Trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Vì sao bé ngủ không sâu giấc?

Trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ?

Trong 1 năm đầu đời, giấc ngủ có tầm ảnh hưởng lớn sự phát triển cân nặng, chiều cao và sức khỏe của bé. Bởi vậy, nếu trẻ ngủ đủ, ngủ ngon, con sẽ dễ dàng đạt được các mức tiêu chuẩn cần thiết. Theo các bác sĩ chuyên khoa nhi, trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi cần ngủ trung bình 14 giờ/ngày bao gồm các giấc ngủ ngày và đêm.

Dựa theo nhu cầu của mỗi bé, trẻ 5 tháng có thể ngủ 2 – 4 giấc ngắn vào buổi sáng và chiều, mỗi giấc khoảng 30 phút – 2 tiếng. Giấc đêm của con sẽ kéo dài từ 8 – 10 giờ và bé có thể bắt đầu ngủ từ 8h tối. Tổng cộng 1 ngày, giấc ngủ của bé 5 tháng tuổi cần đạt 12 – 16 giờ để con phát triển tốt và khỏe mạnh.

Để trẻ ngủ ngon, đúng giờ, ba mẹ có thể luyện cho con ngủ theo các cữ và khung giờ dưới đây:

Buổi sáng: Đánh thức trẻ dậy lúc 6h – 8h vì quá giờ này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ trưa.

2 – 4 giấc ngắn trong ngày: 30 phút – 2 tiếng.

Giấc đêm: 6 – 8 tiếng, bắt đầu sớm nhất lúc 20h00.

Vì sao trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ngủ đêm không sâu giấc?

Hầu hết giấc ngủ của ngày và đêm của trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi có thể chưa ổn định do một số chức năng của các cơ quan trong cơ thể chưa hoàn thiện. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên có biểu hiện quấy khóc, giật mình khóc thét, thậm chí tỉnh dậy chơi giữa đêm mà không ngủ lại thì ba mẹ có thể nghĩ đến 5 nguyên nhân sau đây:

  • Lịch ngủ ban ngày chưa khoa học

Ngủ ngày cày đêm là tình trạng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Đa số các bé trong thời gian đầu đã quen với giấc ngủ dài ban ngày, ngủ nhiều cữ và mỗi lần đều kéo dài 2 – 3 tiếng khiến trẻ không còn nhu cầu ngủ đêm hoặc ngủ rất ít. Trái lại, một số ba mẹ cố gắng để trẻ thức nhiều vào ban ngày với hi vọng con sẽ ngủ sớm hơn nhưng điều đó sẽ khiến bé mệt mỏi dẫn đến khó ngủ giấc đêm.

  • Vận động trước khi ngủ quá mạnh, ồn ào.

Thông thường, nếu trẻ có một ngày phấn khích, hoạt động mạnh, đặc biệt là thời điểm gần giờ ngủ đêm thì con có thể có cảm giác bồn chồn, khó vào giấc. Bé có thể vẫn ngủ nhưng ba mẹ sẽ thấy con trở mình nhiều, đôi khi phát ra tiếng khóc nhỏ – dấu hiệu của tình trạng trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ngủ không sâu giấc.

  • Sức khỏe: chứng ngưng thở, hội chứng chân không yên.

Trẻ 5 tháng tuổi đêm ngủ không sâu giấc còn do chứng ngưng thở kèm biểu hiện ngáy to, há miệng to khi ngủ, ban ngày thường hay ngáp nhiều. Tình trạng khá nguy hiểm vì trẻ có thể ngừng thở quá 10 giây, điều này cho thấy dấu hiệu tim mạch không tốt ở trẻ khi trưởng thành.

Bên cạnh đó, hội chứng RLS – chân không yên tuy không nguy hiểm như chứng ngưng thở nhưng cũng là nguyên nhân khiến giấc ngủ của bé bị gián đoạn. Bé sẽ có cảm giác chân lắc lư hoặc có kiến bò khiến con chuyển mình liên tục, thậm chí tỉnh dậy chơi giữa đêm.

  • Gặp ác mộng

Không chỉ người lớn mà trẻ sơ sinh cũng có thể gặp ác mộng. Nếu bé gặp tình trạng này, con có thể khó vào lại giấc ngủ, đôi khi sợ hãi ảnh hưởng đến sự phát triển tinh thần, thể chất. Đa số các cơn ác mộng sẽ xuất hiện vào giấc ngủ NREM sau 90 phút từ lúc trẻ bắt đầu ngủ.

  • Không gian nghỉ ngơi không chất lượng

Phòng ngủ, giường ngủ, quần áo, v.v… không thoải mái là một trong những nguyên nhân thường gặp khi trẻ ngủ không ngon giấc với tần suất lớn. Cũng giống như khi cơ thể có bệnh lý, con cảm thấy khó chịu và rất dễ tỉnh giấc, khóc thét giữa đêm vì sự bức bối này.

Giải pháp nâng cao chất lượng giấc ngủ giúp trẻ 5 tháng ngủ xuyên đêm ngon giấc

Nhằm giúp con cải thiện chất lượng giấc ngủ, đạt được các con số phát triển theo tiêu chuẩn y khoa, ba mẹ có thể áp dụng các biện pháp dưới đây để trẻ sơ sinh 5 tháng tuổi ngủ xuyên đêm, không tỉnh giấc và giật mình, khóc thét.

  • Dạy bé phân biệt ngày và đêm

Dạy trẻ các dấu hiệu ngày – đêm là cách tốt nhất giúp bé ngủ đ7h30: úng giờ. Ba mẹ có thể hướng dẫn con bằng cách lặp lại các thói quen như mở rèm, mở cửa sổ để bé nhận biết ban ngày. Buổi tối trước giờ ngủ hãy tắt đèn, chỉ mở đèn ngủ và hát ru để trẻ biết đã đến giấc ngủ đêm. Bằng cách này, bé sơ sinh sẽ sớm hình thành thói quen ngủ đủ, đúng giờ trong vòng 1 – 2 tuần nếu ba mẹ cố gắng duy trì.

  • Xây dựng lịch sinh hoạt ăn ngủ phù hợp

Hiện nay, có khá nhiều ba mẹ áp dụng lịch sinh hoạt ăn ngủ chơi theo EASY để tập thói quen đúng giờ cho trẻ. Nếu trẻ hợp tác, ba mẹ thành công thì sẽ giảm bớt lo âu, mệt mỏi. Nhưng với 1 số trẻ không phối hợp, ba mẹ cần phải kiên nhẫn trong thời gian dài. Đối với trẻ 5 tháng tuổi, khi con đã biết nhiều hơn thì ba mẹ có thể bắt đầu luyện Easy cho con theo lịch mẫu dưới đây:

7h – 9h: Thức dậy, ăn no, vệ sinh cá nhân, sau đó chơi và vận động phù hợp.

9h – 11h: Ngủ giấc ngày đầu tiên

11h – 14h: Ăn no, vận động và tương tác với bố mẹ.

14h – 15h30: Ngủ giấc ngày thứ 2

15h30 – 17h30: Thức dậy, ăn no, chơi cùng ba mẹ.

17h30 – 19h: Tắm, ăn no

19h: Bắt đầu giấc ngủ đêm

  • Tránh các hoạt động gây ức chế trước khi ngủ

Thời điểm trước giấc ngủ đêm, cần tránh mở nhạc to, cho xem các bộ phim, chương trình cùng người lớn khiến trẻ sợ hãi, v.v…vì đây là yếu tố khiến bé dễ gặp ác mộng, tỉnh dậy giữa đêm hoặc khó vào giấc.

  • Bữa ăn trước khi ngủ

Để hạn chế tình trạng bé tỉnh dậy giữa đêm vì đói đồng thời giảm bớt số lần thức dậy ăn đêm, ba mẹ cần cho trẻ sơ sinh 5 tháng ăn đủ no trước khi ngủ. Theo đó, trẻ có thể ăn từ 150 – 180ml sữa ở bữa ăn này là phù hợp.

  • Đảm bảo giường ngủ và chăn gối sạch sẽ, không ẩm mốc.

Cuối cùng, để bé ngủ ngon và thoải mái, ba mẹ cần đảm bảo phòng ngủ thông thoáng, giường nệm sạch sẽ và không có mùi. Ngoài ra, việc lựa chọn chất liệu ga gối cũng quan trọng bởi nếu khả năng thấm hút tốt thì trẻ sẽ hạn chế toát mồ hôi, không bị cảm giác khó chịu làm phiền khi ngủ. Tương tự với việc lựa chọn quần áo ngủ, ba mẹ nên chọn quần áo đủ rộng, chất liệu mát và thấm hút mồ hôi tốt để hạn chế tình trạng cảm sốt do đổ mồ hôi trộm.

Có thể nói, trẻ 5 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm: tâm lý, sức khỏe, ngoại quan, v.v… vì vậy ba mẹ hãy cố gắng rèn luyện nếp sinh hoạt, ăn ngủ cho bé kết hợp chăm sóc trẻ đúng cách để con có những giấc ngủ chất lượng, đảm bảo phát triển đạt chuẩn WHO.