Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn? – Long Châu

Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong số những vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm bởi có rất nhiều trẻ bị mặc dù đã 3 tháng tuổi nhưng vẫn còn còi cọc. Vậy trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Theo chỉ số của bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh do WHO đưa ra, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường dao động từ 5,2kg đến 6,6 kg đối với bé gái và từ 5,7 kg đến 7,2kg đối với bé trai.

Ở tháng thứ 3, cân nặng của trẻ sơ sinh vẫn tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều bởi có trẻ sẽ tăng nhanh nhưng có trẻ sẽ tăng chậm. Chính vì vậy, rất khó để xác định được trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa.

So với tháng trước, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ tăng từ 0,6 đến 1kg. Nếu như trẻ bị ốm, tốc độ tăng cân sẽ bị chậm lại, thậm chí trẻ có thể bị sút cân.

Tại Việt Nam, theo như bảng chiều cao, cân nặng được khuyến cáo thì cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đối với bé trai là từ 5 đến 6,9kg, đối với bé gái là từ 4,7 đến 6,2 kg. Tương ứng với chiều cao thì chiều dài của bé trai là từ 58 đến 63 cm, trong khi chiều dài của bé nữ từ 57 đến 59 cm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Một số yếu tố làm ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh đó là:

Gen di truyền

Theo một số nhà nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền cũng có sự tác động lớn đến sự phát triển ở trẻ, trong đó bao gồm kích thước của các cơ quan. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng lượng mỡ thừa và yếu tố nhóm máu của cha mẹ cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển thể chất ở trẻ.

Môi trường sống và yếu tố dinh dưỡng

Yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng cũng là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ở trẻ. Chẳng hạn như trẻ bị suy dinh dưỡng có thể khiến cho thể chất của trẻ chậm phát triển. Nó không chỉ tác động tới mật độ xương, độ chắc khỏe của răng mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển ở trẻ trong giai đoạn của tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì các yếu tố môi trường khác như ô nhiễm môi trường, khí hậu cũng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

Các bệnh lý mãn tính

Các bệnh lý mãn tính, trẻ từng phẫu thuật hay bị khuyết tật nghiêm trọng cũng được xem là nhân tố tác động tiêu cực tới thể chất của trẻ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu như trẻ em có tiền sử mắc các bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ nhẹ cân và thấp bé hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh.

Sức khỏe của mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này. Nếu như mẹ thường xuyên bị căng thẳng thì sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển trí tuệ và sức khỏe tinh thần của trẻ. Đặc biệt, điều này sẽ làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ.

Bên cạnh đó, nếu như chế độ ăn của mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, axit folic, sắt, DHA thì sẽ giúp trẻ được phát triển tốt về hệ cơ xương cũng như sức đề kháng của cơ thể.

Chế độ chăm sóc cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, các mẹ nên thực hiện chế độ chăm sóc như sau:

  • Cho trẻ bú đầy đủ: Lượng sữa dành cho trẻ 3 tháng tuổi thường dao động từ 120 đến 210ml sữa/lần và mỗi ngày trẻ nên bú từ 5 đến 6 lần. Tùy thuộc vào sức ăn của trẻ mà có trẻ sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn.
  • Ngủ đủ giờ: So với 2 tháng trước thì giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi sẽ có phần ổn định hơn. Theo đó, tổng số giờ ngủ trong ngày của trẻ thường kéo dài từ 14 đến 15 tiếng.
  • Đi ngoài: Thông thường, những đứa trẻ 3 tháng tuổi thường có 3 đến 5 lần đi ngoài/ngày và có đến 6 lần thay tã, thậm chí có thể nhiều hơn. Nếu trẻ đang bị táo bón thì sẽ đi ngoài ít hơn và trẻ bị tiêu chảy thì sẽ đi ngoài nhiều hơn, phân cũng sẽ lỏng hơn.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Như vậy, với nguồn thông tin ở bài viết trên, bạn đã được giải đáp về vấn đề này rồi chứ? Hãy chú trọng đến chế độ chăm sóc dành riêng cho trẻ để cơ thể trẻ được phát triển bình thường và khỏe mạnh nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn? – Long Châu

Cân nặng của trẻ sơ sinh là một trong số những vấn đề được rất nhiều các mẹ quan tâm bởi có rất nhiều trẻ bị mặc dù đã 3 tháng tuổi nhưng vẫn còn còi cọc. Vậy trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Theo chỉ số của bảng chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh do WHO đưa ra, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi thường dao động từ 5,2kg đến 6,6 kg đối với bé gái và từ 5,7 kg đến 7,2kg đối với bé trai.

Ở tháng thứ 3, cân nặng của trẻ sơ sinh vẫn tăng trưởng nhanh và mạnh mẽ, tuy nhiên tốc độ tăng không đồng đều bởi có trẻ sẽ tăng nhanh nhưng có trẻ sẽ tăng chậm. Chính vì vậy, rất khó để xác định được trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg là vừa.

So với tháng trước, cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi sẽ tăng từ 0,6 đến 1kg. Nếu như trẻ bị ốm, tốc độ tăng cân sẽ bị chậm lại, thậm chí trẻ có thể bị sút cân.

Tại Việt Nam, theo như bảng chiều cao, cân nặng được khuyến cáo thì cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi đối với bé trai là từ 5 đến 6,9kg, đối với bé gái là từ 4,7 đến 6,2 kg. Tương ứng với chiều cao thì chiều dài của bé trai là từ 58 đến 63 cm, trong khi chiều dài của bé nữ từ 57 đến 59 cm.

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Một số yếu tố làm ảnh hưởng tới cân nặng của trẻ sơ sinh đó là:

Gen di truyền

Theo một số nhà nghiên cứu cho thấy, yếu tố di truyền cũng có sự tác động lớn đến sự phát triển ở trẻ, trong đó bao gồm kích thước của các cơ quan. Bên cạnh đó, một số nhà nghiên cứu còn cho rằng lượng mỡ thừa và yếu tố nhóm máu của cha mẹ cũng tác động không nhỏ tới sự phát triển thể chất ở trẻ.

Môi trường sống và yếu tố dinh dưỡng

Yếu tố bên ngoài như dinh dưỡng cũng là yếu tố giữ vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển ở trẻ. Chẳng hạn như trẻ bị suy dinh dưỡng có thể khiến cho thể chất của trẻ chậm phát triển. Nó không chỉ tác động tới mật độ xương, độ chắc khỏe của răng mà còn làm trì hoãn khả năng phát triển ở trẻ trong giai đoạn của tuổi dậy thì và tiền dậy thì.

Ngoài yếu tố dinh dưỡng thì các yếu tố môi trường khác như ô nhiễm môi trường, khí hậu cũng sẽ làm chậm quá trình phát triển thể chất ở trẻ.

Các bệnh lý mãn tính

Các bệnh lý mãn tính, trẻ từng phẫu thuật hay bị khuyết tật nghiêm trọng cũng được xem là nhân tố tác động tiêu cực tới thể chất của trẻ. Theo một số nghiên cứu cho thấy, nếu như trẻ em có tiền sử mắc các bệnh lý nghiêm trọng như thiếu máu hồng cầu hình liềm thì sẽ nhẹ cân và thấp bé hơn so với những đứa trẻ khỏe mạnh.

Sức khỏe của mẹ thời kỳ mang thai và cho con bú

Sức khỏe của mẹ trong thời kỳ mang thai giữ một vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển của trẻ sau này. Nếu như mẹ thường xuyên bị căng thẳng thì sẽ tác động rất lớn đến sự phát triển trí tuệ và sức khỏe tinh thần của trẻ. Đặc biệt, điều này sẽ làm chậm quá trình phát triển kỹ năng vận động ở trẻ.

Bên cạnh đó, nếu như chế độ ăn của mẹ có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết như canxi, axit folic, sắt, DHA thì sẽ giúp trẻ được phát triển tốt về hệ cơ xương cũng như sức đề kháng của cơ thể.

Chế độ chăm sóc cho trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Đối với trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi, các mẹ nên thực hiện chế độ chăm sóc như sau:

  • Cho trẻ bú đầy đủ: Lượng sữa dành cho trẻ 3 tháng tuổi thường dao động từ 120 đến 210ml sữa/lần và mỗi ngày trẻ nên bú từ 5 đến 6 lần. Tùy thuộc vào sức ăn của trẻ mà có trẻ sẽ bú ít hơn hoặc nhiều hơn.
  • Ngủ đủ giờ: So với 2 tháng trước thì giấc ngủ của trẻ 3 tháng tuổi sẽ có phần ổn định hơn. Theo đó, tổng số giờ ngủ trong ngày của trẻ thường kéo dài từ 14 đến 15 tiếng.
  • Đi ngoài: Thông thường, những đứa trẻ 3 tháng tuổi thường có 3 đến 5 lần đi ngoài/ngày và có đến 6 lần thay tã, thậm chí có thể nhiều hơn. Nếu trẻ đang bị táo bón thì sẽ đi ngoài ít hơn và trẻ bị tiêu chảy thì sẽ đi ngoài nhiều hơn, phân cũng sẽ lỏng hơn.

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Như vậy, với nguồn thông tin ở bài viết trên, bạn đã được giải đáp về vấn đề này rồi chứ? Hãy chú trọng đến chế độ chăm sóc dành riêng cho trẻ để cơ thể trẻ được phát triển bình thường và khỏe mạnh nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp