[CHI TIẾT TỪ A-Z] Về vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR, có khả năng phòng ngừa đồng thời 3 bệnh sởi, quai bị, rubella với hiệu quả lên tới 95%. Vậy lịch tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella như thế nào và các phản ứng phụ sau tiêm là gì?

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR là gì?

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR là vắc-xin sống, giảm độc lực. Vắc-xin này được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston, virus quai bị chủng Jeryl Lynn và virus rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, giảm độc lực. Virus rubella được nuôi cấy trên nguyên bào sợi lưỡng bội ở phổi người (WI 38), còn virus sởi và quai bị được nuôi cấy trên tế bào phôi thai gà.

Vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella được đông khô màu trắng có ánh vàng và có nước hồi chỉnh kèm theo. Vắc-xin MMR được tiêm phòng tạo miễn dịch phòng đồng thời cho cả 3 bệnh là sởi, quai bị, rubella.

Đối tượng tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella được chỉ định cho khách hàng chưa được tiêm phòng sởi – quai bị – rubella hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm.

– Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: Tiêm 2 liều 0.5 ml cách nhau 4 năm.

– Người lớn: Tiêm 1 liều 0.5ml duy nhất.

Khi có dịch sởi: Tiêm MMR cho trẻ từ 9 tháng tuổi hoặc từ 6-12 tháng tuổi tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC hay MMR, 6 tháng sau nhắc lại MMR (khoảng 15 tháng tuổi) và 4 năm sau (4-6 tuổi) mũi 2 nhắc lại mũi 3 (tổng 3 liều).

Khi tiếp xúc với người bị bệnh nên tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm.

Vắc-xin MMR có thể được tiêm cùng với vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev, DTP, TT, DT, Td, BCG và vắc-xin Polio, Haemophilus influenzae tuýp B, vắc-xin phòng sốt vàng, vắc-xin phòng viêm gan B.

Không tiêm vắc-xin MMR trong trường hợp nào?

Đối tượng không được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Đã tiêm MMR theo lịch khuyến cáo;

– Đã có kháng thể IgG của sởi, quai bị, rubella;

– Đã mắc bệnh sởi, quai bị, rubella trước đây;

– Suy giảm miễn dịch, AIDS, số lượng tiểu cầu thấp.

Đối tượng cần hoãn tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà (do vắc-xin nuôi cấy trên phôi gà);

– Phụ nữ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR phải tránh mang thai tốt nhất 3 tháng sau khi tiêm hoặc tối thiểu là 1 tháng sau tiêm;

– Có tiền sử dị ứng với neomycin;

– Có bệnh lý cấp tính như sốt, viêm đường hô hấp…;

– Bệnh lao đang tiến triển chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch;

– Người đang xạ trị, đang sử dụng corticosteroids liều cao ≥ 2mg/kg/ngày hoặc đã sử dụng Immunoglobulins chưa ngừng được 3 tháng;

– Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết, có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết;

– Người vừa tiêm vắc-xin sống giảm độc lực chưa được 1 tháng.

Cách dùng và liều dùng vắc-xin sởi – quai bị – rubella MMR

Vắc-xin MMR phải được pha với nước hồi chỉnh đi kèm, sử dụng bơm và kim tiêm vô trùng.

Chỉ sử dụng nước hồi chỉnh của vắc-xin MMR, không dùng nước hồi chỉnh của vắc-xin khác hoặc của vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella nhưng của nhà sản xuất khác. Việc sử dụng sai nước hồi chỉnh có thể gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng đối với người được tiêm.

Tiêm một liều đơn 0,5ml theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm ở mặt trước bên đùi đối với trẻ nhỏ và có thể tiêm dưới da vùng bắp tay đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn.

Các phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Đau nhức ở vùng tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm. Có khoảng 5 – 15% người được tiêm có thể sốt nhẹ kéo dài 1 – 2 ngày.

– Phát ban đỏ dạng sởi, có thể lan tỏa 5 – 12 ngày sau tiêm (có khoảng 2% người tiêm gặp phải)

Hầu hết các trường hợp trên thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.

– Viêm tuyến nước bọt mang tai, buồn nôn, tiêu chảy, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, đau khớp, viêm khớp, viêm đa dây thần kinh, viêm não tủy cấp tính lan tỏa (các phản ứng phụ này thường hiếm gặp).

– Viêm não, bệnh não (chiếm tỉ lệ 1/3 triệu liều vắc-xin MMR).

– Đau khớp và viêm khớp trong thời gian ngắn (tỉ lệ 12-20% ở phụ nữ, 0-3% ở trẻ em).

– Rất hiếm trường hợp có phản ứng viêm hạch khu trú, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hay phản ứng phản vệ sau tiêm.

Một số lưu ý về chăm sóc sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Sau khi tiêm vắc-xin MMR, khách hàng cần ở lại theo dõi tại sau tiêm tối thiểu 30 phút để kịp thời xử trí nếu có hiện tượng phản vệ;

– Khi về nhà, khách hàng cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 -48 giờ đầu sau tiêm: tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da…;

– Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm;

Trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm vắc-xin, cha mẹ có thể xử trí như sau:

– Mặc thoáng mát cho trẻ, chườm mát để giảm nhiệt độ.

– Uống thêm nước hoặc điện giải, với trẻ còn bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.

– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng paracetamol, Ibuprofen… để hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng tính trên cân nặng của trẻ.

Trong trường hợp trẻ gặp các triệu chứng sau, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám loại trừ sốt do bệnh lý:

– Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

– Sốt kéo dài > 48 giờ hoặc sốt 1-2 ngày, hạ sốt sau đó lại sốt lại.

– Sốt kèm theo ho, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy, phát ban….

– Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái, quấy khóc liên tục, co giật, li bì, hôn mê…

Nên tiêm vaccine MMR ở đâu?

Trung tâm tiêm chủng – Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc-xin MMR II của Mỹ.

Tiêm vắc-xin tại Trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc-xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm.

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

– Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản theo tiêu chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

– Có ekip cấp cứu chuyên nghiệp, sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ sau tiêm, đảm bảo xử lý kịp thời, an toàn và hiệu quả.

– Phụ huynh sẽ được nhắn tin nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để được tư vấn về dịch vụ tiêm chủng tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc

Hotline: 0911 858 616 – 0949 416 006 – 0947 616 006

[CHI TIẾT TỪ A-Z] Về vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR, có khả năng phòng ngừa đồng thời 3 bệnh sởi, quai bị, rubella với hiệu quả lên tới 95%. Vậy lịch tiêm vắc-xin sởi – quai bị – rubella như thế nào và các phản ứng phụ sau tiêm là gì?

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR là gì?

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR là vắc-xin sống, giảm độc lực. Vắc-xin này được điều chế từ virus sởi chủng Edmonston, virus quai bị chủng Jeryl Lynn và virus rubella chủng Wistar RA 27/3 sống, giảm độc lực. Virus rubella được nuôi cấy trên nguyên bào sợi lưỡng bội ở phổi người (WI 38), còn virus sởi và quai bị được nuôi cấy trên tế bào phôi thai gà.

Vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella được đông khô màu trắng có ánh vàng và có nước hồi chỉnh kèm theo. Vắc-xin MMR được tiêm phòng tạo miễn dịch phòng đồng thời cho cả 3 bệnh là sởi, quai bị, rubella.

Đối tượng tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

Vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella được chỉ định cho khách hàng chưa được tiêm phòng sởi – quai bị – rubella hoặc không nhớ rõ tiền sử tiêm.

– Trẻ ≥ 12 tháng tuổi: Tiêm 2 liều 0.5 ml cách nhau 4 năm.

– Người lớn: Tiêm 1 liều 0.5ml duy nhất.

Khi có dịch sởi: Tiêm MMR cho trẻ từ 9 tháng tuổi hoặc từ 6-12 tháng tuổi tiêm vắc-xin sởi đơn MVVAC hay MMR, 6 tháng sau nhắc lại MMR (khoảng 15 tháng tuổi) và 4 năm sau (4-6 tuổi) mũi 2 nhắc lại mũi 3 (tổng 3 liều).

Khi tiếp xúc với người bị bệnh nên tiêm vắc-xin càng sớm càng tốt, trong vòng 72 giờ sau phơi nhiễm.

Vắc-xin MMR có thể được tiêm cùng với vắc-xin phòng viêm não Nhật Bản Imojev, DTP, TT, DT, Td, BCG và vắc-xin Polio, Haemophilus influenzae tuýp B, vắc-xin phòng sốt vàng, vắc-xin phòng viêm gan B.

Không tiêm vắc-xin MMR trong trường hợp nào?

Đối tượng không được tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Đã tiêm MMR theo lịch khuyến cáo;

– Đã có kháng thể IgG của sởi, quai bị, rubella;

– Đã mắc bệnh sởi, quai bị, rubella trước đây;

– Suy giảm miễn dịch, AIDS, số lượng tiểu cầu thấp.

Đối tượng cần hoãn tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Dị ứng nặng với lòng đỏ trứng gà (do vắc-xin nuôi cấy trên phôi gà);

– Phụ nữ tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR phải tránh mang thai tốt nhất 3 tháng sau khi tiêm hoặc tối thiểu là 1 tháng sau tiêm;

– Có tiền sử dị ứng với neomycin;

– Có bệnh lý cấp tính như sốt, viêm đường hô hấp…;

– Bệnh lao đang tiến triển chưa được điều trị hoặc người đang điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch;

– Người đang xạ trị, đang sử dụng corticosteroids liều cao ≥ 2mg/kg/ngày hoặc đã sử dụng Immunoglobulins chưa ngừng được 3 tháng;

– Người có rối loạn về máu, bệnh bạch cầu, u hạch bạch huyết, có khối u tân sinh ác tính ảnh hưởng tới tủy xương hoặc hệ bạch huyết;

– Người vừa tiêm vắc-xin sống giảm độc lực chưa được 1 tháng.

Cách dùng và liều dùng vắc-xin sởi – quai bị – rubella MMR

Vắc-xin MMR phải được pha với nước hồi chỉnh đi kèm, sử dụng bơm và kim tiêm vô trùng.

Chỉ sử dụng nước hồi chỉnh của vắc-xin MMR, không dùng nước hồi chỉnh của vắc-xin khác hoặc của vắc-xin phòng sởi – quai bị – rubella nhưng của nhà sản xuất khác. Việc sử dụng sai nước hồi chỉnh có thể gây ra nhiều phản ứng nghiêm trọng đối với người được tiêm.

Tiêm một liều đơn 0,5ml theo đường tiêm dưới da hoặc tiêm ở mặt trước bên đùi đối với trẻ nhỏ và có thể tiêm dưới da vùng bắp tay đối với trẻ lớn hơn hoặc người lớn.

Các phản ứng phụ khi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Đau nhức ở vùng tiêm trong vòng 24 giờ sau tiêm. Có khoảng 5 – 15% người được tiêm có thể sốt nhẹ kéo dài 1 – 2 ngày.

– Phát ban đỏ dạng sởi, có thể lan tỏa 5 – 12 ngày sau tiêm (có khoảng 2% người tiêm gặp phải)

Hầu hết các trường hợp trên thường tự khỏi sau 2 – 3 ngày mà không cần can thiệp y tế.

– Viêm tuyến nước bọt mang tai, buồn nôn, tiêu chảy, viêm mào tinh hoàn, viêm tinh hoàn, đau khớp, viêm khớp, viêm đa dây thần kinh, viêm não tủy cấp tính lan tỏa (các phản ứng phụ này thường hiếm gặp).

– Viêm não, bệnh não (chiếm tỉ lệ 1/3 triệu liều vắc-xin MMR).

– Đau khớp và viêm khớp trong thời gian ngắn (tỉ lệ 12-20% ở phụ nữ, 0-3% ở trẻ em).

– Rất hiếm trường hợp có phản ứng viêm hạch khu trú, giảm tiểu cầu, ban xuất huyết hay phản ứng phản vệ sau tiêm.

Một số lưu ý về chăm sóc sau khi tiêm vắc-xin phòng bệnh sởi – quai bị – rubella MMR

– Sau khi tiêm vắc-xin MMR, khách hàng cần ở lại theo dõi tại sau tiêm tối thiểu 30 phút để kịp thời xử trí nếu có hiện tượng phản vệ;

– Khi về nhà, khách hàng cần tiếp tục theo dõi trẻ trong vòng 24 -48 giờ đầu sau tiêm: tinh thần, ăn, ngủ, nhiệt độ cơ thể, nhịp thở, ban đỏ trên da…;

– Không chạm, đè vào chỗ tiêm, không chườm nóng, lạnh, đắp lá thuốc vào vị trí tiêm;

Trường hợp trẻ bị sốt sau tiêm vắc-xin, cha mẹ có thể xử trí như sau:

– Mặc thoáng mát cho trẻ, chườm mát để giảm nhiệt độ.

– Uống thêm nước hoặc điện giải, với trẻ còn bú mẹ thì cho bú nhiều hơn.

– Nếu trẻ sốt trên 38,5 độ C có thể dùng paracetamol, Ibuprofen… để hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ về liều dùng tính trên cân nặng của trẻ.

Trong trường hợp trẻ gặp các triệu chứng sau, cha mẹ hãy đưa con đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám loại trừ sốt do bệnh lý:

– Sốt cao trên 38,5 độ C và không đáp ứng với thuốc hạ sốt.

– Sốt kéo dài > 48 giờ hoặc sốt 1-2 ngày, hạ sốt sau đó lại sốt lại.

– Sốt kèm theo ho, hắt hơi, chảy nước mũi, tiêu chảy, phát ban….

– Trẻ bỏ ăn, thở nhanh, khó thở, tím tái, quấy khóc liên tục, co giật, li bì, hôn mê…

Nên tiêm vaccine MMR ở đâu?

Trung tâm tiêm chủng – Bệnh viện Hồng Ngọc cung cấp dịch vụ tiêm chủng với nhiều loại vắc-xin đa dạng dành cho các đối tượng khác nhau như: trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai. Trong đó có vắc-xin MMR II của Mỹ.

Tiêm vắc-xin tại Trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc, khách hàng sẽ được trải nghiệm những ưu điểm vượt trội về chất lượng dịch vụ:

– Trẻ sẽ được khám sàng lọc đầy đủ trước khi tiêm. Phụ huynh sẽ được tư vấn chi tiết về phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng đới với từng loại vắc-xin nhằm đảm bảo hiệu quả và an toàn nhất cho trẻ.

– Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, thấu hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm.

– 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.

– Phòng tiêm chủng sạch sẽ, có khu chơi cho trẻ em giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.

– Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản theo tiêu chuẩn GSP, đảm bảo chất lượng tốt nhất.

– Có ekip cấp cứu chuyên nghiệp, sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng để xử trí các trường hợp sốc phản vệ sau tiêm, đảm bảo xử lý kịp thời, an toàn và hiệu quả.

– Phụ huynh sẽ được nhắn tin nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để được tư vấn về dịch vụ tiêm chủng tại Bệnh viện Hồng Ngọc, khách hàng vui lòng liên hệ theo thông tin bên dưới:

THÔNG TIN LIÊN HỆ

Trung tâm tiêm chủng Hồng Ngọc

Hotline: 0911 858 616 – 0949 416 006 – 0947 616 006