Hiện nay, có rất nhiều trẻ sơ sinh gặp tình trạng có đờm ở cổ nhưng không ho được, đờm bị mắc ở cổ họng gây khó chịu, thậm chí là gây khó thở cho bé. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là gì? Cách xử lý như thế nào? Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có hướng xử trí hợp lý nhé!
Nguyên nhân trẻ không ho nhưng có đờm trong cổ
Tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phần lớn là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan. Những bệnh lý này thường gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ở hệ hô hấp, kích thích cơ thể sản sinh ra đờm.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho có thể kể đến bao gồm:
- Khi có tác nhân bên ngoài xâm nhập các tế bào hô hấp sẽ tăng tiết dịch nhầy (hay còn gọi là đờm). Bên trong đờm có chứa protein, tế bào miễn dịch, bạch cầu… tiết ra để cuốn lấy những vi khuẩn, vi rút xâm nhập và xử lý chúng. Sau đó được đào thải ra ngoài, làm cho đường thở sạch sẽ, không bị viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân mà đờm được tiết ra nhiều nhưng trẻ không ho.
- Trào ngược dịch vị dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây đờm ở cổ họng. Sau khi bú sữa mẹ trẻ thường gặp những phản ứng nôn trớ khiến dịch dạ dày trào ngược và làm tăng lượng đờm nhớt trong cổ họng.
Chính vì vậy, trong trường hợp trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của bé thì bố mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không được chủ quan mà cần đưa con đến phòng khám chuyên khoa nhi để được Bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
>>> Ba mẹ cần biết: Trẻ bị khò khè cảnh báo bênh lý hô hấp
Dấu hiệu bé bị đờm trong cổ nhưng không ho
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn chưa biết nói nên bố mẹ cần dựa vào những biểu hiện dưới đây để xác định có đờm trong cổ của con hay không.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc và sốt, khó chịu khi bú mẹ hoặc nuốt thức ăn.
- Biểu hiện đau ở cổ họng, nuốt khó với những trẻ lớn.
- Xuất hiện hạch ở hai bên gần mang tai, khi ấn vào thì trẻ khóc vì đau.
- Vòm họng tấy đỏ, có biểu hiện biếng ăn, thường quấy khóc không ngủ được.
- Khi trẻ có đờm do vi rút thì có thể kèm theo những triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, quấy khóc.
Cách cha mẹ xử lý khi trẻ có đờm trong cổ
Một trong những cách giúp long đờm, tiêu đờm tự nhiên từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà sẽ giúp cho trẻ đỡ khó chịu hơn bao ba mẹ có thể tham khảo và thực hiện:
Dùng lê và củ cải trắng
Củ cải trắng có khả năng loại bỏ các triệu chứng ho trong viêm đường hô hấp trên như ho gió, ho khan… Ngoài ra, trong củ cải trắng có chứa nhiều hoạt chất Raphanin có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Sự kết hợp hoàn hảo giữa lê và củ cải trắng sẽ có tác dụng trong trị ho an toàn và nhanh chóng.
Chuẩn bị
- Lê 500g
- Củ cải trắng 500g
- Gừng tươi 150g
- Mật ong 2 thìa nhỏ
Cách tiến hành
- Lê, củ cải trắng, gừng rửa sạch gọt vỏ, ép lấy nước cốt.
- Cho tổng hợp các loại nước ép lê, củ cải trắng, gừng vào nồi và đun sôi.
- Khi sôi khoảng 2 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào sau đó đun cho đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.
Cách sử dụng
- Để hỗn hợp này trong lọ thủy tinh cho nguội rồi dùng dần cho trẻ trong vòng 1 tháng.
- Mỗi lần chỉ cho bé uống 1 thìa nhỏ pha với khoảng 100ml nước ấm, lưu ý nên uống sau ăn khoảng 30p.
Dùng hành tây và đường phèn
Trong củ hành tây có chứa chất phytoncide như allicin – một trong những hoạt chất có tính kháng khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Đây không chỉ là nguyên liệu thân thuộc trong bếp của mọi nhà mà còn là vị thuốc trị ho, long đờm lâu đời, dễ sử dụng và khá lành tính.
Chuẩn bị
- Hành tây 1 củ khoảng 200g
- Đường phèn 50g
Cách tiến hành
- Hành tây gọt vỏ rửa sạch, sau đó thái hạt lựu
- Cho hành tây và đường phèn vào 1 chén thủy tinh nhỏ, sau đó hấp cách thủy khoảng 30-45 phút.
- Sau khi hấp thì chắt lấy nước vào lọ thủy tinh, để nguội.
Cách sử dụng
- Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa cà phê hỗn hợp, cho bé uống trực tiếp, dùng như vậy 2 đến 3 lần trong ngày.
- Dùng liên tục khoảng 3 ngày sẽ thấy cách này rất hiệu quả.
Mật ong và chanh tươi
Chanh có chứa rất nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đặc biệt tinh dầu trong vỏ chanh giúp giảm ho, long đờm rất hiệu quả. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong sẽ là vị thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng, cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho nhanh chóng.
Chuẩn bị
- Chanh tươi ¼ quả
- Nước lọc ấm 100ml
- Mật ong 2 thìa cà phê
Cách thực hiện
- Khuấy đều 2 thìa mật ong với 100ml nước ấm, sau đó cho chanh vào
- Cho trẻ uống hỗn hợp trên vào mỗi buổi sáng thức dậy khi chưa ăn sáng. Uống liên tục mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi.
Nước muối
Nước muối sinh lý – Natri Clorid, được pha theo tỷ lệ 0,9% là dung dịch đẳng trương có tính diệt khuẩn tốt. Nước muối sinh lý được dùng một cách an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ hàng ngày, nếu trẻ lớn thì cha mẹ cho trẻ súc miệng để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công.
Lưu ý: Không nên tự pha nước muối ở nhà, vì làm như vậy sẽ không đạt được nồng độ chính xác, không mang lại hiệu quả khi sử dụng. Mẹ nên đến các quầy thuốc, hiệu thuốc mua nước muối sinh lý – NaCl 0,9% cho trẻ sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chăm sóc đúng cách khi bé có đờm nhưng không ho
Cách chăm sóc của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn sức khỏe của trẻ sơ sinh. Điều quan trọng khi trẻ có đờm là cần phải long đờm để làm thông thoáng đường thở, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
- Không cho trẻ ăn uống những đồ làm tăng đờm nhớt như sữa chua, bơ, pho mát…
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ (đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi) tăng cường bổ sung thêm nước (trẻ trên 6 tháng tuổi) giúp long đờm dễ dàng.
- Hạn chế những thực phẩm có thành phần chế biến từ đậu tránh ứ đọng nhiều chất nhầy và đờm hơn.
- Thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây nguyên chất ( với những trẻ trên 6 tháng tuổi) để tống đờm ra ngoài giữ cho cổ họng được thông thoáng, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Với trường hợp trẻ ăn dặm, ăn thô thì tăng cường bổ sung những loại thực phẩm lỏng, ấm để giảm sự tắc nghẽn đờm, trẻ dễ nuốt và tránh được tình trạng nôn trớ sau khi ăn. Nếu trẻ nôn khi ăn thì nên cho trẻ ăn bữa tiếp theo sau đó 1 giờ.
- Cho trẻ uống nước ấm hoặc những loại sữa ấm để làm loãng đờm ở họng.
Môi trường xung quanh trẻ
- Không gian vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ cần được đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, không ô nhiễm, không chứa nhiều khói bụi.
- Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ, vệ sinh sau khi chơi xong, tránh để trẻ ngậm đồ chơi.
- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát, hít thở không khí trong lành để tăng cường sức đề kháng, tránh những tác nhân gây hại.
- Đảm bảo không khí trong phòng có độ ẩm cao, không quá khô hanh.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ
- Mặc dù trẻ đang bị nhiễm bệnh, ốm, mệt mỏi nhưng cha mẹ vẫn cần vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hàng ngày, đảm bảo phòng tắm không có gió lùa.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ trước và sau mỗi bữa ăn đều đặn. Việc này giúp cho khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn chặn được sự hình thành của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Nếu trẻ bị viêm họng, phụ huynh nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 0,9%, mỗi ngày khoảng 5 đến 7 lần.
- Trẻ có quá nhiều đờm thì thực hiện vỗ rung cho trẻ hàng ngày.
Phòng trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt đờm
Nếu như trẻ có quá nhiều đờm đặc trong cổ họng có thể gây ngạt thở với biểu hiện tím tái, ngưng thở. Bố mẹ cần cảnh giác trước tình huống xấu nhất là trẻ có thể bị ngạt đờm khi ngủ.
Lúc này bố mẹ cần bình tĩnh và xử lý như trường hợp trẻ bị hóc dị vật. Chú ý cho bé nằm sấp giữa hai cánh tay, sau đó cho phần đầu thấp hơn so với phần còn lại, đồng thời bố/mẹ tỳ cẳng tay trên chân để hỗ trợ sơ cứu.
Sau đó khum bàn tay lại vỗ vào giữa lưng em bé một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Đồng thời, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Chính vì thế, bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 hoặc fanpage để nhận được tư vấn từ chuyên gia Nhi khoa hàng đầu!
*Bài viết tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán y khoa hoặc điều trị từ Bác sĩ!
Hiện nay, có rất nhiều trẻ sơ sinh gặp tình trạng có đờm ở cổ nhưng không ho được, đờm bị mắc ở cổ họng gây khó chịu, thậm chí là gây khó thở cho bé. Vậy nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là gì? Cách xử lý như thế nào? Ba mẹ hãy theo dõi bài viết dưới đây để có hướng xử trí hợp lý nhé!
Nguyên nhân trẻ không ho nhưng có đờm trong cổ
Tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho phần lớn là dấu hiệu của những bệnh lý liên quan đến đường hô hấp trên như viêm họng, viêm mũi, viêm amidan. Những bệnh lý này thường gây ảnh hưởng đến lớp niêm mạc ở hệ hô hấp, kích thích cơ thể sản sinh ra đờm.
Một số nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho có thể kể đến bao gồm:
- Khi có tác nhân bên ngoài xâm nhập các tế bào hô hấp sẽ tăng tiết dịch nhầy (hay còn gọi là đờm). Bên trong đờm có chứa protein, tế bào miễn dịch, bạch cầu… tiết ra để cuốn lấy những vi khuẩn, vi rút xâm nhập và xử lý chúng. Sau đó được đào thải ra ngoài, làm cho đường thở sạch sẽ, không bị viêm nhiễm. Đây chính là nguyên nhân mà đờm được tiết ra nhiều nhưng trẻ không ho.
- Trào ngược dịch vị dạ dày cũng có thể là nguyên nhân gây đờm ở cổ họng. Sau khi bú sữa mẹ trẻ thường gặp những phản ứng nôn trớ khiến dịch dạ dày trào ngược và làm tăng lượng đờm nhớt trong cổ họng.
Chính vì vậy, trong trường hợp trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho, không ảnh hưởng đến sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của bé thì bố mẹ không cần lo lắng quá. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không được chủ quan mà cần đưa con đến phòng khám chuyên khoa nhi để được Bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
>>> Ba mẹ cần biết: Trẻ bị khò khè cảnh báo bênh lý hô hấp
Dấu hiệu bé bị đờm trong cổ nhưng không ho
Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ vẫn chưa biết nói nên bố mẹ cần dựa vào những biểu hiện dưới đây để xác định có đờm trong cổ của con hay không.
- Trẻ thường xuyên quấy khóc và sốt, khó chịu khi bú mẹ hoặc nuốt thức ăn.
- Biểu hiện đau ở cổ họng, nuốt khó với những trẻ lớn.
- Xuất hiện hạch ở hai bên gần mang tai, khi ấn vào thì trẻ khóc vì đau.
- Vòm họng tấy đỏ, có biểu hiện biếng ăn, thường quấy khóc không ngủ được.
- Khi trẻ có đờm do vi rút thì có thể kèm theo những triệu chứng khác như hắt hơi, sổ mũi, cơ thể đau nhức, mệt mỏi, quấy khóc.
Cách cha mẹ xử lý khi trẻ có đờm trong cổ
Một trong những cách giúp long đờm, tiêu đờm tự nhiên từ những nguyên liệu sẵn có tại nhà sẽ giúp cho trẻ đỡ khó chịu hơn bao ba mẹ có thể tham khảo và thực hiện:
Dùng lê và củ cải trắng
Củ cải trắng có khả năng loại bỏ các triệu chứng ho trong viêm đường hô hấp trên như ho gió, ho khan… Ngoài ra, trong củ cải trắng có chứa nhiều hoạt chất Raphanin có tác dụng ngăn ngừa vi khuẩn tấn công. Sự kết hợp hoàn hảo giữa lê và củ cải trắng sẽ có tác dụng trong trị ho an toàn và nhanh chóng.
Chuẩn bị
- Lê 500g
- Củ cải trắng 500g
- Gừng tươi 150g
- Mật ong 2 thìa nhỏ
Cách tiến hành
- Lê, củ cải trắng, gừng rửa sạch gọt vỏ, ép lấy nước cốt.
- Cho tổng hợp các loại nước ép lê, củ cải trắng, gừng vào nồi và đun sôi.
- Khi sôi khoảng 2 phút thì cho thêm 2 thìa mật ong vào sau đó đun cho đến khi hỗn hợp sền sệt thì tắt bếp.
Cách sử dụng
- Để hỗn hợp này trong lọ thủy tinh cho nguội rồi dùng dần cho trẻ trong vòng 1 tháng.
- Mỗi lần chỉ cho bé uống 1 thìa nhỏ pha với khoảng 100ml nước ấm, lưu ý nên uống sau ăn khoảng 30p.
Dùng hành tây và đường phèn
Trong củ hành tây có chứa chất phytoncide như allicin – một trong những hoạt chất có tính kháng khuẩn, bao gồm cả vi khuẩn E.coli và Salmonella. Đây không chỉ là nguyên liệu thân thuộc trong bếp của mọi nhà mà còn là vị thuốc trị ho, long đờm lâu đời, dễ sử dụng và khá lành tính.
Chuẩn bị
- Hành tây 1 củ khoảng 200g
- Đường phèn 50g
Cách tiến hành
- Hành tây gọt vỏ rửa sạch, sau đó thái hạt lựu
- Cho hành tây và đường phèn vào 1 chén thủy tinh nhỏ, sau đó hấp cách thủy khoảng 30-45 phút.
- Sau khi hấp thì chắt lấy nước vào lọ thủy tinh, để nguội.
Cách sử dụng
- Mỗi lần sử dụng lấy 1 thìa cà phê hỗn hợp, cho bé uống trực tiếp, dùng như vậy 2 đến 3 lần trong ngày.
- Dùng liên tục khoảng 3 ngày sẽ thấy cách này rất hiệu quả.
Mật ong và chanh tươi
Chanh có chứa rất nhiều vitamin C, có tác dụng tăng cường sức đề kháng hiệu quả. Đặc biệt tinh dầu trong vỏ chanh giúp giảm ho, long đờm rất hiệu quả. Sự kết hợp giữa chanh và mật ong sẽ là vị thuốc hỗ trợ tăng sức đề kháng, cải thiện được tình trạng trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho nhanh chóng.
Chuẩn bị
- Chanh tươi ¼ quả
- Nước lọc ấm 100ml
- Mật ong 2 thìa cà phê
Cách thực hiện
- Khuấy đều 2 thìa mật ong với 100ml nước ấm, sau đó cho chanh vào
- Cho trẻ uống hỗn hợp trên vào mỗi buổi sáng thức dậy khi chưa ăn sáng. Uống liên tục mỗi ngày cho đến khi trẻ khỏi.
Nước muối
Nước muối sinh lý – Natri Clorid, được pha theo tỷ lệ 0,9% là dung dịch đẳng trương có tính diệt khuẩn tốt. Nước muối sinh lý được dùng một cách an toàn cho mọi lứa tuổi, kể cả em bé sơ sinh, trẻ nhỏ và phụ nữ có thai.
Dùng nước muối sinh lý 0,9% để rửa mũi họng cho trẻ hàng ngày, nếu trẻ lớn thì cha mẹ cho trẻ súc miệng để ngăn ngừa vi khuẩn, virus tấn công.
Lưu ý: Không nên tự pha nước muối ở nhà, vì làm như vậy sẽ không đạt được nồng độ chính xác, không mang lại hiệu quả khi sử dụng. Mẹ nên đến các quầy thuốc, hiệu thuốc mua nước muối sinh lý – NaCl 0,9% cho trẻ sử dụng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chăm sóc đúng cách khi bé có đờm nhưng không ho
Cách chăm sóc của bố mẹ ảnh hưởng rất lớn sức khỏe của trẻ sơ sinh. Điều quan trọng khi trẻ có đờm là cần phải long đờm để làm thông thoáng đường thở, đồng thời bổ sung đầy đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho con. Cụ thể như sau:
Chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ
- Không cho trẻ ăn uống những đồ làm tăng đờm nhớt như sữa chua, bơ, pho mát…
- Tiếp tục cho trẻ bú mẹ (đối với những trẻ dưới 6 tháng tuổi) tăng cường bổ sung thêm nước (trẻ trên 6 tháng tuổi) giúp long đờm dễ dàng.
- Hạn chế những thực phẩm có thành phần chế biến từ đậu tránh ứ đọng nhiều chất nhầy và đờm hơn.
- Thường xuyên cho trẻ uống nước ép trái cây nguyên chất ( với những trẻ trên 6 tháng tuổi) để tống đờm ra ngoài giữ cho cổ họng được thông thoáng, đồng thời tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Với trường hợp trẻ ăn dặm, ăn thô thì tăng cường bổ sung những loại thực phẩm lỏng, ấm để giảm sự tắc nghẽn đờm, trẻ dễ nuốt và tránh được tình trạng nôn trớ sau khi ăn. Nếu trẻ nôn khi ăn thì nên cho trẻ ăn bữa tiếp theo sau đó 1 giờ.
- Cho trẻ uống nước ấm hoặc những loại sữa ấm để làm loãng đờm ở họng.
Môi trường xung quanh trẻ
- Không gian vui chơi và nghỉ ngơi của trẻ cần được đảm bảo sạch sẽ, thông thoáng, không ô nhiễm, không chứa nhiều khói bụi.
- Cha mẹ cần đặc biệt lưu ý vệ sinh đồ chơi của trẻ sạch sẽ, vệ sinh sau khi chơi xong, tránh để trẻ ngậm đồ chơi.
- Tạo điều kiện cho trẻ vui chơi ở nơi thoáng mát, hít thở không khí trong lành để tăng cường sức đề kháng, tránh những tác nhân gây hại.
- Đảm bảo không khí trong phòng có độ ẩm cao, không quá khô hanh.
Vệ sinh cá nhân hàng ngày cho trẻ
- Mặc dù trẻ đang bị nhiễm bệnh, ốm, mệt mỏi nhưng cha mẹ vẫn cần vệ sinh cơ thể bằng nước ấm hàng ngày, đảm bảo phòng tắm không có gió lùa.
- Vệ sinh răng miệng cho trẻ trước và sau mỗi bữa ăn đều đặn. Việc này giúp cho khoang miệng luôn sạch sẽ, ngăn chặn được sự hình thành của vi khuẩn gây viêm nhiễm.
- Nếu trẻ bị viêm họng, phụ huynh nên cho trẻ súc miệng bằng nước muối 0,9%, mỗi ngày khoảng 5 đến 7 lần.
- Trẻ có quá nhiều đờm thì thực hiện vỗ rung cho trẻ hàng ngày.
Phòng trường hợp trẻ sơ sinh bị ngạt đờm
Nếu như trẻ có quá nhiều đờm đặc trong cổ họng có thể gây ngạt thở với biểu hiện tím tái, ngưng thở. Bố mẹ cần cảnh giác trước tình huống xấu nhất là trẻ có thể bị ngạt đờm khi ngủ.
Lúc này bố mẹ cần bình tĩnh và xử lý như trường hợp trẻ bị hóc dị vật. Chú ý cho bé nằm sấp giữa hai cánh tay, sau đó cho phần đầu thấp hơn so với phần còn lại, đồng thời bố/mẹ tỳ cẳng tay trên chân để hỗ trợ sơ cứu.
Sau đó khum bàn tay lại vỗ vào giữa lưng em bé một cách nhẹ nhàng, dứt khoát. Đồng thời, kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử lý.
Trẻ sơ sinh có đờm ở cổ nhưng không ho là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý hô hấp. Chính vì thế, bố mẹ cần kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Nếu còn điều gì thắc mắc, bố mẹ hãy liên hệ tới hotline: 1900 3366 hoặc fanpage để nhận được tư vấn từ chuyên gia Nhi khoa hàng đầu!
*Bài viết tham khảo thêm, không thay thế việc chẩn đoán y khoa hoặc điều trị từ Bác sĩ!
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi