Bé ho có đờm đặc có nguy hiểm không? Nguyên nhân và cách xử lý

Bé ho có đờm đặc là biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập, có thể do một số bệnh nguy hiểm gây ra. Vậy nguyên nhân do đâu và có phương pháp nào giúp tiêu đờm, giảm ho hiệu quả tại nhà cho trẻ không? Mẹ theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn giúp bé nhanh hết bệnh nhé!

é ho có đờm đặc là biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập, có thể do một số bệnh nguy hiểm gây ra
é ho có đờm đặc là biểu hiện của việc vi khuẩn xâm nhập, có thể do một số bệnh nguy hiểm gây ra

1. Bé bị ho ra nhiều đờm đặc có nguy hiểm không?

Ho có đờm đặc là biểu hiện hệ hô hấp của trẻ bị tấn công, nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm như viêm phổi, viêm phế quản.

Do đó, mẹ cần theo dõi sát sao bé và đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy một trong các biểu hiện sau:

  • Bé ho ra đờm có đặc, có màu sắc xanh, đỏ, nâu
  • Trẻ ho ra máu hoặc kèm theo nôn mửa
  • Ho kéo dài từ 2 – 3 tuần
  • Trẻ bị sốt, nhiễm trùng
Khi bé có dấu hiệu ho kéo dài kèm nôn mửa, mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị
Khi bé có dấu hiệu ho kéo dài kèm nôn mửa, mẹ đưa trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị

Vậy nguyên nhân do đâu khiến bé ho có đờm đặc? Mời mẹ theo dõi phần tiếp theo để tìm hiểu thêm về câu trả lời nhé!

2. 9 nguyên nhân khiến bé ho có đờm đặc

Bé ho có thể bắt nguồn từ những nguyên nhân dưới đây mà mẹ nên chú ý.

2.1. Viêm phế quản

Sức đề kháng của trẻ nhỏ còn rất kém, dễ bị mắc phải một số loại vi khuẩn, virus có hại như tụ cầu, liên cầu, phế cầu… làm viêm đường thở và tăng tiết dịch nhầy, gây nên viêm phế quản. Khi trẻ bị bệnh, mẹ để ý trẻ thường có một số biểu hiện như ít bú, quấy khóc, chán ăn đi kèm theo các cơn sốt và ho kéo dài. Lâu dần, từ ho khan trẻ chuyển sang ho có đờm. Màu sắc của đờm có thể có màu xanh vàng, xanh xám.

2.2. Viêm mũi dị ứng

Khi trẻ tiếp xúc với một số tác nhân gây dị ứng như phấn hoa, lông thú cưng, bụi bẩn… Cơ thể bé sẽ tự động tiết ra nhiều chất nhầy ở mũi, để đẩy các tác nhân này ra ngoài. Chất nhầy quá nhiều, đọng lại ở sau mũi khiến trẻ ho có đờm không sốt.

Trẻ bị viêm mũi dị ứng là một trong các nguyên nhân khiến bé ho ra đờm trong suốt
Trẻ bị viêm mũi dị ứng là một trong các nguyên nhân khiến bé ho ra đờm trong suốt

2.3. Viêm phổi

Phổi của trẻ bị nhiễm vi khuẩn, virus hay nấm làm nhiễm trùng và gây nên viêm phổi. Khi mới bị bệnh, trẻ thường có biểu hiện sốt, ho khan, lâu dần sẽ thấy có xuất hiện đờm khi ho. Đờm khi trẻ bị viêm phổi có thể có nhiều màu sắc khác nhau như vàng, xanh lá cây, trắng và đôi khi có cả máu.

2.4. Viêm xoang

Viêm xoang hay còn gọi là nhiễm trùng xoang, nguyên nhân chủ yếu là do nhiễm khuẩn. Khi bị bệnh, trẻ sẽ bị ngạt mũi, chảy dịch sau mũi, đờm vàng hay đờm xanh lá cây, có mùi hôi và thường ho nhiều vào ban đêm.

2.5. Trào ngược dạ dày thực quản

Dạ dày của trẻ nhỏ chưa được phát triển hoàn thiện, có kích thước nhỏ hơn, nằm ở vị trí cao hơn so với người lớn nên sữa và thức ăn dễ bị trào ngược qua đường miệng, mũi. Lâu dần, sẽ gây nên biến chứng ở đường hô hấp, gây ho khó thở, ho ra đờm đặc màu trắng.

Bé bị trào ngược dạ dày dễ gây biến chứng ở đường hô hấp gây ho, khó thở, ho ra đờm đặc
Bé bị trào ngược dạ dày dễ gây biến chứng ở đường hô hấp gây ho, khó thở, ho ra đờm đặc

2.6. Xơ nang

Xơ nang là một bệnh phổi mãn tính, khiến cho chất nhầy và dịch tiêu hóa trở nên đặc, dính. Khi mắc bệnh, trẻ có biểu hiện ho ra đờm có nhiều màu sắc như: vàng, xanh lá cây, gỉ nâu.

2.7. Áp xe phổi

Bên trong phổi của trẻ xuất hiện các mô bị viêm, nhiễm trùng và chứa đầy dịch mủ. Khi bị áp xe phổi, trẻ thường có biểu hiện chán ăn, đổ mồ hôi ban đêm, ho khan, ho có chứa đờm. Đờm có mùi hôi, có màu nâu hoặc màu đỏ máu.

2.8. Phổi tắc nghẽn mãn tính

Khi bị bệnh, cơ thể trẻ rất khó nhận được oxy do đường thở bị hẹp và phổi tiết ra nhiều chất nhầy dư thừa. Do đó, trẻ sẽ ho nhiều hơn để cố gắng tống dị vật ra ngoài (thường ho ra đờm đặc màu trắng) để dễ thở hơn.

2.9. Lao phổi

Là bệnh truyền nhiễm do trẻ hít phải trực khuẩn lao trong không khí khi lớn xung quanh bị lao nói chuyện, hắt hơi….Khi bị bệnh, trẻ thường có triệu chứng ho kéo dài (hơn 3 tuần), ho ra máu, đờm đỏ, sốt vào ban đêm.

Khi bị bệnh lao phổi, trẻ sẽ có triệu chứng ho kéo dài, ho có đờm đặc, ho ra máu
Khi bị bệnh lao phổi, trẻ sẽ có triệu chứng ho kéo dài, ho có đờm đặc, ho ra máu

3. Cách tiêu đờm đặc, giảm ho cho bé ngay tại nhà

Đến đây, chắc hẳn mẹ mong muốn tìm được cách giảm ho đờm đặc cho bé hiệu quả và nhanh chóng. Các phương pháp cho mẹ dưới đây đều áp dụng theo hai nguyên tắc: tiêu đờm, tiêu viêm. Mẹ có thể áp dụng đồng thời để cải thiện tình trạng ho cho bé nhé!

3.1. Hút đờm với nước muối sinh lý

Nước muối sinh lý là dung dịch quen thuộc, có thể xuất hiện trong mỗi tủ thuốc của gia đình, đặc biệt là gia đình có trẻ nhỏ. Nước muối sinh lý có tác dụng làm sạch vết thương, loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn tránh tình trạng gây nhiễm trùng.

Đồng thời, mẹ có thể sử dụng để vệ sinh các bộ phận nhạy cảm như mắt, mũi họng cho bé. Khi trẻ ho có đờm, nước muối sinh lý giúp làm lỏng chất đờm nhầy giúp đờm dễ dàng thoát ra ngoài hơn.

Nước muối sinh lý làm lỏng chất đờm nhầy giúp mẹ dễ dàng hút đờm ra ngoài cho bé
Nước muối sinh lý làm lỏng chất đờm nhầy giúp mẹ dễ dàng hút đờm ra ngoài cho bé

Mẹ thực hiện hút đờm tại nhà cho bé theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho bé nằm nghiêng, kê cao gối. Mẹ có thể thực hiện khi bé ngủ nếu bé hay quấy khóc, vùng vẫy khó thực hiện.
  • Bước 2: Nhỏ 2-3 giọt nước muối sinh lý vào mũi trẻ. Mẹ chờ khoảng 2-3 phút để dung dịch ngấm vào, làm lỏng chất nhầy, giúp trẻ không bị đau khi hút đờm.
  • Bước 3: Mẹ bóp nhẹ quả bóp rồi đặt vào mũi trẻ. Sau đó, mẹ thả nhẹ tay bóp để dịch đờm được hút ra. Mẹ lưu ý hút nhẹ nhàng từng bên và làm sạch dụng cụ trước khi hút bên còn lại.
  • Bước 4: Mẹ sử dụng bông sâu kèn đưa vào mũi trẻ để làm sạch dịch đờm còn sót trong mũi.

3.2. Vỗ rung long đờm cho bé

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý làm thay đổi áp suất đường dẫn khí giúp đào thải chất nhầy, đờm ra khỏi hệ hô hấp, cho trẻ thông thoáng đường thở, dễ chịu hơn.

Vỗ rung long đờm giúp đào thải chất nhầy, đờm ra khỏi đường hô hấp, cho bé dễ thở hơn
Vỗ rung long đờm giúp đào thải chất nhầy, đờm ra khỏi đường hô hấp, cho bé dễ thở hơn

Để vỗ rung long đờm cho bé khi bị ho tại nhà, cha mẹ cần thực hiện theo các kỹ thuật sau:

  • Tư thế trẻ khi vỗ rung: Khi thực hiện vỗ rung, mẹ nên đặt trẻ theo 1 trong 4 tư thế sau để giúp dẫn lưu đờm tốt hơn, không bị sặc trong đường thở: nằm nghiêng, cúi đầu về phía trước, úp người bé lên lòng bàn tay (trẻ nhỏ hơn 2 tháng tuổi), mẹ bế vác trẻ trên vai.
  • Vị trí vỗ: Mẹ vỗ từ dưới vỗ lên, vỗ từ vùng phổi bé (từ ngang lưng trở lên) giúp đưa đờm từ dưới lên họng và miệng.
  • Kỹ thuật vỗ rung: Tay mẹ khum lại tạo thành lỗ trống không khí, dùng lực cổ tay vỗ lưng cho trẻ tạo thành tiếng “bộp bộp”. Mẹ cảm giác được lồng ngực trẻ rung lên theo từng tiếng vỗ. Mẹ thực hiện khoảng 10-15 phút. Sau khi vỗ, trẻ sẽ ho và nôn ra đờm.

Mẹ tham khảo video vỗ rung long đờm được thực hiện Thạc sỹ Bác sĩ Đinh Ngọc Hoa – Chuyên khoa Nhi, Bệnh viện Xanh Pôn để hiểu rõ hơn về phương pháp này:

Lưu ý: Phương pháp này nên được bác sĩ chỉ định và được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có chuyên môn để đảm bảo an toàn cho trẻ.

3.3. Sử dụng một số bài thuốc long đờm dân gian

Theo kinh nghiệm dân gian, một số thành phần thảo dược như quất, chanh, húng quế, lá hẹ có tác dụng hiệu quả giúp bé giảm ho đờm khàn tiếng, đồng thời rất lành tính nên được nhiều mẹ truyền tai sử dụng.

Một số bài thuốc được áp dụng như:

  • Lá hẹ đường phèn: Mẹ rửa sạch lá hẹ, cắt thành đoạn ngắn, trộn cùng với đường phèn. Sau đó, mẹ đem chưng cách thủy 15-20 phút. Mẹ chắt nước ra và cho bé uống 2-3 thìa/lần, ngày 2 lần.
  • Lê đường phèn: Mẹ gọt vỏ, cắt lê thành miếng nhỏ, trộn cùng với đường phèn. Sau đó, mẹ đem hấp cách thủy khoảng 45 phút. Mẹ cho bé uống 2 lần/ngày, với các bé lớn thì mẹ cho bé ăn cả cái để tăng hiệu quả.
  • Rau diếp cá và nước vo gạo: Mẹ rửa sạch lá diếp cá và xay nhuyễn. Sau đó, mẹ cho nước vo gạo và lá đã xay vào nồi và đun sôi trong khoảng 20 phút. Mẹ cho bé uống 3 lần/ngày.
Lê hấp đường phèn là bài thuốc dân gian được mẹ sử dụng giảm ho long đờm cho trẻ
Lê hấp đường phèn là bài thuốc dân gian được mẹ sử dụng giảm ho long đờm cho trẻ

3.4. Sử dụng thuốc ho thành phần thảo dược

Thuốc ho, thuốc long đờm có tác dụng làm lỏng dịch bám ở thành họng, niêm mạc phế quản giúp hệ thống đường hô hấp dễ dàng vận chuyển và tống đờm ra ngoài. Khi chọn mua sản phẩm thuốc ho cho bé, mẹ ưu tiên các sản phẩm có thành phần thảo dược thiên nhiên để đảm bảo về tính an toàn cho bé.

Thuốc ho Prospan là thương hiệu được nhiều mẹ thông thái sử dụng để giúp tiêu đờm khi trẻ bị ho hay bị các triệu chứng liên quan đến viêm đường hô hấp. Prospan là thuốc trị ho an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, được nhập khẩu chính hãng từ CHLB Đức, với thành phần chính là dịch chiết cao khô lá thường xuân.

Prospan giúp trị ho hiệu quả do được sản xuất theo 3 cơ chế chính Long đờm – Chống co thắt – Giảm ho, có tác dụng hóa lỏng chất đờm, giúp bé dễ dàng tống ra ngoài khi ho. Đồng thời, còn có tác dụng chống co thắt phế quản, mở rộng đường thở, từ đó giảm ho và giúp bé thở dễ dàng hơn.

Thuốc ho Prospan - thuốc ho chiếm thị phần số 1 tại Đức giúp giảm ho tiêu đờm hiệu quả cho bé
Thuốc ho Prospan – thuốc ho chiếm thị phần số 1 tại Đức giúp giảm ho tiêu đờm hiệu quả cho bé

Thuốc ho Prospan có 2 loại, mỗi loại có một cách sử dụng khác nhau:

  • Prospan Cough Syrup (chai 100ml): Dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 6 tuổi với liều dùng 2,5ml/lần x 3 lần/ngày.
  • Prospan Forte (chai 100ml): Dùng cho trẻ trên 6 tuổi với liều dùng 5-7,5ml/lần x 3 lần mỗi ngày.

Lưu ý: Thuốc ho Prospan không sử dụng cho trẻ bất dung nạp fructose.

4. 5 lưu ý cho mẹ khi bé bị ho nhiều đờm đặc

Khi bé bị ho có đờm đặc, mẹ lưu ý một số vấn đề sau:

4.1. Liên tục theo dõi tình trạng bệnh của trẻ

Đờm đặc khác với đờm loãng, nó có thể gây bít tắc đường thở gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Do đó, mẹ luôn theo sát trẻ để có phản ứng kịp thời.

Mẹ cần đưa bé đến bệnh viện ngay khi thấy bé các biểu hiện như: ho ra máu, ho kéo dài, trẻ bị nôn, sốt do nhiễm trùng….

4.2. Sử dụng thuốc cho trẻ đúng cách

Mẹ nên quan sát các triệu chứng bệnh của trẻ để đưa ra giải pháp kịp thời, không dựa vào đó để tự xác định bệnh và mua thuốc

Chỉ sử dụng thuốc khi có chỉ định hoặc hướng dẫn của bác sĩ, dược sĩ. Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc, mẹ hãy tuân thủ nghiêm ngặt liệu lượng và thời gian uống thuốc. Mẹ không nên tự tăng liều lượng hoặc cho bé ngưng thuốc sớm chỉ vì thấy triệu chứng thuyên giảm.

4.3. Bổ sung đủ nước và độ ẩm cho trẻ

Bổ sung nước giúp làm loãng đờm, cho đường hô hấp thông thoáng hơn. Với trẻ dưới 6 tháng tuổi, chỉ cần bú sữa mẹ là đủ nước và không cần bổ sung nước. Trẻ từ 6 tháng đến 1 tuổi, nên uống ½-1 ly mỗi ngày. Trẻ từ 1-8 tuổi bổ sung từ 1-8 ly/ngày tương ứng độ tuổi của trẻ.

Bổ sung đủ nước và độ ẩm cho bé giúp làm loãng đờm và dễ dàng tống ra ngoài khi bé ho
Bổ sung đủ nước và độ ẩm cho bé giúp làm loãng đờm và dễ dàng tống ra ngoài khi bé ho

Mẹ cũng nên chú ý bổ sung độ ẩm, vì khi trẻ hít được không khí ẩm, chất đờm trong đường hô hấp sẽ trở nên loãng hơn và dễ dàng được tống ra ngoài khi ho. Mẹ có thể sử dụng máy tạo độ ẩm không khí cho bé.

4.4. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Trẻ bị ốm, ho có đờm nên được bổ sung thêm các thực phẩm chứa vitamin A, sắt và vi chất để cung cấp năng lượng, giúp cơ thể bé tăng sức đề kháng, nhanh hết bệnh.

Một số thực phẩm mẹ nên cho trẻ bổ sung khi bị ho có đờm như: đậu đỗ, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, cá ngừ, cá hồi… Mẹ nên chế biến thành súp, cháo để bé dễ nuốt và không làm cổ họng bị thương

4.5. Hạn chế một số thực phẩm kích thích gây đờm

Chế độ ăn hàng ngày đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện tình trạng ho có đờm đặc. Để bé nhanh hết bệnh, mẹ cần hạn chế cho trẻ ăn một số thực phẩm kích thích làm tăng đờm, gây ho cho trẻ như:

  • Đồ ăn có chứa histamin: Thịt chế biến, trái cây sấy, giấm, cà chua, cà tím.
  • Đồ ăn dễ gây dị ứng: Hải sản, trứng, động vật có vỏ, đậu phộng.
  • Đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ: Thịt rán, cá rán, đồ chiên nhiều dầu.
  • Đồ cay nóng: Các gia vị cay nóng như ớt, tiêu, mù tạt.
  • Đồ uống: Đồ uống lạnh, nước uống có gas.
Mẹ kiêng các đồ ăn nhiều dầu mỡ vì kích thích làm tăng đờm, gây ho khiến tình trạng bé nặng hơn
Mẹ kiêng các đồ ăn nhiều dầu mỡ vì kích thích làm tăng đờm, gây ho khiến tình trạng bé nặng hơn

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, mẹ đã phần nào hiểu rõ về tình trạng bé ho có đờm đặc và cách chăm sóc tại nhà như thế nào cho hiệu quả. Nếu cần thêm thông tin về cẩm nang trị ho cho bé, ba mẹ có thể liên hệ Prospan để được tư vấn.

Prospan – Thuốc ho cho cả gia đình

  • Website: prospan.com.vn
  • Fanpage:https://www.facebook.com/SiroHoProspan.VietNam
  • Hệ thống 25,000 nhà thuốc do Prospan gợi ý: https://prospan.com.vn/tim-diem-ban