Trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng 1 ngày là đủ?
Thời gian ngủ qua từng giai đoạn phát triển của trẻ sẽ khác nhau. Nhiều bậc cha mẹ, nhất là những người lần đầu nuôi con, thường băn khoăn không biết trẻ 1 tháng tuổi ngủ mấy tiếng 1 ngày là đủ.
Theo các chuyên gia về lĩnh vực nhi khoa, trẻ 4 tuần tuổi ngủ khá nhiều và liên tục. Đa số các bé sẽ dành hơn 50% thời gian trong ngày để ngủ. Trung bình 1 ngày bé sẽ ngủ tổng cộng 14 – 17 giờ. Cụ thể, 56% trẻ 1 tháng tuổi ngủ từ 13 – 16 tiếng/ngày và 96% trẻ ngủ 9 – 19 tiếng/ngày.
Dù ngủ nhiều hơn thức, nhưng giấc ngủ của trẻ sơ sinh thường chỉ là những giấc ngủ ngắn hoặc theo thời gian biểu không đều đặn. Về cơ bản, giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi sẽ được chia ra thành giấc ngày và đêm.
Vào ban ngày, bé sẽ ngủ từ 2 – 5 giấc ngủ ngắn với thời gian ngủ trung bình từ 5 – 6 giờ. Cụ thể, trong giấc ngủ ngày, 96% các bé ngủ 2 đến 9 giờ và 50% trẻ dành ra 4,5 đến 7 giờ để ngủ. Như vậy, bé sẽ ngủ trung bình 2 đến 4 tiếng mỗi giấc.
Vào ban đêm, trẻ 4 tuần tuổi có xu hướng ngủ nhiều hơn. Thời lượng ngủ trung bình chiếm khoảng 8 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, mỗi giấc ngủ của bé sẽ kéo dài trong khoảng 2 đến 4 tiếng như ban ngày, do em bé sơ sinh thường hay thức dậy giữa chừng để bú sữa.
Sau một đêm ngủ ngon giấc, bé sẽ có thêm nhiều năng lượng hơn cho một ngày. Em bé trông hoạt bát hơn với những hành vi và cảm xúc tích cực. Ngoài ra, kỹ năng vận động, nhận thức cũng được phát triển và hoàn thiện dần.
Ngược lại, nếu ngủ không ngon, trẻ sơ sinh sẽ rất khó khăn để trải qua một ngày, chơi không ngoan và hay quấy khóc.
Các bậc cha mẹ hãy lưu ý, trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng sẽ thay đổi tùy theo từng bé. Nhưng chỉ cần con của bạn ngủ từ 14 đến 17 giờ mỗi ngày đó là một tín hiệu tốt.
Bạn không nên ép con phải tuân theo thời gian ngủ đủ của trẻ 4 tuần tuổi một cách cứng nhắc. Tuy nhiên, ba mẹ có thể dựa vào khung thời gian ngủ chuẩn nêu trên để tạo cho bé lịch ngủ nghỉ khoa học. Như vậy, đối với việc nuôi con, mẹ sẽ nhàn và con cũng khỏe.
Xem thêm: [Bật mí bí mật] 6 tư thế ngủ của trẻ sơ sinh thông minh mẹ có biết?
Giải đáp 6 vấn đề thường gặp trong giấc ngủ của trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi
Bạn đã biết trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng nhưng có rất nhiều vấn đề trong giấc ngủ của bé mà bạn chưa hiểu rõ được. Cùng đi sâu vào một số tình trạng thường gặp trong giấc ngủ của trẻ 1 tháng tuổi để hiểu hơn về giấc ngủ của con.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ giấc ngắn có sao không?
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ giấc ngắn là tình trạng không đáng lo ngại bởi bé 4 tuần chỉ xoay quanh 3 nhu cầu là ăn, ngủ và vệ sinh. Em bé thường chỉ thức khi bú sữa, nhưng thể tích của dạ dày còn nhỏ, mỗi cữ bú của bé không thể giúp no lâu. Do đó, mẹ cần cho bé bú đủ trước mỗi giấc để con ngủ ngon hơn.
Các bé 1 tháng tuổi dành phần lớn thời gian trong ngày để ngủ nhưng hầu hết chỉ là các giấc ngắn. Giấc ngủ ngắn ở trẻ thường chỉ kéo dài khoảng 2 đến 4 giờ mỗi giấc. Đây là giai đoạn 1 của chu kỳ NRem (giấc ngủ không chuyển động mắt nhanh) trước khi bé bước vào giấc ngủ sâu ở giai đoạn 3,4 của chu kỳ này.
Các nghiên cứu cho thấy rằng, trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi cần từ 6 đến 12 cữ bú mỗi ngày với tổng thời lượng ngủ 14 – 17 tiếng. Vì vậy, bố mẹ không phải lo lắng khi con ngủ giấc ngắn, điều cần làm là giao tiếp, trò chuyện với bé trong giai đoạn bé thức.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ít có sao không?
Trung bình tổng thời gian ngủ mỗi ngày của em bé sẽ khoảng 16 giờ. Bé có thể ngủ ít hơn mức đó khoảng 1 đến 2 tiếng. Nếu thời lượng ngủ của trẻ 4 tuần tuổi không đạt đến con số đó đồng nghĩa với việc bé ngủ ít.
Bố mẹ hãy theo dõi thời lượng giấc ngủ của con trong một ngày có đảm bảo đủ giấc hay không. Nếu con ngủ ít, thường hay quấy khóc, khó ngủ vào ban đêm, lờ đờ mệt mỏi,… hãy đưa bé đến cơ sở y tế. Bác sĩ sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp giúp bé con của bạn có được giấc ngủ ngon.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ nhiều có ảnh hưởng gì không?
Đối với câu hỏi trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng, trong trường hợp này câu trả lời là không nên ngủ quá 19 giờ mỗi ngày. Nếu tổng thời lượng ngủ ban ngày và ban đêm của bé lớn hơn con số này đồng nghĩa với việc con ngủ quá nhiều.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của giấc ngủ đối với em bé 4 tuần tuổi. Tuy nhiên, việc ngủ quá nhiều trong một ngày không tốt cho con. Bé cần thức giấc để bú sữa mẹ, việc trẻ 1 tháng tuổi ngủ quá nhiều có thể đồng nghĩa với việc trẻ sẽ bú không đủ no, về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến thể chất của bé.
Nếu bé chỉ vì ngủ nhiều mà không không thể ăn khoảng 6 – 8 lần một ngày, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và tư vấn bởi không ngoại trừ bé gặp phải một trong số các triệu chứng sau:
-
Có thể bị bệnh nhẹ như cảm lạnh.
-
Có thể bị nhiễm trùng nặng.
-
Bị mắc một số bệnh lý như rối loạn nhịp thở, bệnh tim
-
Bị vàng da.
-
Bé đuối sức do không được ăn đủ.
-
Có thể đã nuốt hoặc hít phải thứ gì đó độc hại.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ ngày thức đêm phải làm sao?
Ngủ ngày thức đêm là tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến không ít cha mẹ phải đau đầu. Trẻ 4 tuần đa số chưa hoàn thiện về đồng hồ sinh học, nên giấc ngủ của bé không liên quan đến chu kỳ ngày và đêm. Vì vậy, có những em bé 1 tháng tuổi thay vì ngủ nhiều vào ban đêm thì lại ngủ ngày và thức đêm.
Vấn đề này không ảnh hưởng nhiều đến bé, chỉ cần mỗi ngày bé ngủ đủ giấc và được bú no. Nhưng về lâu dài, bố mẹ sẽ không đủ sức để chăm bé do mất ngủ. Mặt khác cũng cần tạo cho bé một thói quen sinh hoạt ngủ nghỉ khoa học để có sự phát triển toàn diện.
Nếu trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi ngủ ngày thức đêm, bố mẹ hãy áp dụng những cách sau:
-
Kiểm tra lại nhiệt độ phòng ngủ có phù hợp với bé không, tốt nhất trong khoảng 28 độ C.
-
Xem lại quần áo, tã lót dùng cho bé có quá chật không, có quá nóng hoặc quá lạnh không, có đủ ấm không.
-
Buổi ngày hãy chơi với bé, không bắt bé phải thức suốt nhưng cần lay bé dậy nếu bé ngủ quá nhiều để rút ngắn thời gian ngủ ngày.
-
Ban đêm, tránh nói chuyện ồn ào, nói giọng nhỏ nhẹ để vỗ về bé, có thể hát ru cho bé bằng âm thanh đều đều, đừng mở đèn sáng và hãy massage cơ thể bé, nên canh cho bé bú ngay khi bé vừa trở mình để bé no và ngủ tiếp.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ hay giật mình có nguy hiểm không?
Giấc ngủ bé 1 tháng tuổi thường xuyên bị gián đoạn vì phản xạ giật mình. Bản chất giấc ngủ của trẻ thường không được sâu như người lớn.
Ở độ tuổi này, bé sẽ hay bị giật mình khi ngủ hoặc tay chân run nhẹ. Biểu hiện thường thấy là bé đột ngột mở rộng cánh tay và chân khi ngủ, lòng bàn tay hướng lên trên.
Đây chỉ là phản xạ không tự chủ của cơ thể. Tình trạng này rất bình thường, cho biết thần kinh của bé đang khỏe mạnh và sẽ tự hết khi bé lớn hơn. Tuy nhiên, trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng khi con bị giật mình trong lúc ngủ.
Để hạn chế tình trạng này và giúp con ngủ ngon hơn, bố mẹ có thể áp dụng những cách sau đây:
-
Hạn chế âm thanh, tiếng động lớn.
-
Đừng thay đổi đột ngột về cường độ ánh sáng.
-
Tránh chuyển động quá nhanh khi đang cho con bú hay đang ru bé ngủ…
-
Di chuyển một cách chậm rãi khi muốn thay đổi vị trí của bé.
-
Quấn khăn cho bé giúp trẻ không cử động tay chân đột ngột.
-
Đảm bảo môi trường ngủ tốt nhất cho bé như giảm độ sáng của đèn ngủ.
Trẻ 1 tháng tuổi ngủ xuyên đêm có sao không?
Em bé 4 tuần tuổi của bạn có thể ngủ đêm với giấc ngủ dài 6 giờ mà không dậy ăn thì điều đó là bình thường. Nếu bé không bị tình trạng thiếu cân nặng, thay vì lo lắng bé bị đói vì không dậy bú sữa, bố mẹ hãy hướng tới việc cho con một giấc ngủ dài vào buổi tối. Bởi em bé sinh ra đã có bản năng không để mình bị đói, nếu đói sẽ đòi ăn.
Giấc ngủ xuyên đêm là sự nối tiếp của chu kỳ giấc ngủ đông NRem và giấc ngủ có chuyển động mắt nhanh Rem. Giấc ngủ sâu giấc chỉ xuất hiện ở giai đoạn 3, 4 của NRem, giúp tái tạo tế bào não và các tế bào thần kinh.
Trong khi đó, một giấc ngủ xuyên đêm sẽ giúp bé nhận được nhiều hormone tăng trưởng HGH chỉ tiết ra khi em bé ngủ sâu vào ban đêm.
Giấc ngủ đêm của trẻ 1 tháng tuổi ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của bé. Bố mẹ có thể tập cho con có được giấc ngủ dài vào ban đêm bằng cách cho bé bú no trước khi đi ngủ vào buổi tối. Trì hoãn các cữ ăn vào ban đêm, ban đầu có thể gộp 2 cữ bú sữa còn 1 bữa và sau đó cắt hoàn toàn ăn đêm.
Hy vọng những chia sẻ trên đã giúp bạn giải đáp được trẻ 1 tháng tuổi ngủ bao nhiêu tiếng là tốt nhất. Bố mẹ hãy xây dựng cho bé lịch sinh hoạt ngủ nghỉ hợp lý vì đây là cách tốt nhất để phát triển trí não và thể chất của trẻ.