Những dấu hiệu trẻ bị sởi cha mẹ nên biết để cứu chữa kịp thời

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, nếu không phát hiện dấu hiệu trẻ bị sởi sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của trẻ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

dấu hiệu trẻ bị sởi cha mẹ nên biết

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Sởi là một bệnh lý về đường hô hấp do virus gây ra, có tính lây truyền trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Do đó bệnh rất dễ gây ra dịch. Bệnh thường bùng phát vào mùa đông và mùa xuân, khi khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh có thể xuất hiện quanh năm.

Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi là sốt, viêm long và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm giác mạc, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Trẻ bị lây nhiễm virus sởi nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mũi hoặc họng của người mang bệnh. Trẻ còn có thể bị lây nhiễm virus gây bệnh thông qua tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này sinh sống trong dịch nhầy ở mũi và họng khiến trẻ bị phát ban đỏ, lấm tấm.

Bệnh sởi đã lây nhiễm cho khoảng 10 triệu người trên thế giới và gây ra khoảng 100.000 đến 200.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở trẻ em.

Tại Việt Nam, dịch sởi năm 2014 gây ám ảnh với số liệu ghi nhận cả nước có hơn 35 ngàn ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 6,000 ca ghi nhận mắc sởi, trong đó có 147 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. Phần lớn trường hợp mắc bệnh sởi là trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng, và không được tiêm chủng.

Nếu không có ý thức phòng ngừa bằng vaccine để tăng miễn dịch cộng đồng, dịch sởi có nguy cơ bùng phát mạnh với chu kỳ dịch là 3 – 5 năm/lần.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), số ca mắc bệnh sởi trên toàn thế giới trong 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng 79% so với 2 tháng đầu năm 2021. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, có liên quan đến ý thức tiêm phòng vaccine phòng chống bệnh sởi, cách nhận biết và phòng ngừa bệnh sởi. (1)

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính

Vì sao bệnh sởi ở trẻ có diễn biến nhanh và nặng

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên khi bị lây nhiễm virus sởi, khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sụt giảm nhanh chóng khiến bệnh diễn biến nhanh và ngày càng tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, khi gặp điều kiện khí hậu thuận lợi, virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây lan, nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đặc biệt là ở những khu vực đông đúc như nhà trẻ, trường học,… nơi tập trung nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và chưa có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu trẻ bị sởi có thể bạn chưa biết

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, virus sởi nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận, rồi đi vào máu. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 8-11 ngày với các biểu hiện:

  • Sốt nhẹ và vừa, sau đó sốt cao trên 39-40 độ C, cơn sốt không thuyên giảm bằng các cách hạ sốt thông thường, chỉ giảm khi trẻ bắt đầu phát ban;
  • Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt;
  • Trong miệng có đốm Koplik (nội ban), gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho.
  • Sưng hạch bạch huyết;

Giai đoạn khởi phát kéo dài 2-4 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, hoặc viêm thanh quản cấp.

Ở giai đoạn toàn phát (mọc ban), trẻ phát ban khắp cơ thể, theo thứ tự: đầu tiên là vùng đầu, mặt, cổ; sau đó lan xuống ngực, lưng, cánh tay; cuối cùng là vùng bụng, lưng, mông, đùi… Ban có thể mọc rải rác hoặc thành cụm dính liền với nhau thành vùng 3 – 6mm. Ban xuất hiện khoảng 6 ngày rồi lặn cũng theo thứ tự trên. Khi ban bắt đầu mọc ở toàn thân, trẻ sẽ sốt cao hơn, mệt hơn.

Giai đoạn lui bệnh (giai đoạn ban bay) thường bắt đầu vào ngày thứ 6 kể từ ngày mọc ban. Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em toàn thân sẽ giảm dần và hết khi ban lan đến chân và dần lặn.

Trẻ bị phát ban toàn thân do sởi
Trẻ bị phát ban toàn thân do sởi

Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Bệnh sởi ở trẻ em có thể chuyển biến nhanh chóng và ngày cần nghiêm trọng hơn nêu không được điều trị đúng cách. Do đó khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên;
  • Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở gấp;
  • Mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, mất tập trung, không muốn chơi;
  • Phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt;

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: (2)

  • Các biến chứng về đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Một thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị sởi dẫn đến viêm phổi nặng và có khả năng tử vong lên đến 1/20;
  • Các biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm màng não kiểu thanh dịch là những biến chứng thần kinh nguy hiểm gây tử vong và để lại di chứng cao, với tỷ lệ 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Tỷ lệ trẻ bị sởi xuất hiện biến chứng viêm não thấp, khoảng 1/1.000;
  • Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột. Các biến chứng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • Biến chứng tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm. Nguy cơ trẻ viêm tai giữa do sởi cao, cứ 10 trẻ bị sởi sẽ có 1 trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa.
  • Biến chứng do suy giảm miễn dịch: trẻ bị bệnh sởi rất dễ mắc chéo thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi

Mẹ cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sởi và liên hệ với bác sĩ để được chỉ dẫn khi nghi ngờ trẻ đã mắc bệnh sởi hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là các trẻ có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Trẻ chưa sơ sinh dưới 12 tháng tuổi;
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai.

Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm nhẹ các triệu chứng của trẻ:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp;
  • Có trẻ uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, trẻ không bị thiếu nước;
  • Nếu trẻ có biểu hiện đau mắt, mẹ có thể giảm độ sáng của các loại đèn trong nhà và phòng của trẻ;
  • Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể của trẻ cẩn thận nhằm giúp da trẻ sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng da;
  • Không mặc đồ quá kín, quá dày khiến trẻ không thể hạ sốt được, dẫn đến sốt cao co giật;
  • Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ dùng các thực phẩm dễ tiêu nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là vitamin và khoáng chất;
  • Cách ly trẻ bị sởi với các trẻ khác trẻ tránh bệnh lây lan;
  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc cho trẻ bị sởi và rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với trẻ;
  • Đối với các trẻ bị sởi khi còn đang bú mẹ, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú;
  • Không cho trẻ gãi, cắt móng tay phòng trừ trường hợp trẻ gãi, làm tổn thương da trẻ…

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ nhỏ hiệu quả

trẻ cần được tiêm vaccine ngừa sởi
WHO khuyến cáo trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine ngừa sởi

Sởi là một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, nguy cơ xuất hiện biến chứng ở trẻ mắc bệnh sởi cao, nhất là đối với các trẻ chưa từng mắc bệnh sởi và chưa được tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ bằng cách:

  • Tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch đến 99%;
  • Vệ sinh sạch sẽ có trẻ mỗi ngày;
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn;
  • Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi;
  • Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày;
  • Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ;
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi;

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Sởi là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan và khả năng tiến triển nhanh chóng, nhất là ở trẻ em. Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị sởi sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm tình trạng bệnh của trẻ, từ đó, có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời, bảo vệ an toàn cho trẻ.

Giản Đơn

Những dấu hiệu trẻ bị sởi cha mẹ nên biết để cứu chữa kịp thời

Sởi là một trong những căn bệnh truyền nhiễm do virus gây ra, nếu không phát hiện dấu hiệu trẻ bị sởi sớm và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm và đe dọa tính mạng của trẻ.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng – Trung tâm Thông tin Y khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP.HCM.

dấu hiệu trẻ bị sởi cha mẹ nên biết

Bệnh sởi ở trẻ em là gì?

Sởi là một bệnh lý về đường hô hấp do virus gây ra, có tính lây truyền trong cộng đồng, đặc biệt là ở những khu vực đông người như: nhà trẻ, trường học, khu đông dân cư… Do đó bệnh rất dễ gây ra dịch. Bệnh thường bùng phát vào mùa đông và mùa xuân, khi khí hậu mát mẻ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, bệnh có thể xuất hiện quanh năm.

Bệnh sởi lây truyền rất nhanh qua đường hô hấp, thông qua dịch tiết mũi họng của người nhiễm bệnh theo không khí thoát ra khi người bệnh ho hoặc hắt hơi, nói chuyện… Biểu hiện đặc trưng của bệnh sởi là sốt, viêm long và phát ban. Bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng như viêm giác mạc, viêm phổi, tiêu chảy, viêm não… dễ dẫn đến tử vong, đặc biệt là ở trẻ em dưới 2 tuổi có hệ miễn dịch yếu.

Trẻ bị lây nhiễm virus sởi nếu trẻ tiếp xúc trực tiếp với dịch từ mũi hoặc họng của người mang bệnh. Trẻ còn có thể bị lây nhiễm virus gây bệnh thông qua tiếp xúc với giọt bắn khi người bệnh hắt hơi hoặc ho. Sau khi xâm nhập vào cơ thể, loại virus này sinh sống trong dịch nhầy ở mũi và họng khiến trẻ bị phát ban đỏ, lấm tấm.

Bệnh sởi đã lây nhiễm cho khoảng 10 triệu người trên thế giới và gây ra khoảng 100.000 đến 200.000 ca tử vong mỗi năm, chủ yếu ở trẻ em.

Tại Việt Nam, dịch sởi năm 2014 gây ám ảnh với số liệu ghi nhận cả nước có hơn 35 ngàn ca sốt phát ban nghi sởi, trong đó gần 6,000 ca ghi nhận mắc sởi, trong đó có 147 trường hợp tử vong có liên quan đến sởi. Phần lớn trường hợp mắc bệnh sởi là trẻ từ 9 tháng đến 24 tháng, và không được tiêm chủng.

Nếu không có ý thức phòng ngừa bằng vaccine để tăng miễn dịch cộng đồng, dịch sởi có nguy cơ bùng phát mạnh với chu kỳ dịch là 3 – 5 năm/lần.

Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF), số ca mắc bệnh sởi trên toàn thế giới trong 2 tháng đầu năm 2022 đã tăng 79% so với 2 tháng đầu năm 2021. Đây là một vấn đề đáng lo ngại, có liên quan đến ý thức tiêm phòng vaccine phòng chống bệnh sởi, cách nhận biết và phòng ngừa bệnh sởi. (1)

Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính
Sởi là một căn bệnh truyền nhiễm cấp tính

Vì sao bệnh sởi ở trẻ có diễn biến nhanh và nặng

Trẻ em là đối tượng có sức đề kháng và hệ miễn dịch kém nên khi bị lây nhiễm virus sởi, khả năng đáp ứng miễn dịch của trẻ sụt giảm nhanh chóng khiến bệnh diễn biến nhanh và ngày càng tồi tệ hơn.

Bên cạnh đó, khi gặp điều kiện khí hậu thuận lợi, virus sinh sôi và phát triển nhanh chóng cũng là nguyên nhân khiến bệnh dễ lây lan, nguy cơ bùng phát thành dịch bệnh. Đặc biệt là ở những khu vực đông đúc như nhà trẻ, trường học,… nơi tập trung nhiều trẻ chưa được tiêm vaccine phòng bệnh và chưa có cách phòng ngừa bệnh hiệu quả.

Dấu hiệu trẻ bị sởi có thể bạn chưa biết

Sau khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, virus sởi nhân lên ở tế bào biểu mô của đường hô hấp và ở các hạch bạch huyết lân cận, rồi đi vào máu. Thời kỳ ủ bệnh kéo dài 8-11 ngày với các biểu hiện:

  • Sốt nhẹ và vừa, sau đó sốt cao trên 39-40 độ C, cơn sốt không thuyên giảm bằng các cách hạ sốt thông thường, chỉ giảm khi trẻ bắt đầu phát ban;
  • Viêm xuất tiết mũi, họng, mắt: chảy nước mắt nước mũi, ho, viêm màng tiếp hợp, mắt có gỉ kèm nhèm, sưng nề mi mắt;
  • Trong miệng có đốm Koplik (nội ban), gây rối loạn tiêu hóa, đi lỏng, ở phổi gây viêm phế quản, ho.
  • Sưng hạch bạch huyết;

Giai đoạn khởi phát kéo dài 2-4 ngày với các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em: sốt cao, viêm long đường hô hấp trên và viêm kết mạc, hoặc viêm thanh quản cấp.

Ở giai đoạn toàn phát (mọc ban), trẻ phát ban khắp cơ thể, theo thứ tự: đầu tiên là vùng đầu, mặt, cổ; sau đó lan xuống ngực, lưng, cánh tay; cuối cùng là vùng bụng, lưng, mông, đùi… Ban có thể mọc rải rác hoặc thành cụm dính liền với nhau thành vùng 3 – 6mm. Ban xuất hiện khoảng 6 ngày rồi lặn cũng theo thứ tự trên. Khi ban bắt đầu mọc ở toàn thân, trẻ sẽ sốt cao hơn, mệt hơn.

Giai đoạn lui bệnh (giai đoạn ban bay) thường bắt đầu vào ngày thứ 6 kể từ ngày mọc ban. Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em toàn thân sẽ giảm dần và hết khi ban lan đến chân và dần lặn.

Trẻ bị phát ban toàn thân do sởi
Trẻ bị phát ban toàn thân do sởi

Khi nào nên đưa trẻ đến các cơ sở y tế?

Bệnh sởi ở trẻ em có thể chuyển biến nhanh chóng và ngày cần nghiêm trọng hơn nêu không được điều trị đúng cách. Do đó khi chăm sóc cho trẻ bị sởi, bố mẹ cần chú ý đến các biểu hiện của trẻ và đưa trẻ đến các cơ sở y tế uy tín ngay khi trẻ xuất hiện các dấu hiệu sau:

  • Trẻ sốt cao liên tục, từ 39 độ C trở lên;
  • Có biểu hiện khó thở, thở nhanh, thở gấp;
  • Mệt mỏi, lừ đừ, chán ăn, mất tập trung, không muốn chơi;
  • Phát ban toàn thân nhưng vẫn chưa có dấu hiệu hạ sốt;

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị sởi

Bệnh sởi nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như: (2)

  • Các biến chứng về đường hô hấp: viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm phổi. Một thống kê cho thấy, tỷ lệ bệnh nhân bị sởi dẫn đến viêm phổi nặng và có khả năng tử vong lên đến 1/20;
  • Các biến chứng thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm tủy cấp, viêm màng não kiểu thanh dịch là những biến chứng thần kinh nguy hiểm gây tử vong và để lại di chứng cao, với tỷ lệ 0,1 – 0,6% bệnh nhân sởi. Tỷ lệ trẻ bị sởi xuất hiện biến chứng viêm não thấp, khoảng 1/1.000;
  • Biến chứng đường tiêu hóa: Viêm niêm mạc miệng, viêm ruột. Các biến chứng này thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, khiến trẻ xuất hiện các triệu chứng điển hình như tiêu chảy, buồn nôn và nôn.
  • Biến chứng tai mũi họng: viêm mũi họng bội nhiễm, viêm tai, viêm tai xương chũm. Nguy cơ trẻ viêm tai giữa do sởi cao, cứ 10 trẻ bị sởi sẽ có 1 trẻ có nguy cơ bị viêm tai giữa.
  • Biến chứng do suy giảm miễn dịch: trẻ bị bệnh sởi rất dễ mắc chéo thêm các bệnh khác như lao, bạch hầu, ho gà…

Lưu ý khi chăm sóc trẻ bị sởi

Mẹ cần thực hiện các phương pháp phòng ngừa bệnh sởi và liên hệ với bác sĩ để được chỉ dẫn khi nghi ngờ trẻ đã mắc bệnh sởi hoặc trẻ đã tiếp xúc với người mắc bệnh, đặc biệt là các trẻ có nguy cơ cao, bao gồm:

  • Trẻ chưa sơ sinh dưới 12 tháng tuổi;
  • Trẻ bị suy giảm hệ miễn dịch;
  • Mẹ mắc bệnh sởi khi mang thai.

Các triệu chứng bệnh sởi ở trẻ em khiến trẻ cảm thấy mệt mỏi, khó chịu, mẹ có thể thực hiện những cách sau để giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, giảm nhẹ các triệu chứng của trẻ:

  • Tham khảo ý kiến bác sĩ về các loại thuốc giảm đau, hạ sốt như paracetamol hoặc ibuprofen với liều lượng phù hợp;
  • Có trẻ uống nhiều nước và ngủ đủ giấc để đảm bảo sức khỏe, trẻ không bị thiếu nước;
  • Nếu trẻ có biểu hiện đau mắt, mẹ có thể giảm độ sáng của các loại đèn trong nhà và phòng của trẻ;
  • Dùng nước ấm vệ sinh cơ thể của trẻ cẩn thận nhằm giúp da trẻ sạch sẽ, hạn chế nhiễm trùng da;
  • Không mặc đồ quá kín, quá dày khiến trẻ không thể hạ sốt được, dẫn đến sốt cao co giật;
  • Chia nhỏ bữa ăn, cho trẻ dùng các thực phẩm dễ tiêu nhằm cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ, nhất là vitamin và khoáng chất;
  • Cách ly trẻ bị sởi với các trẻ khác trẻ tránh bệnh lây lan;
  • Đeo khẩu trang khi chăm sóc cho trẻ bị sởi và rửa tay cẩn thận sau khi tiếp xúc với trẻ;
  • Đối với các trẻ bị sởi khi còn đang bú mẹ, mẹ vẫn nên tiếp tục cho trẻ bú;
  • Không cho trẻ gãi, cắt móng tay phòng trừ trường hợp trẻ gãi, làm tổn thương da trẻ…

Cách phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ nhỏ hiệu quả

trẻ cần được tiêm vaccine ngừa sởi
WHO khuyến cáo trẻ từ 9 tháng tuổi trở lên cần được tiêm vaccine ngừa sởi

Sởi là một căn bệnh có khả năng lây lan nhanh chóng. Hơn nữa, nguy cơ xuất hiện biến chứng ở trẻ mắc bệnh sởi cao, nhất là đối với các trẻ chưa từng mắc bệnh sởi và chưa được tiêm chủng vaccine sởi đầy đủ. Do đó, bố mẹ cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh sởi ở trẻ bằng cách:

  • Tiêm vaccine sởi đầy đủ và đúng lịch khi trẻ được 9 tháng tuổi trở lên. Khi trẻ đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng sởi, trẻ sẽ có khả năng miễn dịch đến 99%;
  • Vệ sinh sạch sẽ có trẻ mỗi ngày;
  • Rèn luyện cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng sát khuẩn;
  • Hạn chế cho trẻ đưa tay lên mắt, mũi;
  • Tập cho trẻ vệ sinh miệng, mũi và họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày;
  • Vệ sinh và sát khuẩn khu vực sống và vui chơi của trẻ;
  • Tránh cho trẻ tiếp xúc với người mắc bệnh sởi;

Để biết thêm thông tin về sự phát triển và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ tới bệnh viện theo địa chỉ:

Sởi là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây lan và khả năng tiến triển nhanh chóng, nhất là ở trẻ em. Nhận biết sớm các dấu hiệu trẻ bị sởi sẽ giúp bố mẹ phát hiện sớm tình trạng bệnh của trẻ, từ đó, có biện pháp chăm sóc và điều trị đúng cách, kịp thời, bảo vệ an toàn cho trẻ.

Giản Đơn