Ở giai đoạn này, cân nặng và chiều cao trung bình của bé trai lần tượt là 7,4 – 9,2 kg và 67- 71 cm, còn bé gái thì nặng 6,8 – 8,6 kg và cao 65 – 69 cm.
Dưới đây là một số điều mà trẻ sẽ sớm làm được ở giai đoạn này, bạn cần chú ý quan sát để tìm cách khuyến khích các kỹ năng vận động của trẻ:
- Biết cách dùng ngón trỏ và ngón cái để giữ thức ăn và vật nhỏ dài theo kiểu gọng kìm
- Lật người sấp và sẵn sàng tập bò
- Nhặt đồ chơi nhỏ, sau đó ném đi và nhặt lại
- Một số bé có thể tự ngồi với sự trợ giúp của cha mẹ
- Tiếp cận các vật ở gần bằng một hoặc cả hai tay
- Có thể đưa những vật nhỏ vào miệng.
3. Cảm xúc và xã hội
Sự phát triển về xã hội và cảm xúc cũng là một trong những cột mốc phát triển quan trọng trong cuộc đời bé. Đây sẽ là nền tảng để bé giao tiếp và tương tác với mọi người trong tương lai. Dưới đây là một số điều mà trẻ 7 tháng tuổi có thể làm được:
- Cười và có thể thể hiện cảm xúc rõ ràng hơn như cáu kỉnh, khó chịu…
- Nhận ra được những người xung quanh và cảm thấy thích thú khi nhìn thấy người quen
- Quan sát cảm xúc của cha mẹ và cố gắng bắt chước
- Bắt đầu biết điều gì mình thích và không thích
- Có thể phát hiện những đứa trẻ khác và khóc nếu các bé khác khóc
- Phát triển hành vi sợ người lạ.
4. Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi về kỹ năng giao tiếp
Việc tìm kiếm sự chú ý bằng cử chỉ và âm thanh là một trong những dấu hiệu cho thấy kỹ năng giao tiếp của trẻ đang phát triển. Ngoài ra, trẻ còn có thể:
- Bắt đầu sử dụng các nguyên âm như “o” và “a” khi bập bẹ
- Hiểu được rằng hai người sẽ nói chuyện luân phiên khi giao tiếp và sẽ thử áp dụng khi bập bẹ với bạn bằng cách tạm dừng để bạn trả lời rồi sau đó lại tiếp tục
- Cố gắng bắt chước những từ mà bạn nói
- Trẻ 7 tháng hay la hét hoặc đập tay để thu hút sự chú ý của người lớn.
5. Mọc răng
Mọc răng là một trong những vấn đề khó khăn nhất mà trẻ 7 tháng tuổi phải đối mặt. Bởi việc này có thể làm cho bé vô cùng khó chịu. Bạn có thể hỗ trợ bé vượt qua bằng cách cho bé ăn thức ăn nghiền hoặc những món ăn mềm và dễ tiêu hóa như chuối, đu đủ chín, hồng xiêm…
Một số dấu hiệu trẻ mọc răng mà mẹ nên chú ý:
Bé bắt đầu chảy nước dãi nhiều hơn Nhai đồ chơi hoặc mút ngón tay Biếng ăn hoặc khó chịu khi ăn Hay khóc vào ban đêm và không chịu ngủ Nướu sưng đỏ Răng nhú từ từ ra khỏi nướu Sốt hoặc phát ban Tiêu chảy hoặc táo bón