Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhiều cách nhận biết tùy theo mức độ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng dự kiến, hoặc nặng hơn là đứng cân hay sụt cân. Trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao bình thường theo tuổi, giới. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như làn da trở nên nhợt nhạt, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lừ đừ, dễ bệnh vặt. Với trẻ ở tuổi đi học có thể học tập sa sút.
Để nhận biết chính xác hơn thì cách tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra cân nặng cho trẻ: mỗi 3 tháng/lần với trẻ bình thường và mỗi tháng 1 lần với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Sau mỗi lần cân đo, bạn cần lưu lại số ký trên biểu đồ tăng trưởng theo giới tính ở trẻ, quan sát chỉ số để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi:
Với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, bé bị chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi, giới tính. Chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo. Như vậy bạn có thể theo dõi theo chỉ số:
– 1 tuổi: chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75 cm.
– 2 tuổi: khoảng 85 cm.
– 4 tuổi: khoảng 100cm.
– 4 – 10 tuổi: tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm.
2. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân:
Ở thể suy dinh dưỡng này, bạn sẽ có thể phát hiện dựa vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mức dự kiến, có thể nói là thấp hơn so với cân nặng chuẩn khoảng 20%, thì khả năng rất cao là trẻ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng này. Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:
– 1 tháng tuổi: bé trai 4,5kg, bé gái là 4,2kg.
– 3 tháng tuổi: bé trai 6,4kg, bé gái 5,8 kg.
– 5 tháng tuổi: bé trai 7,5 kg, bé gái 6,9 kg.
– 7 tháng tuổi: bé trai 8,3 kg, bé gái 7,6 kg.
– 9 tháng tuổi: bé trai 8,9 kg, bé gái 8,2 kg.
– 12 tháng tuổi: bé trai 9,6 kg, bé gái 8,9 kg.
– 24 tháng tuổi: bé trai 12,2 kg, bé gái 11,5 kg.
Đây được coi là thể suy dinh dưỡng thường gặp nhất. Nguyên nhân hầu hết là do lượng thức ăn bổ sung không phù hợp cho cơ thể trẻ, hoặc trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Hay cũng có thể do tình trạng vệ sinh quá kém dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi đến 5 tuổi suy dinh dưỡng hoặc thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhằm giúp bé được bổ sung các dưỡng chất một cách tốt nhất.
Trẻ suy dinh dưỡng sẽ có nhiều cách nhận biết tùy theo mức độ. Biểu hiện dễ nhận biết nhất là trẻ chậm tăng cân hơn so với cân nặng dự kiến, hoặc nặng hơn là đứng cân hay sụt cân. Trẻ không đạt được cân nặng và chiều cao bình thường theo tuổi, giới. Ngoài ra, trẻ còn có thể có các biểu hiện như làn da trở nên nhợt nhạt, hay quấy khóc, ngủ không sâu giấc, mệt mỏi, lừ đừ, dễ bệnh vặt. Với trẻ ở tuổi đi học có thể học tập sa sút.
Để nhận biết chính xác hơn thì cách tốt nhất bạn nên tiến hành kiểm tra cân nặng cho trẻ: mỗi 3 tháng/lần với trẻ bình thường và mỗi tháng 1 lần với trẻ có dấu hiệu suy dinh dưỡng. Sau mỗi lần cân đo, bạn cần lưu lại số ký trên biểu đồ tăng trưởng theo giới tính ở trẻ, quan sát chỉ số để biết trẻ suy dinh dưỡng hay không.
1. Biểu hiện trẻ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi:
Với tình trạng suy dinh dưỡng thể thấp còi, bé bị chậm phát triển chiều cao so với độ tuổi, giới tính. Chiều cao chỉ đạt dưới 90% so với mức tiêu chuẩn thì lúc đó trẻ đang có nguy cơ bị suy dinh dưỡng thể thấp còi.
Trung bình, chiều cao của trẻ khỏe mạnh lúc mới sinh ở mức khoảng 50cm, trong 3 tháng đầu, mỗi tháng bé sẽ tăng thêm 3cm, và trung bình khoảng 2cm các tháng tiếp theo. Như vậy bạn có thể theo dõi theo chỉ số:
– 1 tuổi: chiều cao gấp rưỡi lúc mới sinh, khoảng 75 cm.
– 2 tuổi: khoảng 85 cm.
– 4 tuổi: khoảng 100cm.
– 4 – 10 tuổi: tăng đều mỗi năm khoảng 5 – 6 cm.
2. Biểu hiện suy dinh dưỡng ở thể nhẹ cân:
Ở thể suy dinh dưỡng này, bạn sẽ có thể phát hiện dựa vào cân nặng của trẻ. Nếu trẻ không tăng trưởng như mức dự kiến, có thể nói là thấp hơn so với cân nặng chuẩn khoảng 20%, thì khả năng rất cao là trẻ đang gặp phải tình trạng suy dinh dưỡng này. Theo tiêu chuẩn cân nặng trung bình của WHO thì:
– 1 tháng tuổi: bé trai 4,5kg, bé gái là 4,2kg.
– 3 tháng tuổi: bé trai 6,4kg, bé gái 5,8 kg.
– 5 tháng tuổi: bé trai 7,5 kg, bé gái 6,9 kg.
– 7 tháng tuổi: bé trai 8,3 kg, bé gái 7,6 kg.
– 9 tháng tuổi: bé trai 8,9 kg, bé gái 8,2 kg.
– 12 tháng tuổi: bé trai 9,6 kg, bé gái 8,9 kg.
– 24 tháng tuổi: bé trai 12,2 kg, bé gái 11,5 kg.
Đây được coi là thể suy dinh dưỡng thường gặp nhất. Nguyên nhân hầu hết là do lượng thức ăn bổ sung không phù hợp cho cơ thể trẻ, hoặc trẻ cai sữa mẹ quá sớm. Hay cũng có thể do tình trạng vệ sinh quá kém dẫn đến hệ tiêu hóa không được ổn định,…
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên xây dựng thực đơn cho bé 2 tuổi đến 5 tuổi suy dinh dưỡng hoặc thực đơn cho trẻ còi xương suy dinh dưỡng nhằm giúp bé được bổ sung các dưỡng chất một cách tốt nhất.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi