Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc ăn vào thời điểm nào trong ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng ta. Và trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Ăn uống không đúng giờ có thể dẫn đến việc trẻ tăng cân, béo phì, cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2.
Những tác hại của việc cho trẻ ăn đêm thường xuyên
Cha mẹ cần lưu ý rằng ăn vặt vào đêm khuya không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Chúng sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn mức cần thiết, đặc biệt là sau bữa tối.
Những người thường ăn sau bữa tối không phải vì đói mà là do thèm ăn, chán hoặc căng thẳng dẫn đến ăn quá nhiều.
Các bữa ăn khuya thường bắt đầu ngay trước khi trẻ đi ngủ, khi quá trình trao đổi chất diễn ra thấp hơn và nhu cầu đốt cháy calo của cơ thể cũng thấp. Lượng calo dư thừa sau khi ăn khuya sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ cũng có ít thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi do phải xử lí lượng thức ăn hấp thụ từ những bữa ăn khuya.
Việc trẻ thức khuya để ăn khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ khiến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán nản, khó tập trung học tập, trí nhớ giảm sút. Ngoài ra, trẻ khó giữ bình tĩnh, dễ cáu gắt, không ngoan, không chịu ăn vì cơ thể mệt mỏi.
Trong số các nước châu Á, Malaysia đứng đầu về tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện nay. Đây là một điều đáng lo ngại. Ăn khuya có thể là một trong những tác nhân đằng sau thống kê này. Vì vậy, để hạn chế điều này, điều quan trọng là đảm bảo trẻ ăn tối đúng giờ. Nếu ăn đêm trở thành thói quen, trẻ có thể tăng cân do hấp thu quá mức, dẫn đến thừa cân béo phì, gây ra các vấn đề về sức khoẻ.
Ăn đêm cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể vì phản ứng glucose và insulin khi ăn trong thời gian này bị xáo trộn, dẫn đến kháng insulin. Ăn trước khi ngủ có thể gây khó tiêu hoặc gây sâu răng, đặc biệt là ở trẻ em có răng sữa.
Nếu không được can thiệp sớm, việc ăn khuya có thể kéo dài và khó sửa hơn khi trẻ lớn hơn. Điều này có thể trở thành mãn tính và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn đối với trẻ em.
Tránh cho trẻ ăn đêm để có một sức khoẻ tốt
Hãy làm theo những điều dưới đây để giúp con bạn từ bỏ thói quen ăn đêm:
- Ăn uống điều độ: Ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày và kết hợp ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn. Ví dụ, cho con bạn ăn sáng lúc 7 giờ sáng, bữa phụ lúc 10 giờ sáng, bữa trưa lúc 11 hoặc 12 giờ, ăn nhẹ buổi chiều lúc 4-5 giờ chiều và bữa tối vào lúc 7 giờ tối. Điều này sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Bữa tối lành mạnh: Một bữa tối ngon miệng, cân bằng với nhiều nhóm thực phẩm có thể ngăn con bạn ăn vặt vào buổi tối.
- Tránh bỏ bữa: Trì hoãn hoặc bỏ bữa thường xuyên có thể dẫn đến ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Chúng ta thường ăn khuya nhiều hơn sau khi bỏ bữa tối nên hãy hạn chế việc bỏ bữa thường xuyên để có chế độ ăn lành mạnh hơn.
- Thói quen ngủ lành mạnh: Đi ngủ đều đặn cũng giúp giảm bớt tình trạng ăn đêm. Trẻ em từ 6 đến 13 tuổi cần ngủ khoảng 9 đến 11 giờ mỗi ngày, vì vậy hãy đảm bảo trẻ đi ngủ sớm và đúng giờ.
- Nuôi dạy con tốt: Con cái thường chịu ảnh hưởng chủ yếu từ cha mẹ. Nếu bạn thường xuyên ăn khuya, con bạn sẽ thấy và hình thành thói quen tương tự. Hãy kiên quyết, cứng rắn với con của bạn để đảm bảo chúng không ăn vặt một cách không cần thiết, đặc biệt khi con bạn đã thừa cân.
- Bữa ăn đêm hoàn toàn không được khuyến khích, tuy nhiên, nếu con bạn vẫn cảm thấy đói sau bữa tối thì hãy chọn những món ăn nhẹ lành mạnh, chọn những món ăn bổ dưỡng nhưng ít calo như trái cây, bột yến mạch, sữa…
- Tránh ăn ngoài: Có rất nhiều cám dỗ đến từ các món ăn, đặc biệt là vào buổi tối muộn. Tuy nhiên, khó có thể chọn ra một thực đơn lành mạnh phù hợp dành cho con bạn, nên cha mẹ hãy hạn chế đi ăn hoặc gọi đồ ăn bên ngoài.
- Tránh khiến con bạn bị phân tâm: Nếu cho con bạn ăn tối hoặc bất kỳ bữa ăn nào, đừng đánh lừa chúng bằng ti vi, điện thoại thông minh hoặc đồ chơi. Sự mất tập trung trong bữa ăn sẽ dẫn đến việc ăn quá nhiều. Lưu ý để con bạn tránh bị khó tiêu sau khi ăn, hãy cho ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Trên đây là thông tin về tác hại của việc cho trẻ ăn đêm. Cha mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lí và kết hợp tập luyện các bài tập thể dục thể thao lành mạnh dành cho trẻ.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng việc ăn vào thời điểm nào trong ngày cũng có ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ của chúng ta. Và trẻ em cũng không phải ngoại lệ. Ăn uống không đúng giờ có thể dẫn đến việc trẻ tăng cân, béo phì, cao huyết áp và tiểu đường tuýp 2.
Những tác hại của việc cho trẻ ăn đêm thường xuyên
Cha mẹ cần lưu ý rằng ăn vặt vào đêm khuya không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là đối với trẻ em. Chúng sẽ có xu hướng ăn nhiều hơn mức cần thiết, đặc biệt là sau bữa tối.
Những người thường ăn sau bữa tối không phải vì đói mà là do thèm ăn, chán hoặc căng thẳng dẫn đến ăn quá nhiều.
Các bữa ăn khuya thường bắt đầu ngay trước khi trẻ đi ngủ, khi quá trình trao đổi chất diễn ra thấp hơn và nhu cầu đốt cháy calo của cơ thể cũng thấp. Lượng calo dư thừa sau khi ăn khuya sẽ được lưu trữ dưới dạng chất béo. Điều này dẫn đến hệ tiêu hóa của trẻ cũng có ít thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi do phải xử lí lượng thức ăn hấp thụ từ những bữa ăn khuya.
Việc trẻ thức khuya để ăn khuya thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ khiến trẻ luôn trong tình trạng mệt mỏi, chán nản, khó tập trung học tập, trí nhớ giảm sút. Ngoài ra, trẻ khó giữ bình tĩnh, dễ cáu gắt, không ngoan, không chịu ăn vì cơ thể mệt mỏi.
Trong số các nước châu Á, Malaysia đứng đầu về tỷ lệ béo phì ở trẻ em hiện nay. Đây là một điều đáng lo ngại. Ăn khuya có thể là một trong những tác nhân đằng sau thống kê này. Vì vậy, để hạn chế điều này, điều quan trọng là đảm bảo trẻ ăn tối đúng giờ. Nếu ăn đêm trở thành thói quen, trẻ có thể tăng cân do hấp thu quá mức, dẫn đến thừa cân béo phì, gây ra các vấn đề về sức khoẻ.
Ăn đêm cũng ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học của cơ thể vì phản ứng glucose và insulin khi ăn trong thời gian này bị xáo trộn, dẫn đến kháng insulin. Ăn trước khi ngủ có thể gây khó tiêu hoặc gây sâu răng, đặc biệt là ở trẻ em có răng sữa.
Nếu không được can thiệp sớm, việc ăn khuya có thể kéo dài và khó sửa hơn khi trẻ lớn hơn. Điều này có thể trở thành mãn tính và dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn đối với trẻ em.
Tránh cho trẻ ăn đêm để có một sức khoẻ tốt
Hãy làm theo những điều dưới đây để giúp con bạn từ bỏ thói quen ăn đêm:
- Ăn uống điều độ: Ăn đầy đủ 3 bữa mỗi ngày và kết hợp ăn đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn. Ví dụ, cho con bạn ăn sáng lúc 7 giờ sáng, bữa phụ lúc 10 giờ sáng, bữa trưa lúc 11 hoặc 12 giờ, ăn nhẹ buổi chiều lúc 4-5 giờ chiều và bữa tối vào lúc 7 giờ tối. Điều này sẽ hạn chế cảm giác thèm ăn và ăn quá nhiều, đặc biệt là vào ban đêm.
- Bữa tối lành mạnh: Một bữa tối ngon miệng, cân bằng với nhiều nhóm thực phẩm có thể ngăn con bạn ăn vặt vào buổi tối.
- Tránh bỏ bữa: Trì hoãn hoặc bỏ bữa thường xuyên có thể dẫn đến ăn quá nhiều vào bữa tiếp theo. Chúng ta thường ăn khuya nhiều hơn sau khi bỏ bữa tối nên hãy hạn chế việc bỏ bữa thường xuyên để có chế độ ăn lành mạnh hơn.
- Thói quen ngủ lành mạnh: Đi ngủ đều đặn cũng giúp giảm bớt tình trạng ăn đêm. Trẻ em từ 6 đến 13 tuổi cần ngủ khoảng 9 đến 11 giờ mỗi ngày, vì vậy hãy đảm bảo trẻ đi ngủ sớm và đúng giờ.
- Nuôi dạy con tốt: Con cái thường chịu ảnh hưởng chủ yếu từ cha mẹ. Nếu bạn thường xuyên ăn khuya, con bạn sẽ thấy và hình thành thói quen tương tự. Hãy kiên quyết, cứng rắn với con của bạn để đảm bảo chúng không ăn vặt một cách không cần thiết, đặc biệt khi con bạn đã thừa cân.
- Bữa ăn đêm hoàn toàn không được khuyến khích, tuy nhiên, nếu con bạn vẫn cảm thấy đói sau bữa tối thì hãy chọn những món ăn nhẹ lành mạnh, chọn những món ăn bổ dưỡng nhưng ít calo như trái cây, bột yến mạch, sữa…
- Tránh ăn ngoài: Có rất nhiều cám dỗ đến từ các món ăn, đặc biệt là vào buổi tối muộn. Tuy nhiên, khó có thể chọn ra một thực đơn lành mạnh phù hợp dành cho con bạn, nên cha mẹ hãy hạn chế đi ăn hoặc gọi đồ ăn bên ngoài.
- Tránh khiến con bạn bị phân tâm: Nếu cho con bạn ăn tối hoặc bất kỳ bữa ăn nào, đừng đánh lừa chúng bằng ti vi, điện thoại thông minh hoặc đồ chơi. Sự mất tập trung trong bữa ăn sẽ dẫn đến việc ăn quá nhiều. Lưu ý để con bạn tránh bị khó tiêu sau khi ăn, hãy cho ăn ít nhất 3 tiếng trước khi đi ngủ.
Trên đây là thông tin về tác hại của việc cho trẻ ăn đêm. Cha mẹ hãy xây dựng một chế độ ăn uống hợp lí và kết hợp tập luyện các bài tập thể dục thể thao lành mạnh dành cho trẻ.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi