Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về quá trình hình thành của túi thai và phôi thai
Sau khi thụ tinh, trứng sẽ cần từ 7 đến 10 ngày để hoàn tất quá trình di chuyển vào tử cung của người phụ nữ và bắt đầu làm tổ.
Sau khi làm tổ sẽ hình thành túi thai thì lúc này phôi thai mới bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển tiếp. Tùy vào cơ địa của từng thai phụ mà quá trình này có thể lâu hơn, có thể cần từ 12 đến 14 ngày.
Thông thường, vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, tức là sau khi chậm kinh được khoảng 1 tuần thì nồng độ HCG đạt chuẩn và bạn có thể siêu âm để nhìn thấy phôi thai.
2. Tại sao siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai, dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên mà chị em cần hết sức lưu ý:
2.1 Do tuổi thai nhi bị tính sai
Như đã nói ở trên, thời gian để cho trứng được thụ tinh di chuyển và làm tổ trong tử cung cần khoảng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể là từ 12 đến 14 ngày. Thêm vào đó, việc xác định ngày trứng được thụ tinh cũng rất khó và tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bởi vậy mà tuổi thai cũng dễ bị xê dịch là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể là do bạn đã siêu âm hơi sớm. Bạn nên thử lại ở lần siêu âm tới và theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây cũng được xem là nguyên nhân thường gặp, do đó thai phụ không nên quá lo lắng, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2.2 Nguyên nhân do thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là hiện tượng khá nguy hiểm trong thai kỳ, đây là hiện tượng mà trứng sau khi được thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà làm tổ ở bên ngoài, lúc này khi siêu âm bác sĩ sẽ không nhìn thấy được phôi thai trong túi ối.
Biểu hiện thường thấy của thai ngoài tử cung là: đau bụng dưới dữ dội, ra dịch màu đen… Do đó, nếu có biểu hiện trên thì chị em nên đi thăm khám sớm bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của chị em.
2.3 Hiện tượng sảy thai
Khi siêu âm nhưng không thấy phôi thai trong túi thai mà kèm theo đó là các biểu hiện như: xuất huyết âm đạo, đau cứng bụng thì rất có thể bạn đã bị sảy thai. Lúc này, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra nồng độ HCG để xác định chính xác hơn.
2.4 Nguyên nhân do trứng trống
Sau khi được thụ tinh, trứng được di chuyển vào tử cung và làm tổ, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà trứng không thể tiếp tục phát triển và không hình thành phôi thai. Mặc dù vậy nhưng nhau thai vẫn tạo ra nội tiết tố trong cơ thể và khiến cho chị em vẫn xuất hiện các dấu hiệu mang thai, khi xét nghiệm hay dùng que thử cũng đều cho kết quả là đang mang thai.
Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân nào chính thức xác định gây ra hiện tượng trứng trống, đây được xem như hình thức sảy thai và thường gặp ở tuần thứ 8 đến 13 của thai kỳ.
2.5 Nguyên nhân do mang thai trứng
Mang thai trứng là hiện tượng mà các tế bào nuôi dưỡng thai nhi phát triển quá nhanh và khiến cho các mạch rốn không thể kết nối theo nhịp, gây phù nề. Lúc này, các gai nhau thai phù nề sẽ bị thoái hóa và tạo thành các túi dịch, chiếm diện tích tử cung. Hiện tượng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu, do đó nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể khiến chị em bị băng huyết, chảy máu ồ ạt ở ổ bụng…
2.6 Quá trình thử que thử thai không chính xác
Hoạt động của que thử thai theo phương thức là đo nồng độ HCG trong nước tiểu, nếu HCG đạt đủ nồng độ thì que sẽ hiện lên 2 vạch, thể hiện là bạn đã có thai. Nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó như: que thử thai hết hạn, người dùng sai quy cách, nước tiểu không tinh khiết… sẽ khiến cho que thử thai hoạt động không hiệu quả và cho kết quả không chính xác.
Do đó, dù que thử thai 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai, điều này có nghĩa là bạn vẫn chưa có thai.
3. Phải làm gì khi không có phôi thai trong túi thai?
– Nếu sau khi có dấu hiệu có thai mà siêu âm không thấy có phôi thai, kèm theo đó là các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng dưới, đau lưng, đau rút bụng, xuất huyết âm đạo, thở dốc… thì lúc này chị em cần được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.
– Thực hiện xử lý, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Trên hết, khi phát hiện túi thai chưa có phôi thai, chị em không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây sảy thai, nhất là giai đoạn đầu khi thai nhi mới hình thành. Thay vào đó, chị em nên lựa chọn những cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để có kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
Siêu âm có túi thai nhưng chưa thấy phôi thai là hiện tượng phổ biến khiến nhiều mẹ bầu lo lắng. Vậy nguyên nhân không có phôi thai là gì, hãy cùng tìm hiểu các thông tin qua bài viết dưới đây.
1. Tìm hiểu về quá trình hình thành của túi thai và phôi thai
Sau khi thụ tinh, trứng sẽ cần từ 7 đến 10 ngày để hoàn tất quá trình di chuyển vào tử cung của người phụ nữ và bắt đầu làm tổ.
Sau khi làm tổ sẽ hình thành túi thai thì lúc này phôi thai mới bắt đầu bám vào thành tử cung và phát triển tiếp. Tùy vào cơ địa của từng thai phụ mà quá trình này có thể lâu hơn, có thể cần từ 12 đến 14 ngày.
Thông thường, vào khoảng tuần thứ 5 của thai kỳ, tức là sau khi chậm kinh được khoảng 1 tuần thì nồng độ HCG đạt chuẩn và bạn có thể siêu âm để nhìn thấy phôi thai.
2. Tại sao siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc siêu âm có túi thai nhưng không thấy phôi thai, dưới đây là các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên mà chị em cần hết sức lưu ý:
2.1 Do tuổi thai nhi bị tính sai
Như đã nói ở trên, thời gian để cho trứng được thụ tinh di chuyển và làm tổ trong tử cung cần khoảng từ 7 đến 10 ngày nhưng cũng có thể là từ 12 đến 14 ngày. Thêm vào đó, việc xác định ngày trứng được thụ tinh cũng rất khó và tuổi thai được tính từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng. Bởi vậy mà tuổi thai cũng dễ bị xê dịch là điều không thể tránh khỏi.
Do đó, nếu siêu âm không thấy phôi thai trong túi thai thì rất có thể là do bạn đã siêu âm hơi sớm. Bạn nên thử lại ở lần siêu âm tới và theo hướng dẫn của bác sĩ. Đây cũng được xem là nguyên nhân thường gặp, do đó thai phụ không nên quá lo lắng, tránh gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
2.2 Nguyên nhân do thai ngoài tử cung
Thai ngoài tử cung là hiện tượng khá nguy hiểm trong thai kỳ, đây là hiện tượng mà trứng sau khi được thụ tinh không di chuyển vào tử cung mà làm tổ ở bên ngoài, lúc này khi siêu âm bác sĩ sẽ không nhìn thấy được phôi thai trong túi ối.
Biểu hiện thường thấy của thai ngoài tử cung là: đau bụng dưới dữ dội, ra dịch màu đen… Do đó, nếu có biểu hiện trên thì chị em nên đi thăm khám sớm bởi nếu không phát hiện và xử lý kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến sức khỏe thậm chí là tính mạng của chị em.
2.3 Hiện tượng sảy thai
Khi siêu âm nhưng không thấy phôi thai trong túi thai mà kèm theo đó là các biểu hiện như: xuất huyết âm đạo, đau cứng bụng thì rất có thể bạn đã bị sảy thai. Lúc này, chị em cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm khác như kiểm tra nồng độ HCG để xác định chính xác hơn.
2.4 Nguyên nhân do trứng trống
Sau khi được thụ tinh, trứng được di chuyển vào tử cung và làm tổ, tuy nhiên vì một lý do nào đó mà trứng không thể tiếp tục phát triển và không hình thành phôi thai. Mặc dù vậy nhưng nhau thai vẫn tạo ra nội tiết tố trong cơ thể và khiến cho chị em vẫn xuất hiện các dấu hiệu mang thai, khi xét nghiệm hay dùng que thử cũng đều cho kết quả là đang mang thai.
Theo các chuyên gia, hiện nay vẫn chưa có nguyên nhân nào chính thức xác định gây ra hiện tượng trứng trống, đây được xem như hình thức sảy thai và thường gặp ở tuần thứ 8 đến 13 của thai kỳ.
2.5 Nguyên nhân do mang thai trứng
Mang thai trứng là hiện tượng mà các tế bào nuôi dưỡng thai nhi phát triển quá nhanh và khiến cho các mạch rốn không thể kết nối theo nhịp, gây phù nề. Lúc này, các gai nhau thai phù nề sẽ bị thoái hóa và tạo thành các túi dịch, chiếm diện tích tử cung. Hiện tượng này rất nguy hiểm cho mẹ bầu, do đó nếu không được phát hiện kịp thời, bệnh có thể khiến chị em bị băng huyết, chảy máu ồ ạt ở ổ bụng…
2.6 Quá trình thử que thử thai không chính xác
Hoạt động của que thử thai theo phương thức là đo nồng độ HCG trong nước tiểu, nếu HCG đạt đủ nồng độ thì que sẽ hiện lên 2 vạch, thể hiện là bạn đã có thai. Nhưng vì một lý do đặc biệt nào đó như: que thử thai hết hạn, người dùng sai quy cách, nước tiểu không tinh khiết… sẽ khiến cho que thử thai hoạt động không hiệu quả và cho kết quả không chính xác.
Do đó, dù que thử thai 2 vạch nhưng khi siêu âm lại không thấy phôi thai, điều này có nghĩa là bạn vẫn chưa có thai.
3. Phải làm gì khi không có phôi thai trong túi thai?
– Nếu sau khi có dấu hiệu có thai mà siêu âm không thấy có phôi thai, kèm theo đó là các triệu chứng như: buồn nôn, đau bụng dưới, đau lưng, đau rút bụng, xuất huyết âm đạo, thở dốc… thì lúc này chị em cần được thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để đảm bảo có kết quả chính xác nhất.
– Thực hiện xử lý, thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
– Tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng thuốc tại nhà khi mà chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên môn.
Trên hết, khi phát hiện túi thai chưa có phôi thai, chị em không nên quá lo lắng sẽ gây ảnh hưởng đến tâm lý. Đây cũng được xem là nguyên nhân gây sảy thai, nhất là giai đoạn đầu khi thai nhi mới hình thành. Thay vào đó, chị em nên lựa chọn những cơ sở thăm khám uy tín, chất lượng để có kết quả thăm khám và chẩn đoán chính xác nhất.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi