Bé mấy tháng dùng được địu? Nên chọn loại địu nào tốt nhất

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, các mẹ rất cần đến sự hỗ trợ của một chiếc địu em bé để thuận tiện hơn trong khi di chuyển và làm việc. Vậy bé mấy tháng dùng được địu và cần lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng AVAKids tìm hiểu ngay nhé!

1Lợi ích khi sử dụng địu cho trẻ

Việc ba mẹ tốn quá nhiều thời gian ẵm bồng con khiến cho công việc bị trì hoãn, sử dụng địu giúp bố mẹ chăm sóc bé tốt hơn, có thể vừa chăm con vừa làm nhiều việc cùng một lúc.

Khi bé quấy khóc, mẹ có thể ôm bé và cho vào địu rồi vỗ nhẹ là bé sẽ nín hoặc đỡ quấy khóc ngay. Vì địu mang lại cảm giác ấm áp như được nằm trong lòng mẹ, giúp bé cảm thấy đỡ căng thẳng, thoải mái và an toàn, mẹ cũng sẽ dỗ dành bé hiệu quả hơn. Một số loại địu được thiết kế thông minh, có đai định hình cột sống, giúp bé phát triển xương cột sống tốt hơn.

2Bé mấy tháng dùng được địu?

Với những bé dưới 4 tháng tuổi không nên dùng địu vì lúc này cơ thể bé vẫn chưa cứng cáp, khó định hình thân người, dễ dẫn đến tình trạng vẹo cột sống và biến dạng khung xương.

Mẹ có thể sử dụng địu cho bé từ 4 tháng nhưng tùy vào thể chất, cơ thể, sự phát triển riêng biệt của mỗi bé, nên tốt nhất là từ 6 tháng trở lên. Lúc này vùng cổ và đầu của bé đã phát triển hoàn thiện hơn, có thể dùng địu cho bé ở trước ngực.

Với những bé dưới 6 tháng tuổi, nên địu bé ở trước ngực theo kiểu kangaroo, do vùng đầu và cổ củ bé còn yếu ớt, chưa phát triển hoản thiện. Do đó, khi được ba mẹ địu theo hướng này, bé sẽ cảm tháy yên tâm hơn vì có thể nhìn tháy mặt ba mẹ.

Sau đo, ở giai đoạn từ 10 tháng trở lên, bé có thế được ba mẹ địu sau lưng để đi xe đạp, xe máy. Tuy nhiên, đối với những trẻ còn quá bé (nhất là với trẻ sinh non, , suy dinh dưỡng, nhẹ cân) thì không nên sử dụng hoặc nên chọn loại địu có cách sử dụng đơn giản, có thiết kế phần đỡ gáy an toàn, chắc chắn, tương ứng với kích thước và cân nặng của bé, tránh để bé bị tuột ra ngoài.

Chỉ nên dùng địu cho bé tối đa 2 giờ đồng hồ, không nên sử dụng quá lâu. Bởi khi địu bé bị gò bó, khả năng vận động bị kiềm hãm, bé sẽ có cảm giác bức bối, khó chịu. Ngoài ra việc địu lâu còn ảnh hưởng tới sự phát triển hệ cơ xương của bé.

Với bé nhỏ tuổi thì ba mẹ nên địu ở trước ngực

3Tiêu chí chọn địu tốt nhất cho bé

3.1 Chọn địu phù hợp với chiều cao, cân nặng của trẻ

Chiều cao và cân nặng của bé sẽ thay đổi theo từng giai đoạn nên mẹ cần phải chú ý để mua sản phẩm địu phù hợp với cơ thể bé. Các thông số kỹ thuật được in rõ ràng trên bao bì cũng sẽ là thông tin hữu ích giúp mẹ chọn lựa sản phảm vừa vặn nhất cho con.

Địu em bé Kinderkraft KK.NINO cho bé từ 3 tháng tuổi

3.2 Chọn địu theo độ tuổi của trẻ

Giai đoạn trước 6 tháng tuổi: Với trẻ sơ sinh, vì vùng đầu và cổ của bé còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, vì thế, mẹ nên chọn loại địu theo tư thế nằm của bé sẽ an toàn hơn so với địu có tư thế ngồi. Những bé từ 4 tháng tuổi trở lên, thì mẹ có thể sử dụng địu cho bé dựa theo nhu cầu sử dụng khác nhau để chọn loại địu đơn hoặc loại đa năng.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi: Độ tuổi này cơ thể bé đã hoàn thiện và cứng cáp hơn nên mẹ có thể linh hoạt chọn loại địu phù hợp, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình chăm con, vừa tạo cơ hội cho con được thoải mái khám phá xung quanh.

3.3 Địu có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại địu khác nhau, khiến nhiều mẹ hoang mang khi lựa chọn vì sợ mua phải hàng kém chất lượng. Do đó trước khi mua mẹ nên tham khảo ý kiến trên các hội nhóm, cộng đồng và chọn những sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng được bày bán tại các cửa hàng uy tín.

Địu em bé naforye hug helper

3.4 Chọn loại địu có miếng lót cứng ở trong

Dùng địu ngoài việc hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc con, còn giúp bé định hình cột sống và phát triển xương. Loại địu có miếng lót cứng bên trong sẽ hỗ trợ nâng đỡ đầu và lưng của bé vì khi còn nhỏ, đầu chưa cứng cáp nên bé dễ bị ngửa cổ ra, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của bé.

Địu em bé Aprica Pitta màu đen cho bé dưới 36 tháng

4Sử dụng địu bé theo độ tuổi

  • Giai đoạn dưới 4 tháng tuổi: Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, mẹ nên chọn các loại địu có chất liệu mềm mại như vải và có tư thế nằm thay vì ngồi để dễ dàng nâng đỡ người bé, tránh làm bé nghẹt thở.
  • Giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi: Giai đoạn này mẹ có thể chọn cho bé loại địu ở trước ngực, có tư thế ngồi, thiết kế thoải mái, không gò bó để bé dễ dàng vận động hết mức có thể.
  • Giai đoạn trên 10 tháng tuổi: Từ 10 tháng tuổi trở lên là mẹ có thể thoải mái địu bé sau lưng và mang con theo khắp mọi nơi. Lúc này mẹ nên chọn loại địu có thiết kế cứng cáp và chắc chắn để tránh bé cựa quậy khi mẹ đang ở ngoài, đang đi xe,…

Đai đi xe máy đỡ cổ KACHOOBABY

5Hướng dẫn ba mẹ địu bé đúng cách

5.1 Giữ cho bé được thở

Nhiều mẹ thắc mắc có nên dùng địu vải cho trẻ sơ sinh hay không, thì đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng loại địu có chất liệu mềm mại nhất như vải để bé được an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, khi địu trẻ sơ sinh, ba mẹ phải luôn quan sát bé kỹ càng, phòng tránh trường hợp trẻ bị nghẹt thở bằng cách đẳ bé sao cho mũi của bé không bị ép chặt vào ngực của người lớn hoặc địu.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi địu, mũi của con nên được làm sạch, đồng thời cằm bé được giữ khoảng cách ít nhất là 2 ngón tay so với ngực của bạn. Khi bé có thể tự kiểm soát được đầu và cổ của mình thì bạn hãy địu bé theo tư thế đặt đầu bé quay sang một hướng và má bé nằm trên ngực của bạn để tránh làm bé ngạt thở.

Giữ cho mũi bé không bị ép vào ngực người lớn

5.2 Ngăn không cho bé trượt ra ngoài

Việc đảm bảo trẻ không bị trượt ra khỏi địu rất quan trọng, vì việc trẻ bị ngã từ độ cao ngang ngực người lớn xuống rất nguy hiểm cho em bé, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên sử dụng địu có hỗ trợ phần đầu và cổ của bé và luôn quan sát bé thật cẩn thận khi vừa địu bé vừa di chuyển. Trong trường hợp cần nhặt đồ dưới đất, hãy hạ thấp đầu gối xuống thay vì cúi, hạ thấp phần hông để bé được giữ đứng thẳng.

Hạ thấp đầu gối khi nhặt đồ dưới đất tránh làm bé bị trượt khỏi địu

5.3 Dùng một hoặc cả hai tay giữ bé khi địu

Khi mẹ bắt đầu sử dụng một loại địu mới hoặc chưa quen với việc địu thì hãy dành thời gian tìm hiểu về cách sử dụng cũng như cách đảm bảo bé được giữ an toàn trên địu một cách hợp lý.

Ngoài ra, mẹ nên giữ bé bằng một hoặc hai tay song song với khóa chặt các khóa và dây buộc. Sau đó, khi bạn đã quen, cảm thấy thoải mái với việc địu bé thì bạn có thể không cần giữ bé bằng tay khi địu nữa.

Giữ bé bằng một hoặc hai tay khi chưa địu quen

5.4 Hỗ trợ đầu và cổ khi địu

Đối với trẻ sơ sinh, đầu và cổ bé cần được hỗ trợ giữ cẩn thận vì còn rất yếu ớt nên bé không thể tự giữ đầu mình. Hơn nữa, bố mẹ nên địu bé khi bé được từ 4 tháng tuổi trở lên, để bé cứng cáp hơn. Ngoài ra, tư thế địu bé sau lưng sẽ được khuyến cáo dùng cho bé ít nhất 6 tháng tuổi.

Tư thế địu sau lưng chỉ sử dụng khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên

5.5 Bảo vệ hông của trẻ sơ sinh

Bước vào tháng thứ 4, phần hông của trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì sẽ phát triển mạnh hơn. Bố mẹ nên thường xuyên để phần hông, đầu gối và phần còn lại của cơ thể bé ở ngoài địu để bé được vận động một cách tự do.

Từ tháng thứ 4, bé có thể được để đầu gối, hông tự do vận động khi địu

6Các loại địu cho em bé sơ sinh

6.1 Địu võng

Địu võng là một miếng vải chắc chắn được đeo trên một vai và vòng qua đầu bạn. Loại địu này rất phù hợp với trẻ sơ sinh nhờ kích thước vừa với cân nặng của bé. Ngoài ra, các bé mới biết đi cũng phù hợp sử dụng loại địu này ở tư thế địu ngồi. Loại địu này có nhiều chất liệu, tính năng, cấu trúc khác nhau như có đệm hoặc không có đệm, có vòng hoặc không có vòng rất dễ dàng điều chỉnh.

Địu võng có thể dùng ở tư thế ngồi với bé mới biết đi

6.2 Địu em bé bằng vải

Địu bé sơ sinh bằng vải là loại địu sử dụng một miếng vải dài quấn ôm bé vào người bạn bằng cách quấn quanh thân và cả hai vai của bạn. Vì thế, đây là loại địu linh hoạt dễ điều chỉnh và ít tiết kiệm nhất. Ba mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi địu trẻ sơ sinh bằng loại địu này.

Địu vải có ưu điểm linh hoạt tỏng điều chỉnh và tiết kiệm

6.3 Địu ngồi

Địu ngồi là loại địu bé sơ sinh ở tư thế ngồi với chất liệu liệu đệm mềm, được khâu vào một cái ghế được cố định bằng hai dây đai ở vai và khóa. Loại địu này phù hợp với các hoạt động ngoài trời, trong một khoảng thời gian dài mà bé có thể thoải mái hoạt động.

Địu ngồi phù hợp với các hoạt động ngoài trời

7Lưu ý khi sử dụng địu cho bé

  • Dùng tay đỡ cơ thể bé tạo cho bé cảm giác an toàn.
  • Luôn quan sát nhiệt độ và hơi thở của bé vì đôi khi địu quá sát vào người ba mẹ làm bé nghẹt thở, khó chịu.
  • Bé sẽ bị ảnh hưởng và tác động vật lý từ cơ thể người địu, mẹ cần lưu ý không địu bé khi hoạt động mạnh và nấu ăn.
  • Không cúi người khi địu bé vì làm như vậy bé có thể rơi ra ngoài.
  • Kiểm tra địu bé thường xuyên để chắc chắn các khớp nối vẫn hoạt động bình thường, tình trạng vải mòn hay chưa để có phương án thay thế tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết trên ba mẹ đã biết cách chọn loại địu thích hợp để việc chăm sóc con trở nên dễ dàng hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline 1900.866.874 của AVAKids để được giải đáp ngay nhé!

Bé mấy tháng dùng được địu? Nên chọn loại địu nào tốt nhất

Trong quá trình chăm sóc con nhỏ, các mẹ rất cần đến sự hỗ trợ của một chiếc địu em bé để thuận tiện hơn trong khi di chuyển và làm việc. Vậy bé mấy tháng dùng được địu và cần lưu ý những gì khi sử dụng? Hãy cùng AVAKids tìm hiểu ngay nhé!

1Lợi ích khi sử dụng địu cho trẻ

Việc ba mẹ tốn quá nhiều thời gian ẵm bồng con khiến cho công việc bị trì hoãn, sử dụng địu giúp bố mẹ chăm sóc bé tốt hơn, có thể vừa chăm con vừa làm nhiều việc cùng một lúc.

Khi bé quấy khóc, mẹ có thể ôm bé và cho vào địu rồi vỗ nhẹ là bé sẽ nín hoặc đỡ quấy khóc ngay. Vì địu mang lại cảm giác ấm áp như được nằm trong lòng mẹ, giúp bé cảm thấy đỡ căng thẳng, thoải mái và an toàn, mẹ cũng sẽ dỗ dành bé hiệu quả hơn. Một số loại địu được thiết kế thông minh, có đai định hình cột sống, giúp bé phát triển xương cột sống tốt hơn.

2Bé mấy tháng dùng được địu?

Với những bé dưới 4 tháng tuổi không nên dùng địu vì lúc này cơ thể bé vẫn chưa cứng cáp, khó định hình thân người, dễ dẫn đến tình trạng vẹo cột sống và biến dạng khung xương.

Mẹ có thể sử dụng địu cho bé từ 4 tháng nhưng tùy vào thể chất, cơ thể, sự phát triển riêng biệt của mỗi bé, nên tốt nhất là từ 6 tháng trở lên. Lúc này vùng cổ và đầu của bé đã phát triển hoàn thiện hơn, có thể dùng địu cho bé ở trước ngực.

Với những bé dưới 6 tháng tuổi, nên địu bé ở trước ngực theo kiểu kangaroo, do vùng đầu và cổ củ bé còn yếu ớt, chưa phát triển hoản thiện. Do đó, khi được ba mẹ địu theo hướng này, bé sẽ cảm tháy yên tâm hơn vì có thể nhìn tháy mặt ba mẹ.

Sau đo, ở giai đoạn từ 10 tháng trở lên, bé có thế được ba mẹ địu sau lưng để đi xe đạp, xe máy. Tuy nhiên, đối với những trẻ còn quá bé (nhất là với trẻ sinh non, , suy dinh dưỡng, nhẹ cân) thì không nên sử dụng hoặc nên chọn loại địu có cách sử dụng đơn giản, có thiết kế phần đỡ gáy an toàn, chắc chắn, tương ứng với kích thước và cân nặng của bé, tránh để bé bị tuột ra ngoài.

Chỉ nên dùng địu cho bé tối đa 2 giờ đồng hồ, không nên sử dụng quá lâu. Bởi khi địu bé bị gò bó, khả năng vận động bị kiềm hãm, bé sẽ có cảm giác bức bối, khó chịu. Ngoài ra việc địu lâu còn ảnh hưởng tới sự phát triển hệ cơ xương của bé.

Với bé nhỏ tuổi thì ba mẹ nên địu ở trước ngực

3Tiêu chí chọn địu tốt nhất cho bé

3.1 Chọn địu phù hợp với chiều cao, cân nặng của trẻ

Chiều cao và cân nặng của bé sẽ thay đổi theo từng giai đoạn nên mẹ cần phải chú ý để mua sản phẩm địu phù hợp với cơ thể bé. Các thông số kỹ thuật được in rõ ràng trên bao bì cũng sẽ là thông tin hữu ích giúp mẹ chọn lựa sản phảm vừa vặn nhất cho con.

Địu em bé Kinderkraft KK.NINO cho bé từ 3 tháng tuổi

3.2 Chọn địu theo độ tuổi của trẻ

Giai đoạn trước 6 tháng tuổi: Với trẻ sơ sinh, vì vùng đầu và cổ của bé còn non nớt, chưa phát triển hoàn thiện, vì thế, mẹ nên chọn loại địu theo tư thế nằm của bé sẽ an toàn hơn so với địu có tư thế ngồi. Những bé từ 4 tháng tuổi trở lên, thì mẹ có thể sử dụng địu cho bé dựa theo nhu cầu sử dụng khác nhau để chọn loại địu đơn hoặc loại đa năng.

Giai đoạn từ 6 tháng tuổi trở đi: Độ tuổi này cơ thể bé đã hoàn thiện và cứng cáp hơn nên mẹ có thể linh hoạt chọn loại địu phù hợp, vừa đảm bảo an toàn trong quá trình chăm con, vừa tạo cơ hội cho con được thoải mái khám phá xung quanh.

3.3 Địu có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng

Trên thị trường hiện nay có vô vàn các loại địu khác nhau, khiến nhiều mẹ hoang mang khi lựa chọn vì sợ mua phải hàng kém chất lượng. Do đó trước khi mua mẹ nên tham khảo ý kiến trên các hội nhóm, cộng đồng và chọn những sản phẩm có thương hiệu, nguồn gốc rõ ràng được bày bán tại các cửa hàng uy tín.

Địu em bé naforye hug helper

3.4 Chọn loại địu có miếng lót cứng ở trong

Dùng địu ngoài việc hỗ trợ mẹ trong quá trình chăm sóc con, còn giúp bé định hình cột sống và phát triển xương. Loại địu có miếng lót cứng bên trong sẽ hỗ trợ nâng đỡ đầu và lưng của bé vì khi còn nhỏ, đầu chưa cứng cáp nên bé dễ bị ngửa cổ ra, có thể ảnh hưởng đến sự phát triển xương sống của bé.

Địu em bé Aprica Pitta màu đen cho bé dưới 36 tháng

4Sử dụng địu bé theo độ tuổi

  • Giai đoạn dưới 4 tháng tuổi: Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, mẹ nên chọn các loại địu có chất liệu mềm mại như vải và có tư thế nằm thay vì ngồi để dễ dàng nâng đỡ người bé, tránh làm bé nghẹt thở.
  • Giai đoạn 6 – 10 tháng tuổi: Giai đoạn này mẹ có thể chọn cho bé loại địu ở trước ngực, có tư thế ngồi, thiết kế thoải mái, không gò bó để bé dễ dàng vận động hết mức có thể.
  • Giai đoạn trên 10 tháng tuổi: Từ 10 tháng tuổi trở lên là mẹ có thể thoải mái địu bé sau lưng và mang con theo khắp mọi nơi. Lúc này mẹ nên chọn loại địu có thiết kế cứng cáp và chắc chắn để tránh bé cựa quậy khi mẹ đang ở ngoài, đang đi xe,…

Đai đi xe máy đỡ cổ KACHOOBABY

5Hướng dẫn ba mẹ địu bé đúng cách

5.1 Giữ cho bé được thở

Nhiều mẹ thắc mắc có nên dùng địu vải cho trẻ sơ sinh hay không, thì đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên dùng loại địu có chất liệu mềm mại nhất như vải để bé được an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, khi địu trẻ sơ sinh, ba mẹ phải luôn quan sát bé kỹ càng, phòng tránh trường hợp trẻ bị nghẹt thở bằng cách đẳ bé sao cho mũi của bé không bị ép chặt vào ngực của người lớn hoặc địu.

Để đảm bảo an toàn cho trẻ khi địu, mũi của con nên được làm sạch, đồng thời cằm bé được giữ khoảng cách ít nhất là 2 ngón tay so với ngực của bạn. Khi bé có thể tự kiểm soát được đầu và cổ của mình thì bạn hãy địu bé theo tư thế đặt đầu bé quay sang một hướng và má bé nằm trên ngực của bạn để tránh làm bé ngạt thở.

Giữ cho mũi bé không bị ép vào ngực người lớn

5.2 Ngăn không cho bé trượt ra ngoài

Việc đảm bảo trẻ không bị trượt ra khỏi địu rất quan trọng, vì việc trẻ bị ngã từ độ cao ngang ngực người lớn xuống rất nguy hiểm cho em bé, nhất là trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên sử dụng địu có hỗ trợ phần đầu và cổ của bé và luôn quan sát bé thật cẩn thận khi vừa địu bé vừa di chuyển. Trong trường hợp cần nhặt đồ dưới đất, hãy hạ thấp đầu gối xuống thay vì cúi, hạ thấp phần hông để bé được giữ đứng thẳng.

Hạ thấp đầu gối khi nhặt đồ dưới đất tránh làm bé bị trượt khỏi địu

5.3 Dùng một hoặc cả hai tay giữ bé khi địu

Khi mẹ bắt đầu sử dụng một loại địu mới hoặc chưa quen với việc địu thì hãy dành thời gian tìm hiểu về cách sử dụng cũng như cách đảm bảo bé được giữ an toàn trên địu một cách hợp lý.

Ngoài ra, mẹ nên giữ bé bằng một hoặc hai tay song song với khóa chặt các khóa và dây buộc. Sau đó, khi bạn đã quen, cảm thấy thoải mái với việc địu bé thì bạn có thể không cần giữ bé bằng tay khi địu nữa.

Giữ bé bằng một hoặc hai tay khi chưa địu quen

5.4 Hỗ trợ đầu và cổ khi địu

Đối với trẻ sơ sinh, đầu và cổ bé cần được hỗ trợ giữ cẩn thận vì còn rất yếu ớt nên bé không thể tự giữ đầu mình. Hơn nữa, bố mẹ nên địu bé khi bé được từ 4 tháng tuổi trở lên, để bé cứng cáp hơn. Ngoài ra, tư thế địu bé sau lưng sẽ được khuyến cáo dùng cho bé ít nhất 6 tháng tuổi.

Tư thế địu sau lưng chỉ sử dụng khi bé từ 6 tháng tuổi trở lên

5.5 Bảo vệ hông của trẻ sơ sinh

Bước vào tháng thứ 4, phần hông của trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt vì sẽ phát triển mạnh hơn. Bố mẹ nên thường xuyên để phần hông, đầu gối và phần còn lại của cơ thể bé ở ngoài địu để bé được vận động một cách tự do.

Từ tháng thứ 4, bé có thể được để đầu gối, hông tự do vận động khi địu

6Các loại địu cho em bé sơ sinh

6.1 Địu võng

Địu võng là một miếng vải chắc chắn được đeo trên một vai và vòng qua đầu bạn. Loại địu này rất phù hợp với trẻ sơ sinh nhờ kích thước vừa với cân nặng của bé. Ngoài ra, các bé mới biết đi cũng phù hợp sử dụng loại địu này ở tư thế địu ngồi. Loại địu này có nhiều chất liệu, tính năng, cấu trúc khác nhau như có đệm hoặc không có đệm, có vòng hoặc không có vòng rất dễ dàng điều chỉnh.

Địu võng có thể dùng ở tư thế ngồi với bé mới biết đi

6.2 Địu em bé bằng vải

Địu bé sơ sinh bằng vải là loại địu sử dụng một miếng vải dài quấn ôm bé vào người bạn bằng cách quấn quanh thân và cả hai vai của bạn. Vì thế, đây là loại địu linh hoạt dễ điều chỉnh và ít tiết kiệm nhất. Ba mẹ có thể hoàn toàn an tâm khi địu trẻ sơ sinh bằng loại địu này.

Địu vải có ưu điểm linh hoạt tỏng điều chỉnh và tiết kiệm

6.3 Địu ngồi

Địu ngồi là loại địu bé sơ sinh ở tư thế ngồi với chất liệu liệu đệm mềm, được khâu vào một cái ghế được cố định bằng hai dây đai ở vai và khóa. Loại địu này phù hợp với các hoạt động ngoài trời, trong một khoảng thời gian dài mà bé có thể thoải mái hoạt động.

Địu ngồi phù hợp với các hoạt động ngoài trời

7Lưu ý khi sử dụng địu cho bé

  • Dùng tay đỡ cơ thể bé tạo cho bé cảm giác an toàn.
  • Luôn quan sát nhiệt độ và hơi thở của bé vì đôi khi địu quá sát vào người ba mẹ làm bé nghẹt thở, khó chịu.
  • Bé sẽ bị ảnh hưởng và tác động vật lý từ cơ thể người địu, mẹ cần lưu ý không địu bé khi hoạt động mạnh và nấu ăn.
  • Không cúi người khi địu bé vì làm như vậy bé có thể rơi ra ngoài.
  • Kiểm tra địu bé thường xuyên để chắc chắn các khớp nối vẫn hoạt động bình thường, tình trạng vải mòn hay chưa để có phương án thay thế tốt nhất.

Hi vọng qua bài viết trên ba mẹ đã biết cách chọn loại địu thích hợp để việc chăm sóc con trở nên dễ dàng hơn. Nếu có bất cứ thắc mắc nào hãy liên hệ hotline 1900.866.874 của AVAKids để được giải đáp ngay nhé!