Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, bé tăng cân nhanh

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ theo từng giai đoạn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Thực đơn phải vừa đảm bảo dinh dưỡng, món ăn phong phú và còn phải giúp trẻ tăng cân. Bài viết của Huggies sẽ cung cấp cho mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm và tăng cân nhanh!

>> Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ dinh dưỡng Trẻ 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, mẹ cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Trong những năm đầu tiên của cuộc đời, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Vậy nên, các mẹ không được bỏ bú cho trẻ hoàn toàn, nên duy trì cho trẻ bú khoảng 600ml – 800ml sữa/ngày. Bố mẹ cũng nên cho bé ăn thịt, cá, trứng… ở mức vừa phải, để tránh tình trạng gan, thận của trẻ làm việc quá tải và có thể gây ra ảnh hưởng xấu. Khi chế biến món ăn cho trẻ, nên hạn chế cho thêm gia vị và cố gắng giữ được vị nguyên bản của thực phẩm. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn, đồng thời tập cho trẻ thói quen ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Quy tắc chuẩn để nấu cháo cho bé lười ăn là 70ml nước và 10g gạo. Khi chế biến món ăn cho trẻ, bố mẹ có thể cho thêm chất béo. Lưu ý là cần cân đối giữa chất béo từ động vật và thực vật, cũng như không nên lạm dụng. Thực đơn của trẻ nên được cân bằng giữa 4 nhóm chất chính: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ. Khẩu phần ăn của trẻ nên được cân đo để phù hợp với cân nặng và độ tuổi. Tránh để bé ăn quá no, sẽ dẫn đến cảm giác chán ăn và lười ăn. Để thay đổi khẩu vị cho trẻ, thỉnh thoảng mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ luộc nhừ một chút để trẻ làm quen với việc cầm nằm, mút, cắn thức ăn.

>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm phương pháp BLW

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng tuổi

Đôi khi mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ để thay đổi khẩu vị (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn cho bé, dù là ở bất kỳ độ tuổi nào, mẹ cũng nên cân nhắc theo khẩu phần và sở thích của bé. Vậy nên, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc ăn uống của bé mà nên linh động với nhu cầu của con. Dưới đây là thực đơn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho bé 7 tháng trong 1 tuần, mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm ngày thứ 2 và thứ 4 (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm ngày thứ 3 và thứ 5 (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm ngày thứ 6 và chủ nhật (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: Món ăn cho bé biếng ăn

Gợi ý một số món ăn cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, tăng cân nhanh

Sau đây là một số món ăn và cách làm, mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng:

Cháo chim bồ câu và ngô ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo: 20g; Thịt chim bồ câu: 20g; Một ít hạt ngô non xay nhỏ (lọc bỏ bã ngô); Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt chim bồ câu làm sạch, xay nhuyễn rồi xào chín với 1 thìa cà phê dầu ăn và ngô đã xay nhỏ.

Bước 2: Trộn đều 20g bột gạo với nước luộc chim bồ câu, cho lên bếp đun lửa vừa và lưu ý khuấy đề tay.

Bước 3: Sau 5 phút thì cho hỗn hợp ngô và thịt chim vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi bột chín là đã hoàn thành món ăn.

>> Tham khảo: Cháo bồ câu cho bà bầu

Cháo thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt bò: 30g; Cháo trắng nấu sẵn; Nấm rơm, ngô bao tử, ớt chuông; Dầu olive, phô mai.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, để ráo nước và thái lát nhỏ. Nấm rơm, ngô bao tử, ớt chuông cũng mang rửa sạch và thái hạt lựu.

Bước 2: Đảo thịt bò với một chút dầu olive trên lửa vừa. Tiếp tục cho ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều cho tới khi chín.

Bước 3: Cho cháo đã nấu sẵn vào hỗn hợp trên và đảo đều, sau đó tắt bếp và cho thêm phô mai vào. Để cháo nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.

>> Tham khảo: Cháo thịt bò cà rốt

Cháo cá lóc

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt cá lóc đã lọc xương: 50g; Cháo trắng nấu sẵn; Rau xanh xay nhuyễn: 1 thìa cà phê; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt cá làm sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó xào săn thịt cá với một ít dầu ăn.

Bước 2: Tiếp theo cho cháo trắng vào nồi nấu sôi. Khi cháo sôi cho thịt cá và rau xanh xay nhuyễn vào trộn đều, nấu thêm 3 – 5 phút để rau chín. Lưu ý nên khuấy đều tay để cháo không bị khê.

Cháo cá lóc cho trẻ ăn dặm

Cháo cá lóc là món ăn dễ thực hiện (Nguồn: Sưu tầm)

Bột thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo; Rau ngót; Thịt lợn nạc; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt nạc rửa sạch rồi xay nhuyễn. Rau ngót cũng rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho bột gạo vào trộn đều với nước rau ngót, sau đó cho thịt xay vào và khuấy đều đến khi bột chín. Đổ bột ra bát thêm chút dầu ăn là đã hoàn thành.

>> Tham khảo: Soup đậu hũ rau ngót

Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo; Tôm: 20g; Rau cải ngọt: 20g; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tôm làm sạch, bóc vỏ và chỉ lấy phần thân, sau đó hấp chín rồi xay nhỏ.

Bước 2: Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.

Bước 3: Trộn đều bột gạo với khoảng 200ml nước, sau đó cho vào nồi và khuấy đều tay. Đến khi bột sệt lại, cho tôm và rau vào, khuấy đều tay đến khi bột chín. Đổ bột ra bát rồi cho thêm chút dầu ăn.

>> Tham khảo: Salad tôm bơ cho bà bầu

Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt lợn nạc: 20g; Bột gạo: 20g; Rau chùm ngây: 20g; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt nạc làm sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn rồi đảo qua với một chút dầu ăn.

Bước 2: Rau chùm ngây tuốt lấy lá, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn.

Bước 3: Trộn đều bột gạo với nước lọc rồi cho lên bếp đun với lửa vừa. Lưu ý khuấy đều tay để không bị vón cục.

Bước 4: Khi bột sôi được khoảng 1 phút, cho thịt và rau đã xay nhuyễn vào trộn đều, cho tới khi bột sệt lại là được.

Bột thịt lợn rau chùm ngây

Món ăn này phù hợp với những trẻ bị biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo sườn rau củ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo: 20g; Sườn non: 4 miếng; Ngô ngọt, cà rốt, đậu hà lan: 10g; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sườn non làm sạch, để ráo nước rồi cho vào ninh nhừ. Sau đó lọc hết phần thịt, nước luộc xương lọc bỏ cặn. Mang phần thịt lọc được xay nhuyễn.

Bước 2: Gạo vo sạch, cho vào nồi nước xương đã lọc cặn, nấu thành cháo chín nhừ.

Bước 3: Các loại rau củ rửa sạch, cho vào hấp chín rồi xay nhuyễn.

Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho phần rau củ và phần thịt đã xay nhuyễn vào trộn đều . Khuấy đều tay thêm khoảng 5 phút nữa là đã hoàn thành món ăn.

>> Tham khảo: Canh bí đỏ hầm sườn non

Bột tôm khoai mỡ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo tẻ: 20g; Khoai mỡ: 20g; Tôm thịt: 5 con; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tôm làm sạch, bóc vỏ, chỉ lấy phần thân rồi bằm nhuyễn.

Bước 2: Khoai mỡ gọt vỏ, làm sạch, ngâm nước cho hết nhựa rồi mang hấp chín và nghiền nhuyễn.

Bước 3: Trộn đều bột gạo với nước lọc rồi cho lên bếp khuấy đêu. Tiếp tục cho khoai và tôm đã băm nhuyễn vào khuấy đều, đến khi bột chín thêm chút dầu ăn là được.

>> Tham khảo: Soup trứng thịt tôm cho bé lười ăn

Bột đậu phụ trứng gà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 lòng đỏ trứng gà; Đậu phụ: 20g; Bột gạo: 20g.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đậu phụ rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi. Sau đó vớt ra để ráo và dùng thìa nghiền nhuyễn.

Bước 2: Trộn đều bột gạo với nước lọc cho hòa tan hết.

Bước 3: Cho đậu phụ đã nghiền và lòng đỏ trứng vào một cái bát nhỏ rồi khuấy đều lên, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 4: Cho hai hỗn hợp bột và trứng, đậu phụ hòa tan với nhau rồi đặt lên bếp đun với lửa nhỏ, cho thêm chút dầu vào đợi sôi rồi tắt lửa.

Bột đậu phụ trứng gà cho bé ăn dặm

Món ăn bột đậu phụ trứng gà (Nguồn: Sưu tầm)

Bơ nghiền

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 quả bơ; Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách thực hiện:

Lọc lấy phần thịt của quả bơ, cho thêm sữa, đem nghiền nhuyễn hoặc xay mịn.

>> Tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Một số sai lầm các mẹ hay mắc phải khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Sau đây là một số sai lầm các mẹ hay gặp khi nấu cháo ăn dặm cho con:

Luôn cho cà rốt, khoai tây nghiền vào cháo

Rất nhiều bà mẹ có quan điểm rằng cà rốt và khoai tây là những loại củ rất bổ. Những thực tế, 2 loại củ chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là một loại rau.

Do đó, khi cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt và khoai tây, trẻ sẽ dễ mắc phải tình trạng thừa chất bột đường nhưng lại thiếu hụt vitamin. Các mẹ nên thay đổi món thường xuyên và cho trẻ ăn nhiều rau xanh, để trẻ được kích thích vị giác và được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Các mẹ thường nghĩ rằng khi thêm ngũ cốc vào cháo sẽ giúp tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Nhưng các loại ngũ cốc lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, dẫn đến trẻ bị khó tiêu.

Lạm dụng máy xay sinh tố

Quá trình ăn dặm của trẻ sẽ bắt đầu từ ăn loãng, mịn đến ăn đặc, sệt rồi sau đó sẽ là ăn nguyên hạt mà không cần dùng đến máy xay sinh tố. Các mẹ nên xay thô dần để trẻ có thể thích nghi và ăn ngon miệng hơn.

Dùng nước hầm xương nấu cháo

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nước hầm xương là thứ vô cùng bổ dưỡng và giàu canxi., và thường xuyên sử dụng nước hầm để nấu cháo. Nhưng thực tế, nước hầm chỉ có vị ngọt và thơm, còn phần dinh dưỡng lại nằm ở phần thịt. Chất béo trong xương cũng gây cản trở trong việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Không thêm dầu ăn vào cháo của trẻ

Dầu ăn cung cấp cho trẻ nhiều năng lượng và góp phần hỗ trợ cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vậy nên, khi nấu cháo cho trẻ, mẹ nên cho vào trong cháo 1 đến 2 thìa dầu ăn.

Nấu một nồi cháo để con ăn cả ngày

Vì sợ mất thời gian hay lý do công việc, nhiều mẹ thường chuẩn bị sẵn một nồi cháo để con ăn cả ngày. Việc này sẽ khiến các chất dinh dưỡng hao hụt đáng kể trong khi bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ có thể bảo quản trong vòng 2 tiếng. Còn ở ngăn mát tủ lạnh, mức thời gian được nâng lên là 3 tiếng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu các mẹ quá bận rộn và không có thời gian, hãy chuẩn bị một nồi cháo trắng. Khi cho trẻ ăn, mẹ chỉ cần lấy một phần cháo nấu cùng rau và thịt, để trẻ không thấy chán và cũng đảm bảo được dinh dưỡng cho món ăn.

>> Tham khảo: Những gợi ý để bé có giấc ngủ ngon

Những sai lầm mẹ thường mắc phải khi cho con ăn dặm

Không nên lạm dụng máy xay sinh tố và nên cho bé ăn thô dần (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những nguyên tắc và các món ăn mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Hy vọng thông qua bài viết này mẹ sẽ tránh được những sai lầm không đáng có và tự tin hơn khi chuẩn bị đồ ăn cho con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về quá trình ăn dặm của con, hãy ghé thăm Huggies ngay!

>> Tham khảo: Cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, bé tăng cân nhanh

Xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ theo từng giai đoạn là vấn đề được nhiều mẹ quan tâm. Thực đơn phải vừa đảm bảo dinh dưỡng, món ăn phong phú và còn phải giúp trẻ tăng cân. Bài viết của Huggies sẽ cung cấp cho mẹ thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm và tăng cân nhanh!

>> Tham khảo thêm:

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tăng cân, đủ dinh dưỡng Trẻ 7 tháng tuổi phát triển như thế nào?

Nguyên tắc khi lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi

Khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi, mẹ cần tuân theo những nguyên tắc sau:

Trong những năm đầu tiên của cuộc đời, sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chủ yếu của trẻ. Vậy nên, các mẹ không được bỏ bú cho trẻ hoàn toàn, nên duy trì cho trẻ bú khoảng 600ml – 800ml sữa/ngày. Bố mẹ cũng nên cho bé ăn thịt, cá, trứng… ở mức vừa phải, để tránh tình trạng gan, thận của trẻ làm việc quá tải và có thể gây ra ảnh hưởng xấu. Khi chế biến món ăn cho trẻ, nên hạn chế cho thêm gia vị và cố gắng giữ được vị nguyên bản của thực phẩm. Điều này sẽ giúp bé cảm nhận được trọn vẹn hương vị của món ăn, đồng thời tập cho trẻ thói quen ăn nhạt để đảm bảo sức khỏe của trẻ. Quy tắc chuẩn để nấu cháo cho bé lười ăn là 70ml nước và 10g gạo. Khi chế biến món ăn cho trẻ, bố mẹ có thể cho thêm chất béo. Lưu ý là cần cân đối giữa chất béo từ động vật và thực vật, cũng như không nên lạm dụng. Thực đơn của trẻ nên được cân bằng giữa 4 nhóm chất chính: nhóm bột đường, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ. Khẩu phần ăn của trẻ nên được cân đo để phù hợp với cân nặng và độ tuổi. Tránh để bé ăn quá no, sẽ dẫn đến cảm giác chán ăn và lười ăn. Để thay đổi khẩu vị cho trẻ, thỉnh thoảng mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ luộc nhừ một chút để trẻ làm quen với việc cầm nằm, mút, cắn thức ăn.

>> Tham khảo: Thực đơn ăn dặm phương pháp BLW

Nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng tuổi

Đôi khi mẹ có thể cho trẻ ăn các loại rau củ để thay đổi khẩu vị (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi của Viện dinh dưỡng

Khi xây dựng thực đơn cho bé, dù là ở bất kỳ độ tuổi nào, mẹ cũng nên cân nhắc theo khẩu phần và sở thích của bé. Vậy nên, mẹ không nên quá cứng nhắc trong việc ăn uống của bé mà nên linh động với nhu cầu của con. Dưới đây là thực đơn của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho bé 7 tháng trong 1 tuần, mẹ có thể tham khảo:

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm ngày thứ 2 và thứ 4 (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm ngày thứ 3 và thứ 5 (Nguồn: Sưu tầm)

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng

Thực đơn ăn dặm ngày thứ 6 và chủ nhật (Nguồn: Sưu tầm)

>> Tham khảo: Món ăn cho bé biếng ăn

Gợi ý một số món ăn cho thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi dễ làm, tăng cân nhanh

Sau đây là một số món ăn và cách làm, mẹ có thể tham khảo để thêm vào thực đơn ăn dặm của bé 7 tháng:

Cháo chim bồ câu và ngô ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo: 20g; Thịt chim bồ câu: 20g; Một ít hạt ngô non xay nhỏ (lọc bỏ bã ngô); Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt chim bồ câu làm sạch, xay nhuyễn rồi xào chín với 1 thìa cà phê dầu ăn và ngô đã xay nhỏ.

Bước 2: Trộn đều 20g bột gạo với nước luộc chim bồ câu, cho lên bếp đun lửa vừa và lưu ý khuấy đề tay.

Bước 3: Sau 5 phút thì cho hỗn hợp ngô và thịt chim vào nồi, khuấy đều tay cho đến khi bột chín là đã hoàn thành món ăn.

>> Tham khảo: Cháo bồ câu cho bà bầu

Cháo thịt bò

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt bò: 30g; Cháo trắng nấu sẵn; Nấm rơm, ngô bao tử, ớt chuông; Dầu olive, phô mai.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt bò rửa sạch, để ráo nước và thái lát nhỏ. Nấm rơm, ngô bao tử, ớt chuông cũng mang rửa sạch và thái hạt lựu.

Bước 2: Đảo thịt bò với một chút dầu olive trên lửa vừa. Tiếp tục cho ngô, nấm, ớt chuông vào đảo đều cho tới khi chín.

Bước 3: Cho cháo đã nấu sẵn vào hỗn hợp trên và đảo đều, sau đó tắt bếp và cho thêm phô mai vào. Để cháo nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn là được.

>> Tham khảo: Cháo thịt bò cà rốt

Cháo cá lóc

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt cá lóc đã lọc xương: 50g; Cháo trắng nấu sẵn; Rau xanh xay nhuyễn: 1 thìa cà phê; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt cá làm sạch rồi xay nhuyễn. Sau đó xào săn thịt cá với một ít dầu ăn.

Bước 2: Tiếp theo cho cháo trắng vào nồi nấu sôi. Khi cháo sôi cho thịt cá và rau xanh xay nhuyễn vào trộn đều, nấu thêm 3 – 5 phút để rau chín. Lưu ý nên khuấy đều tay để cháo không bị khê.

Cháo cá lóc cho trẻ ăn dặm

Cháo cá lóc là món ăn dễ thực hiện (Nguồn: Sưu tầm)

Bột thịt lợn rau ngót

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo; Rau ngót; Thịt lợn nạc; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt nạc rửa sạch rồi xay nhuyễn. Rau ngót cũng rửa sạch, xay nhuyễn rồi lọc lấy nước.

Bước 2: Bắc nồi lên bếp, cho bột gạo vào trộn đều với nước rau ngót, sau đó cho thịt xay vào và khuấy đều đến khi bột chín. Đổ bột ra bát thêm chút dầu ăn là đã hoàn thành.

>> Tham khảo: Soup đậu hũ rau ngót

Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo; Tôm: 20g; Rau cải ngọt: 20g; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tôm làm sạch, bóc vỏ và chỉ lấy phần thân, sau đó hấp chín rồi xay nhỏ.

Bước 2: Rau cải ngọt chỉ lấy phần lá, rửa sạch rồi cho vào máy xay nhuyễn, lọc lấy nước.

Bước 3: Trộn đều bột gạo với khoảng 200ml nước, sau đó cho vào nồi và khuấy đều tay. Đến khi bột sệt lại, cho tôm và rau vào, khuấy đều tay đến khi bột chín. Đổ bột ra bát rồi cho thêm chút dầu ăn.

>> Tham khảo: Salad tôm bơ cho bà bầu

Bột tôm rau cải ngọt

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Thịt lợn nạc: 20g; Bột gạo: 20g; Rau chùm ngây: 20g; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Thịt nạc làm sạch, thái nhỏ, xay nhuyễn rồi đảo qua với một chút dầu ăn.

Bước 2: Rau chùm ngây tuốt lấy lá, rửa sạch, thái nhỏ rồi đem xay nhuyễn.

Bước 3: Trộn đều bột gạo với nước lọc rồi cho lên bếp đun với lửa vừa. Lưu ý khuấy đều tay để không bị vón cục.

Bước 4: Khi bột sôi được khoảng 1 phút, cho thịt và rau đã xay nhuyễn vào trộn đều, cho tới khi bột sệt lại là được.

Bột thịt lợn rau chùm ngây

Món ăn này phù hợp với những trẻ bị biếng ăn (Nguồn: Sưu tầm)

Cháo sườn rau củ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Gạo: 20g; Sườn non: 4 miếng; Ngô ngọt, cà rốt, đậu hà lan: 10g; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Sườn non làm sạch, để ráo nước rồi cho vào ninh nhừ. Sau đó lọc hết phần thịt, nước luộc xương lọc bỏ cặn. Mang phần thịt lọc được xay nhuyễn.

Bước 2: Gạo vo sạch, cho vào nồi nước xương đã lọc cặn, nấu thành cháo chín nhừ.

Bước 3: Các loại rau củ rửa sạch, cho vào hấp chín rồi xay nhuyễn.

Bước 4: Khi cháo đã chín nhừ, cho phần rau củ và phần thịt đã xay nhuyễn vào trộn đều . Khuấy đều tay thêm khoảng 5 phút nữa là đã hoàn thành món ăn.

>> Tham khảo: Canh bí đỏ hầm sườn non

Bột tôm khoai mỡ

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

Bột gạo tẻ: 20g; Khoai mỡ: 20g; Tôm thịt: 5 con; Dầu ăn.

Cách thực hiện:

Bước 1: Tôm làm sạch, bóc vỏ, chỉ lấy phần thân rồi bằm nhuyễn.

Bước 2: Khoai mỡ gọt vỏ, làm sạch, ngâm nước cho hết nhựa rồi mang hấp chín và nghiền nhuyễn.

Bước 3: Trộn đều bột gạo với nước lọc rồi cho lên bếp khuấy đêu. Tiếp tục cho khoai và tôm đã băm nhuyễn vào khuấy đều, đến khi bột chín thêm chút dầu ăn là được.

>> Tham khảo: Soup trứng thịt tôm cho bé lười ăn

Bột đậu phụ trứng gà

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 lòng đỏ trứng gà; Đậu phụ: 20g; Bột gạo: 20g.

Cách thực hiện:

Bước 1: Đậu phụ rửa sạch rồi cho vào nồi đun sôi. Sau đó vớt ra để ráo và dùng thìa nghiền nhuyễn.

Bước 2: Trộn đều bột gạo với nước lọc cho hòa tan hết.

Bước 3: Cho đậu phụ đã nghiền và lòng đỏ trứng vào một cái bát nhỏ rồi khuấy đều lên, tạo thành hỗn hợp đồng nhất.

Bước 4: Cho hai hỗn hợp bột và trứng, đậu phụ hòa tan với nhau rồi đặt lên bếp đun với lửa nhỏ, cho thêm chút dầu vào đợi sôi rồi tắt lửa.

Bột đậu phụ trứng gà cho bé ăn dặm

Món ăn bột đậu phụ trứng gà (Nguồn: Sưu tầm)

Bơ nghiền

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

1 quả bơ; Sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Cách thực hiện:

Lọc lấy phần thịt của quả bơ, cho thêm sữa, đem nghiền nhuyễn hoặc xay mịn.

>> Tham khảo: Bé 6 tháng tuổi ăn được trái cây gì?

Một số sai lầm các mẹ hay mắc phải khi nấu cháo ăn dặm cho bé

Sau đây là một số sai lầm các mẹ hay gặp khi nấu cháo ăn dặm cho con:

Luôn cho cà rốt, khoai tây nghiền vào cháo

Rất nhiều bà mẹ có quan điểm rằng cà rốt và khoai tây là những loại củ rất bổ. Những thực tế, 2 loại củ chỉ đại diện cho nhóm bột đường chứ không phải là một loại rau.

Do đó, khi cho trẻ ăn quá nhiều cà rốt và khoai tây, trẻ sẽ dễ mắc phải tình trạng thừa chất bột đường nhưng lại thiếu hụt vitamin. Các mẹ nên thay đổi món thường xuyên và cho trẻ ăn nhiều rau xanh, để trẻ được kích thích vị giác và được cung cấp đầy đủ dưỡng chất.

Cho thêm ngũ cốc vào cháo

Các mẹ thường nghĩ rằng khi thêm ngũ cốc vào cháo sẽ giúp tăng dinh dưỡng trong khẩu phần ăn. Nhưng các loại ngũ cốc lại không phù hợp với hệ tiêu hóa non nớt của trẻ, dẫn đến trẻ bị khó tiêu.

Lạm dụng máy xay sinh tố

Quá trình ăn dặm của trẻ sẽ bắt đầu từ ăn loãng, mịn đến ăn đặc, sệt rồi sau đó sẽ là ăn nguyên hạt mà không cần dùng đến máy xay sinh tố. Các mẹ nên xay thô dần để trẻ có thể thích nghi và ăn ngon miệng hơn.

Dùng nước hầm xương nấu cháo

Nhiều bà mẹ nghĩ rằng nước hầm xương là thứ vô cùng bổ dưỡng và giàu canxi., và thường xuyên sử dụng nước hầm để nấu cháo. Nhưng thực tế, nước hầm chỉ có vị ngọt và thơm, còn phần dinh dưỡng lại nằm ở phần thịt. Chất béo trong xương cũng gây cản trở trong việc hấp thụ dinh dưỡng của cơ thể.

Không thêm dầu ăn vào cháo của trẻ

Dầu ăn cung cấp cho trẻ nhiều năng lượng và góp phần hỗ trợ cơ thể hấp thụ các chất dinh dưỡng. Vậy nên, khi nấu cháo cho trẻ, mẹ nên cho vào trong cháo 1 đến 2 thìa dầu ăn.

Nấu một nồi cháo để con ăn cả ngày

Vì sợ mất thời gian hay lý do công việc, nhiều mẹ thường chuẩn bị sẵn một nồi cháo để con ăn cả ngày. Việc này sẽ khiến các chất dinh dưỡng hao hụt đáng kể trong khi bảo quản. Ở nhiệt độ thường, cháo chỉ có thể bảo quản trong vòng 2 tiếng. Còn ở ngăn mát tủ lạnh, mức thời gian được nâng lên là 3 tiếng.

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nếu các mẹ quá bận rộn và không có thời gian, hãy chuẩn bị một nồi cháo trắng. Khi cho trẻ ăn, mẹ chỉ cần lấy một phần cháo nấu cùng rau và thịt, để trẻ không thấy chán và cũng đảm bảo được dinh dưỡng cho món ăn.

>> Tham khảo: Những gợi ý để bé có giấc ngủ ngon

Những sai lầm mẹ thường mắc phải khi cho con ăn dặm

Không nên lạm dụng máy xay sinh tố và nên cho bé ăn thô dần (Nguồn: Sưu tầm)

Trên đây là những nguyên tắc và các món ăn mẹ có thể tham khảo để xây dựng thực đơn ăn dặm cho trẻ 7 tháng tuổi. Hy vọng thông qua bài viết này mẹ sẽ tránh được những sai lầm không đáng có và tự tin hơn khi chuẩn bị đồ ăn cho con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác về quá trình ăn dặm của con, hãy ghé thăm Huggies ngay!

>> Tham khảo: Cho bé ăn dặm kiểu Nhật đúng cách