Chăm sóc, nuôi dưỡng một trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng là rất khó khăn. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, ba mẹ sẽ có cơ hội thành công cao hơn trong việc can thiệp giúp con phát triển khỏe mạnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng diễn ra từ lúc trong bào thai đến khi chào đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sinh ra có cân nặng từ 2,5 – 3,5kg được xem là đạt chuẩn, nếu dưới 2,5kg sẽ xếp vào nhóm trẻ sơ sinh nhẹ cân suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về phổi, não bộ, thị lực…
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mẹ thiếu máu, mẹ bị suy dinh dưỡng, mẹ mắc các bệnh mạn tính hay tăng cân quá ít trong thời gian mang thai, trẻ sinh non, trẻ sinh ra mắc các bệnh lý bẩm sinh…
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng mẹ nên biết
Để theo dõi sự tăng trưởng hay nhận biết trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng không, cách đơn giản nhất là mẹ cân và đo chiều cao cho con theo định kỳ mỗi tháng 1 lần. Nếu các chỉ số cân nặng, chiều cao tăng đều, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển bình thường và có sức khỏe tốt.
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu khỏe mạnh, các giai đoạn phát triển sẽ tương ứng với những con số sau:
Về cân nặng
- 3 tháng đầu đời trẻ tăng cân rất nhanh từ 1 – 2kg/tháng.
- 3 tháng tiếp theo trẻ tăng từ 0,5 – 0,6kg /tháng.
- 6 tháng tiếp theo trẻ tăng từ 0,3 – 0,4kg/tháng.
- 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 – 10kg).
- 2 – 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 – 3kg.
Về chiều cao
- 3 tháng đầu đời trẻ tăng từ 3cm/tháng.
- 4 – 6 tháng trẻ tăng 2 – 2,5cm/tháng.
- 7 – 9 tháng trẻ tăng 2cm/tháng.
- 10 – 12 tháng tăng 1 – 1,5cm/tháng.
- 1 tuổi chiều cao trẻ tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75cm),
- Sau 1 tuổi đến khi dậy thì trung bình mỗi năm trẻ tăng từ 5 – 7cm/năm.
Nắm bắt được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, mẹ sẽ chăm sóc bé nhẹ nhàng hơn
Ngược lại, nếu không đạt các chỉ số trên và thêm vào đó, sau sinh trẻ có một số triệu chứng như dưới đây thì đó chính là biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe đang gặp phải và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Phân loại trẻ suy dinh dưỡng theo cấp độ
Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng mẹ nên biết
- Cuống rốn teo nhỏ
- Hạ đường huyết gây co giật, rối loạn nhịp thở
- Hạ canxi máu gây co giật và cơn ngừng thở
- Hạ thân nhiệt thường xuyên.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng
Sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh với chiều cao, cân nặng đạt chuẩn là mơ ước của hầu hết ba mẹ. Để thực hiện điều này, theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, trước và trong giai đoạn thai kỳ mẹ cần ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tuân thủ lịch khám thai định kỳ, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, khói thuốc lá…
Và sau khi sinh, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng mẹ nên:
Trường hợp mẹ có sữa
Cần cho trẻ bú mẹ ngay sau khi vừa mới sinh ra đến 18 hoặc 24 tháng vì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu đời tốt nhất cho trẻ. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Lưu ý, những mẹ ít sữa nên ăn uống đầy đủ về lượng và chất để sữa tiết ra nhiều hơn cũng như cung cấp đủ dưỡng chất hơn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi vừa mới sinh ra đến 18 hoặc 24 tháng vì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu đời tốt nhất cho trẻ
Trường hợp mẹ không có sữa
Mẹ có thể cho trẻ bú sữa công thức, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ. Lưu ý, mẹ cần kiểm tra thành phần ghi rõ trên hộp sữa để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Trường hợp mẹ phát hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng cần được điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng ngay lập tức mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời (nếu có).
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome có quy trình chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng khép kín, hiệu quả từ việc thăm khám – xét nghiệm chẩn đoán – tư vấn loại sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ không bú mẹ và đồng hành cùng bố mẹ xây dựng thực đơn khoa học phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhằm mang đến cho trẻ sự phát triển đúng chuẩn.
Bên cạnh đó, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm, phân tích thành phần sữa mẹ hiện đại nhất Việt Nam để xác định nguồn sữa mẹ đủ – thiếu các chất dinh dưỡng nào và bổ sung kịp lúc. Máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao.
Chăm sóc, nuôi dưỡng một trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng là rất khó khăn. Nếu phát hiện sớm dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng, ba mẹ sẽ có cơ hội thành công cao hơn trong việc can thiệp giúp con phát triển khỏe mạnh.
Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, Nguyên Tổ trưởng Tổ Dinh dưỡng – Tiết chế Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch.
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng diễn ra từ lúc trong bào thai đến khi chào đời. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), trẻ sinh ra có cân nặng từ 2,5 – 3,5kg được xem là đạt chuẩn, nếu dưới 2,5kg sẽ xếp vào nhóm trẻ sơ sinh nhẹ cân suy dinh dưỡng. Tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh nếu kéo dài có nguy cơ dẫn đến các bệnh lý về phổi, não bộ, thị lực…
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ có cơ hội phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần
Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mẹ thiếu máu, mẹ bị suy dinh dưỡng, mẹ mắc các bệnh mạn tính hay tăng cân quá ít trong thời gian mang thai, trẻ sinh non, trẻ sinh ra mắc các bệnh lý bẩm sinh…
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng mẹ nên biết
Để theo dõi sự tăng trưởng hay nhận biết trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng không, cách đơn giản nhất là mẹ cân và đo chiều cao cho con theo định kỳ mỗi tháng 1 lần. Nếu các chỉ số cân nặng, chiều cao tăng đều, đó là dấu hiệu cho thấy trẻ phát triển bình thường và có sức khỏe tốt.
Theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nếu khỏe mạnh, các giai đoạn phát triển sẽ tương ứng với những con số sau:
Về cân nặng
- 3 tháng đầu đời trẻ tăng cân rất nhanh từ 1 – 2kg/tháng.
- 3 tháng tiếp theo trẻ tăng từ 0,5 – 0,6kg /tháng.
- 6 tháng tiếp theo trẻ tăng từ 0,3 – 0,4kg/tháng.
- 1 tuổi trẻ nặng gấp 3 lần lúc mới sinh (khoảng 9 – 10kg).
- 2 – 10 tuổi trẻ tăng trung bình 2 – 3kg.
Về chiều cao
- 3 tháng đầu đời trẻ tăng từ 3cm/tháng.
- 4 – 6 tháng trẻ tăng 2 – 2,5cm/tháng.
- 7 – 9 tháng trẻ tăng 2cm/tháng.
- 10 – 12 tháng tăng 1 – 1,5cm/tháng.
- 1 tuổi chiều cao trẻ tăng gấp 1,5 lần so với lúc mới sinh (khoảng 75cm),
- Sau 1 tuổi đến khi dậy thì trung bình mỗi năm trẻ tăng từ 5 – 7cm/năm.
Nắm bắt được dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng ở giai đoạn sớm, mẹ sẽ chăm sóc bé nhẹ nhàng hơn
Ngược lại, nếu không đạt các chỉ số trên và thêm vào đó, sau sinh trẻ có một số triệu chứng như dưới đây thì đó chính là biểu hiện trẻ suy dinh dưỡng. Mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe đang gặp phải và điều trị kịp thời.
>> Xem thêm: Phân loại trẻ suy dinh dưỡng theo cấp độ
Một số dấu hiệu trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng mẹ nên biết
- Cuống rốn teo nhỏ
- Hạ đường huyết gây co giật, rối loạn nhịp thở
- Hạ canxi máu gây co giật và cơn ngừng thở
- Hạ thân nhiệt thường xuyên.
Cách phòng tránh trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng
Sinh ra một đứa trẻ khỏe mạnh với chiều cao, cân nặng đạt chuẩn là mơ ước của hầu hết ba mẹ. Để thực hiện điều này, theo BS.CKI Nguyễn Đào Ngọc Loan, trước và trong giai đoạn thai kỳ mẹ cần ăn uống đủ chất, dành nhiều thời gian nghỉ ngơi, tuân thủ lịch khám thai định kỳ, tránh xa các chất kích thích như rượu bia, cà phê, khói thuốc lá…
Và sau khi sinh, để tránh tình trạng trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng mẹ nên:
Trường hợp mẹ có sữa
Cần cho trẻ bú mẹ ngay sau khi vừa mới sinh ra đến 18 hoặc 24 tháng vì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu đời tốt nhất cho trẻ. Ngoài cung cấp chất dinh dưỡng, sữa mẹ còn chứa nhiều kháng thể giúp trẻ chống lại bệnh tật, các bệnh nhiễm trùng nguy hiểm. Lưu ý, những mẹ ít sữa nên ăn uống đầy đủ về lượng và chất để sữa tiết ra nhiều hơn cũng như cung cấp đủ dưỡng chất hơn giúp trẻ phát triển khỏe mạnh.
Mẹ nên cho trẻ bú mẹ ngay sau khi vừa mới sinh ra đến 18 hoặc 24 tháng vì sữa mẹ là nguồn thức ăn đầu đời tốt nhất cho trẻ
Trường hợp mẹ không có sữa
Mẹ có thể cho trẻ bú sữa công thức, sữa cho trẻ suy dinh dưỡng phù hợp theo nhu cầu và độ tuổi của trẻ. Lưu ý, mẹ cần kiểm tra thành phần ghi rõ trên hộp sữa để đảm bảo trẻ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.
Trường hợp mẹ phát hiện các dấu hiệu suy dinh dưỡng ở trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng cần được điều trị và thực hiện chế độ dinh dưỡng riêng biệt. Do đó, khi phát hiện các dấu hiệu trẻ suy dinh dưỡng ngay lập tức mẹ nên đưa trẻ đến các trung tâm dinh dưỡng để các bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời (nếu có).
Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome có quy trình chăm sóc trẻ bị suy dinh dưỡng khép kín, hiệu quả từ việc thăm khám – xét nghiệm chẩn đoán – tư vấn loại sữa phù hợp cho trẻ sơ sinh, đặc biệt trẻ không bú mẹ và đồng hành cùng bố mẹ xây dựng thực đơn khoa học phù hợp theo từng giai đoạn phát triển của trẻ nhằm mang đến cho trẻ sự phát triển đúng chuẩn.
Bên cạnh đó, Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome cũng đầu tư hệ thống máy xét nghiệm, phân tích thành phần sữa mẹ hiện đại nhất Việt Nam để xác định nguồn sữa mẹ đủ – thiếu các chất dinh dưỡng nào và bổ sung kịp lúc. Máy xét nghiệm sinh hóa, huyết học hiện đại, máy phân tích thành phần cơ thể thế hệ mới nhất, máy xét nghiệm vi chất (vitamin D, vitamin B), máy siêu âm… giúp các bác sĩ chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, góp phần quan trọng cho quá trình điều trị và chăm sóc trẻ sơ sinh bị suy dinh dưỡng đạt hiệu quả cao.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi