sứt môi, tim bẩm sinh.
Để biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không, ba mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng của bé trên biểu đồ phát triển. Trong trường hợp thấy bé không tăng cân 2, 3 tháng liền thì ba mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhanh chóng để tìm hiểu nguyên nhân. Có 3 cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ, tùy theo tiêu chuẩn cân nặng và độ tuổi:
- Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng của bé còn 90% so với tuổi
- Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng của bé còn 75% so với tuổi
- Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng của bé còn dưới 60% so với tuổi.
2. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện gì?
Bé bị suy dinh dưỡng thường kén ăn
Các biểu hiện thường gặp khi trẻ bị suy dinh dưỡng bao gồm:
- Bé không lên cân hoặc bị giảm cân
- Mỡ ở cánh tay bị teo, thịt nhão
- Mất hết lớp mỡ dưới da bụng
- Da xanh xao, tóc thưa, dễ rụng gãy, tóc đổi màu
- Ăn uống kém, thường bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân sống.
- Ở thể nặng, bé bị suy dinh dưỡng có phù, teo tóp, có biểu hiện thiếu vitamin gây khô giác mạc, quáng gà, có thể dẫn đến bị loét giác mạc. Tuy nhiên, tình trạng thể nặng khá hiếm gặp.
3. Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng cần lưu ý gì?
Với những bé bị suy dinh dưỡng, mẹ hãy cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít nhằm đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết, cung cấp năng lượng cho bé cao hơn mức bình thường. Khi lên thực đơn cho bé 17 tháng suy dinh dưỡng, mẹ hãy cần đối các nhóm chất:
- Tăng cường protein nhiều hơn nhu cầu bình thường để bé sớm phục hồi thể trạng.
- Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống là mẹ hãy tăng dần lượng calo cho mỗi kg thể trọng từ 90-150 Calo/kg mỗi ngày. Mẹ hãy dùng những thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm hoặc protein có nguồn gốc thực vật như đậu, lạc, vừng…
Mẹ cần tăng cường protein nhiều hơn bình thường
- Tăng lượng dầu mỡ: Dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng cho bé gấp đôi chất đạm và chất bột.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng phục hồi, ăn tốt và tăng cân.
- Mỗi ngày, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng những loại thực phẩm như khoai tây, gạo, thịt bò, thịt heo, trứng, hải sản, thịt gà. Mẹ không nên bỏ qua các loại rau xanh, trái cây chín, sữa bột có nguồn năng lượng dồi dào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
4. Gợi ý thực đơn cho bé 15-17 tháng tuổi suy dinh dưỡng
Tùy thuộc vào tình trạng suy dinh dưỡng và độ tuổi của bé, mẹ hãy xây dựng thực đơn phù hợp. Dưới đây là gợi ý cho mẹ cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ bé tăng cân được chia theo từng cấp độ. Mẹ có thể tham khảo và cân đối, bổ sung theo khẩu vị của bé.
4.1. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng độ I và II
- Sáng 6h: Cho bé uống 150 – 200ml sữa cao năng lượng.
- 9h: Cho bé ăn 200ml cháo thịt và rau, tương đương với 1 chén ăn cơm. Trong đó, thành phần bao gồm 30g gạo tẻ, 50g thịt nạc hoặc tôm cua, 10ml dầu, 20g rau xanh.
- 12h: Cho bé uống 200ml sữa.
- Chiều 17h: Cho bé ăn cháo thịt hoặc cá, tôm, trứng, kết hợp rau xanh và dầu.
Trong trường hợp bé đang bú, mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé bú. Thời gian cho bú nên được kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Đến khi bé cai sữa, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa đậu nành hoặc sữa bò.
Bé nên uống sữa cao năng lượng để tăng cân nặng
4.2. Thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng nặng cấp độ III
Ba mẹ cần cho bé ăn nhiều bữa trong ngày với lượng calo tăng dần theo từng bữa. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé uống sữa cao năng lượng dựa theo sự chỉ định và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Một điều mẹ cần lưu ý là đối với những bé bị suy dinh dưỡng nặng, số lượng thức ăn trong bữa có thể ít hơn nhưng cần ăn nhiều bữa hơn các trẻ bình thường. Trong trường hợp bé bị suy dinh dưỡng nặng có kèm viêm phổi hoặc tiêu chảy thì cần khắc phục tại bệnh viện.
Ngoài chế độ ăn uống, bé bị suy dinh dưỡng cần ăn bổ sung thêm một số loại vitamin và muối khoáng bao gồm:
- Những loại vitamin tổng hợp
- Các chế phẩm có chứa chất sắt phòng chống thiếu máu
- Những loại men vi sinh, men tiêu hóa uống theo chỉ định của bác sĩ.
Ba mẹ hãy tham khảo nhiều món ăn dinh dưỡng khác để giúp thực đơn thêm đa dạng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm gợi ý về thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng. Mẹ hãy xây dựng thực đơn cho bé dựa trên số lượng bữa ăn trong ngày, thời gian biểu và lượng dinh dưỡng cần nạp trong 1 ngày của bé. Mẹ lưu ý rằng, việc cho bé ăn quá ít hay quá nhiều cũng đều không tốt.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng giúp trẻ nhỏ phát triển nhanh. Mẹ đã biết xây dựng thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng thế nào cho đúng cách và hiệu quả? Những thông tin được tổng hợp trong bài viết này sẽ giúp mẹ.
Trong quá trình chăm sóc cho bé từ 15 đến 17 tháng tuổi, ba mẹ thường phải đối mặt với tình trạng trẻ biếng ăn vì các thay đổi về mặt sinh lý. Để khắc phục vấn đề này đòi hỏi mẹ cần có thực đơn ăn uống phong phú và cách chăm sóc phù hợp. Biết cách xây dựng thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp ba mẹ thoát khỏi nỗi lo lắng về vấn đề này.
1. Nguyên nhân khiến trẻ em bị suy dinh dưỡng
Có nhiều nguyên nhân khiến bé bị suy dinh dưỡng
Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ được gây ra bởi nhiều nguyên nhân. Đó có thể là do hoàn cảnh sống, điều kiện kinh tế gia đình hoặc thói quen ăn uống và sinh hoạt. Một số nguyên nhân khác bao gồm:
- Do dinh dưỡng: Việc nuôi bé không đúng phương pháp khi mẹ thiếu hoặc mất sữa, cho bé ăn bổ sung không đúng về số lượng lẫn chất lượng. Ngoài ra, khi lên thực đơn cho bé 16 tháng suy dinh dưỡng, mẹ thiếu kiến thức về dinh dưỡng hoặc không có thời gian chăm sóc bé cũng là nguyên nhân gây tình trạng này.
- Do bệnh tật kéo dài: Bé bị mắc bệnh tiêu hóa, nhiễm khuẩn đường hô hấp nhiều lần bị biến chứng thành bệnh sởi, phổi, lỵ…
- Do thể tạng dị tật: Bé bị suy dinh dưỡng bào thai, đẻ non, dị tật hở hàm ếch, sứt môi, tim bẩm sinh.
Để biết bé có bị suy dinh dưỡng hay không, ba mẹ cần thường xuyên theo dõi cân nặng của bé trên biểu đồ phát triển. Trong trường hợp thấy bé không tăng cân 2, 3 tháng liền thì ba mẹ hãy đưa bé đi khám bác sĩ nhanh chóng để tìm hiểu nguyên nhân. Có 3 cấp độ suy dinh dưỡng ở trẻ, tùy theo tiêu chuẩn cân nặng và độ tuổi:
- Suy dinh dưỡng Độ I: Trọng lượng của bé còn 90% so với tuổi
- Suy dinh dưỡng Độ II: Trọng lượng của bé còn 75% so với tuổi
- Suy dinh dưỡng Độ III: Trọng lượng của bé còn dưới 60% so với tuổi.
2. Trẻ bị suy dinh dưỡng thường có biểu hiện gì?
Bé bị suy dinh dưỡng thường kén ăn
Các biểu hiện thường gặp khi trẻ bị suy dinh dưỡng bao gồm:
- Bé không lên cân hoặc bị giảm cân
- Mỡ ở cánh tay bị teo, thịt nhão
- Mất hết lớp mỡ dưới da bụng
- Da xanh xao, tóc thưa, dễ rụng gãy, tóc đổi màu
- Ăn uống kém, thường bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, phân sống.
- Ở thể nặng, bé bị suy dinh dưỡng có phù, teo tóp, có biểu hiện thiếu vitamin gây khô giác mạc, quáng gà, có thể dẫn đến bị loét giác mạc. Tuy nhiên, tình trạng thể nặng khá hiếm gặp.
3. Chế độ ăn cho bé suy dinh dưỡng cần lưu ý gì?
Với những bé bị suy dinh dưỡng, mẹ hãy cho bé ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa ăn một ít nhằm đảm bảo số lượng thức ăn cần thiết, cung cấp năng lượng cho bé cao hơn mức bình thường. Khi lên thực đơn cho bé 17 tháng suy dinh dưỡng, mẹ hãy cần đối các nhóm chất:
- Tăng cường protein nhiều hơn nhu cầu bình thường để bé sớm phục hồi thể trạng.
- Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn uống là mẹ hãy tăng dần lượng calo cho mỗi kg thể trọng từ 90-150 Calo/kg mỗi ngày. Mẹ hãy dùng những thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa, cua, tôm hoặc protein có nguồn gốc thực vật như đậu, lạc, vừng…
Mẹ cần tăng cường protein nhiều hơn bình thường
- Tăng lượng dầu mỡ: Dầu mỡ sẽ giúp cung cấp năng lượng cho bé gấp đôi chất đạm và chất bột.
- Bổ sung vitamin và khoáng chất dinh dưỡng để trẻ nhanh chóng phục hồi, ăn tốt và tăng cân.
- Mỗi ngày, mẹ hãy bổ sung vào thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng những loại thực phẩm như khoai tây, gạo, thịt bò, thịt heo, trứng, hải sản, thịt gà. Mẹ không nên bỏ qua các loại rau xanh, trái cây chín, sữa bột có nguồn năng lượng dồi dào để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho bé.
4. Gợi ý thực đơn cho bé 15-17 tháng tuổi suy dinh dưỡng
Tùy thuộc vào tình trạng suy dinh dưỡng và độ tuổi của bé, mẹ hãy xây dựng thực đơn phù hợp. Dưới đây là gợi ý cho mẹ cách xây dựng thực đơn dinh dưỡng hỗ trợ bé tăng cân được chia theo từng cấp độ. Mẹ có thể tham khảo và cân đối, bổ sung theo khẩu vị của bé.
4.1. Thực đơn cho bé suy dinh dưỡng độ I và II
- Sáng 6h: Cho bé uống 150 – 200ml sữa cao năng lượng.
- 9h: Cho bé ăn 200ml cháo thịt và rau, tương đương với 1 chén ăn cơm. Trong đó, thành phần bao gồm 30g gạo tẻ, 50g thịt nạc hoặc tôm cua, 10ml dầu, 20g rau xanh.
- 12h: Cho bé uống 200ml sữa.
- Chiều 17h: Cho bé ăn cháo thịt hoặc cá, tôm, trứng, kết hợp rau xanh và dầu.
Trong trường hợp bé đang bú, mẹ vẫn cần tiếp tục cho bé bú. Thời gian cho bú nên được kéo dài từ 18 đến 24 tháng. Đến khi bé cai sữa, mẹ vẫn nên cho trẻ ăn thêm sữa đậu nành hoặc sữa bò.
Bé nên uống sữa cao năng lượng để tăng cân nặng
4.2. Thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng nặng cấp độ III
Ba mẹ cần cho bé ăn nhiều bữa trong ngày với lượng calo tăng dần theo từng bữa. Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé uống sữa cao năng lượng dựa theo sự chỉ định và tư vấn trực tiếp từ bác sĩ. Một điều mẹ cần lưu ý là đối với những bé bị suy dinh dưỡng nặng, số lượng thức ăn trong bữa có thể ít hơn nhưng cần ăn nhiều bữa hơn các trẻ bình thường. Trong trường hợp bé bị suy dinh dưỡng nặng có kèm viêm phổi hoặc tiêu chảy thì cần khắc phục tại bệnh viện.
Ngoài chế độ ăn uống, bé bị suy dinh dưỡng cần ăn bổ sung thêm một số loại vitamin và muối khoáng bao gồm:
- Những loại vitamin tổng hợp
- Các chế phẩm có chứa chất sắt phòng chống thiếu máu
- Những loại men vi sinh, men tiêu hóa uống theo chỉ định của bác sĩ.
Ba mẹ hãy tham khảo nhiều món ăn dinh dưỡng khác để giúp thực đơn thêm đa dạng, cung cấp đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho trẻ. Mong rằng những chia sẻ trên đã giúp mẹ có thêm gợi ý về thực đơn cho bé 15 tháng tuổi suy dinh dưỡng. Mẹ hãy xây dựng thực đơn cho bé dựa trên số lượng bữa ăn trong ngày, thời gian biểu và lượng dinh dưỡng cần nạp trong 1 ngày của bé. Mẹ lưu ý rằng, việc cho bé ăn quá ít hay quá nhiều cũng đều không tốt.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi