Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bị vàng da có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?
Vàng da trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp, chiếm 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Đây là tình trạng da bé bị vàng ở các phần của cơ thể như vùng mặt, ngực, mắt (bao gồm cả kết mạc và củng mạc-lòng trắng mắt), bụng, cánh tay, chân,…
Trẻ sơ sinh bị vàng da thường khỏe mạnh nhưng đôi khi đi kèm một số bệnh lý… Thông thường, các biểu hiện vàng da của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện sau 1-2 ngày sau sinh và có thể nhận thấy bằng mắt thường. (1)
Nguyên nhân vì sao bé sơ sinh bị vàng da?
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi sự tích tụ bilirubin trong máu. Đây là một chất có màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan là cơ quan có chức năng loại bỏ bilirubin bằng cách di chuyển chúng vào ruột rồi tống ra ngoài. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thể loại bỏ bilirubin một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin gây vàng da. (2)
Trong một số trường hợp, trẻ bị có thể bị vàng da do bệnh lý bao gồm:
Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
Tế bào hồng cầu bất thường: có quá nhiều hồng cầu, hồng cầu hình lưỡi liềm,…
Bệnh lý về gan: viêm gan, xơ nang,…
Thiếu men G6PD.
Xuất huyết bất thường bên trong cơ thể, xuất hiện các vết bầm tím trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Nhóm máu không tương thích với mẹ như bất đồng nhóm máu ABO, Rh.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh như:
Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Trẻ bú kém, không cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể.
Trẻ có nguồn gốc từ các dân tộc Đông Á hoặc Địa Trung Hải…
Các loại vàng da ở bé sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm hai loại chính:
1. Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không gây nguy hiểm và thường sẽ tự hết sau 2 tuần. Trẻ chỉ bị vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, phần bụng phía trên rốn và không có các triệu chứng nguy hiểm như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú,…
Trẻ bị vàng da sinh lý có chỉ số bilirubin không quá ngưỡng phải can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không quá 3mg%/24 giờ.
2. Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, cần được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính do tăng bilirubin và vàng da nhân. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ vàng da ở vùng mặt, mắt mà còn lan ra nhiều khu vực khác của cơ thể như cánh tay, bụng, chân và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, khóc liên tục, bỏ bú, phân bạc màu,…
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Thông thường, trẻ sinh đủ tháng bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 7 ngày; trẻ sinh non bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bilirubin và khả năng hoạt động của gan trẻ.
Nếu tình trạng vàng da của trẻ đã kéo dài 2 tuần nhưng không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm vì rất có thể trẻ bị vàng da bệnh lý.
Điều trị trẻ bị vàng da sơ sinh
Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ biện pháp y tế hỗ trợ nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da ở trẻ không có dấu hiệu giảm nhẹ trong 2-3 tuần và có các biểu hiện bất thường hay trẻ bị nghi ngờ vàng da bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị. Một số phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng: (3)
Chiếu đèn: Đây là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả và an toàn nhất. Ánh sáng từ đèn chiếu sẽ chuyển các bilirubin tự do thành các bilirubin tan trong nước và đào thải chúng ra ngoài qua đường nước tiểu và đường phân. Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ được đặt dưới ánh đèn trong tình trạng chỉ mặc tã và được che mắt cẩn thận. Trẻ có thể được đặt trên một chiếc chăn đèn sợi quang thay thế đèn chiếu hoặc phối hợp trong quá trình trị liệu với đèn chiếu phía trên nếu vàng da nhiều cần chiếu đèn tích cực.
Thay-truyền máu: Đối với các trường hợp trẻ bị vàng da nghiêm trọng, lan nhanh sang lòng bàn tay, bàn chân dưới 1 tuần tuổi và có các biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc chỉ số bilirubin trong máu tăng cao, trên 20mg% kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, bỏ bú. Phương pháp này sẽ giúp trẻ loại bỏ bilirubin bằng cách thay thế máu của bé bằng một lượng nhỏ máu tươi khác (máu truyền đổi).
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIg): Phương pháp này được thực hiện khi trẻ có tình trạng tán huyết miễn dịch do bất đồng nhóm máu với mẹ gây vàng da nặng. Bằng cách tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch, cơ thể bé có thể ngăn chặn các kháng thể tấn công hồng cầu, từ đó điều trị chứng vàng da cho trẻ, giảm nguy cơ phải truyền máu cho bé.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da mau khỏi bệnh
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tính trạng vàng da cho bé, giúp bé nhanh khỏi bệnh:
Đảm bảo nguồn sữa chứa đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ có đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nên cho trẻ bú từ 8 đến 12 cữ bú trong tuần đầu tiên và không cần cho trẻ dùng thêm sữa công thức hay nước lọc.
Nên cho trẻ bú khi trẻ đói và nếu trẻ đang ngủ, mẹ vẫn nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú đúng cữ.
Nếu mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe nên không thể cho con bú sữa mẹ hay mẹ chưa có sữa, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn loại sữa và liều lượng phù hợp với trẻ để đảm vào cung cấp đủ chất cho trẻ.
Giữ ấm và vệ sinh cho trẻ cẩn thận, nhất là vùng rốn.
Tránh cho trẻ nằm trong phòng tối liên tục.
Theo dõi màu da và cho bé đến bệnh viện để được điều trị nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng…
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:
Qua những chia sẻ về vấn đề “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, hy vọng bố mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ kiêm tra các dấu hiệu vàng da sau sinh, trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất hiện để có thể phát hiện sớm các nguy cơ, biểu hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho trẻ.
Giản Đơn
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? 1 tuần hay 1 tháng?
Đa số các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh thường không gây nguy hiểm và sẽ tự biến mất sau vài tuần. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trẻ bị vàng da có thể gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị kịp thời. Vậy vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh bị vàng da?
Vàng da trẻ sơ sinh là bệnh gì?
Vàng da sơ sinh là hiện tượng thường gặp, chiếm 60% trẻ sinh đủ tháng và 80% trẻ sinh non trước 37 tuần tuổi. Đây là tình trạng da bé bị vàng ở các phần của cơ thể như vùng mặt, ngực, mắt (bao gồm cả kết mạc và củng mạc-lòng trắng mắt), bụng, cánh tay, chân,…
Trẻ sơ sinh bị vàng da thường khỏe mạnh nhưng đôi khi đi kèm một số bệnh lý… Thông thường, các biểu hiện vàng da của trẻ sơ sinh sẽ xuất hiện sau 1-2 ngày sau sinh và có thể nhận thấy bằng mắt thường. (1)
Nguyên nhân vì sao bé sơ sinh bị vàng da?
Tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh được gây ra bởi sự tích tụ bilirubin trong máu. Đây là một chất có màu vàng được tạo ra khi tế bào hồng cầu bị phá vỡ. Gan là cơ quan có chức năng loại bỏ bilirubin bằng cách di chuyển chúng vào ruột rồi tống ra ngoài. Tuy nhiên, gan của trẻ sơ sinh còn non yếu nên chưa thể loại bỏ bilirubin một cách nhanh chóng dẫn đến tình trạng tích tụ bilirubin gây vàng da. (2)
Trong một số trường hợp, trẻ bị có thể bị vàng da do bệnh lý bao gồm:
Trẻ bị nhiễm trùng, nhiễm trùng huyết.
Tế bào hồng cầu bất thường: có quá nhiều hồng cầu, hồng cầu hình lưỡi liềm,…
Bệnh lý về gan: viêm gan, xơ nang,…
Thiếu men G6PD.
Xuất huyết bất thường bên trong cơ thể, xuất hiện các vết bầm tím trong quá trình chuyển dạ, sinh nở.
Nhóm máu không tương thích với mẹ như bất đồng nhóm máu ABO, Rh.
Bên cạnh đó, một số yếu tố nguy cơ làm tăng nguy cơ vàng da ở trẻ sơ sinh như:
Trẻ sinh non trước tuần thứ 37 của thai kỳ.
Trẻ bú kém, không cung cấp đủ dưỡng chất và nước cho cơ thể.
Trẻ có nguồn gốc từ các dân tộc Đông Á hoặc Địa Trung Hải…
Các loại vàng da ở bé sơ sinh
Vàng da ở trẻ sơ sinh được chia làm hai loại chính:
1. Vàng da sinh lý
Vàng da sinh lý là một hiện tượng thường gặp ở trẻ em, không gây nguy hiểm và thường sẽ tự hết sau 2 tuần. Trẻ chỉ bị vàng da ở vùng mặt, cổ, ngực, phần bụng phía trên rốn và không có các triệu chứng nguy hiểm như gan lách to, thiếu máu, bỏ bú,…
Trẻ bị vàng da sinh lý có chỉ số bilirubin không quá ngưỡng phải can thiệp điều trị. Đồng thời, tốc độ tăng bilirubin không quá 3mg%/24 giờ.
2. Vàng da bệnh lý
Vàng da bệnh lý là một tình trạng nguy hiểm, cần được bác sĩ kiểm tra và có phương pháp điều trị sớm để tránh các biến chứng nguy hiểm như bệnh não cấp tính do tăng bilirubin và vàng da nhân. Trẻ bị vàng da bệnh lý không chỉ vàng da ở vùng mặt, mắt mà còn lan ra nhiều khu vực khác của cơ thể như cánh tay, bụng, chân và có thể kèm theo các triệu chứng như nôn trớ, sốt cao, khóc liên tục, bỏ bú, phân bạc màu,…
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?
Thông thường, trẻ sinh đủ tháng bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 7 ngày; trẻ sinh non bị vàng da sinh lý sẽ khỏi sau 2 tuần. Tuy nhiên, thời gian này có thể thay đổi tùy thuộc vào mức độ bilirubin và khả năng hoạt động của gan trẻ.
Nếu tình trạng vàng da của trẻ đã kéo dài 2 tuần nhưng không có dấu hiệu cải thiện, mẹ cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và hỗ trợ điều trị sớm vì rất có thể trẻ bị vàng da bệnh lý.
Điều trị trẻ bị vàng da sơ sinh
Hầu hết các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ biện pháp y tế hỗ trợ nào. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da ở trẻ không có dấu hiệu giảm nhẹ trong 2-3 tuần và có các biểu hiện bất thường hay trẻ bị nghi ngờ vàng da bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được hỗ trợ điều trị. Một số phương pháp điều trị vàng da cho trẻ sơ sinh thường được sử dụng: (3)
Chiếu đèn: Đây là phương pháp điều trị được sử dụng rộng rãi, có hiệu quả và an toàn nhất. Ánh sáng từ đèn chiếu sẽ chuyển các bilirubin tự do thành các bilirubin tan trong nước và đào thải chúng ra ngoài qua đường nước tiểu và đường phân. Khi thực hiện phương pháp này, trẻ sẽ được đặt dưới ánh đèn trong tình trạng chỉ mặc tã và được che mắt cẩn thận. Trẻ có thể được đặt trên một chiếc chăn đèn sợi quang thay thế đèn chiếu hoặc phối hợp trong quá trình trị liệu với đèn chiếu phía trên nếu vàng da nhiều cần chiếu đèn tích cực.
Thay-truyền máu: Đối với các trường hợp trẻ bị vàng da nghiêm trọng, lan nhanh sang lòng bàn tay, bàn chân dưới 1 tuần tuổi và có các biểu hiện ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc chỉ số bilirubin trong máu tăng cao, trên 20mg% kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, bỏ bú. Phương pháp này sẽ giúp trẻ loại bỏ bilirubin bằng cách thay thế máu của bé bằng một lượng nhỏ máu tươi khác (máu truyền đổi).
Globulin miễn dịch tiêm tĩnh mạch (IVIg): Phương pháp này được thực hiện khi trẻ có tình trạng tán huyết miễn dịch do bất đồng nhóm máu với mẹ gây vàng da nặng. Bằng cách tiêm immunoglobulin vào tĩnh mạch, cơ thể bé có thể ngăn chặn các kháng thể tấn công hồng cầu, từ đó điều trị chứng vàng da cho trẻ, giảm nguy cơ phải truyền máu cho bé.
Cách chăm sóc trẻ sơ sinh bị vàng da mau khỏi bệnh
Đối với trẻ sơ sinh bị vàng da, mẹ có thể thực hiện một số biện pháp sau để cải thiện tính trạng vàng da cho bé, giúp bé nhanh khỏi bệnh:
Đảm bảo nguồn sữa chứa đủ các dưỡng chất cần thiết cho trẻ.
Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn, mẹ nên tăng cữ bú cho trẻ để đảm bảo cơ thể trẻ có đủ lượng nước cần thiết. Mẹ nên cho trẻ bú từ 8 đến 12 cữ bú trong tuần đầu tiên và không cần cho trẻ dùng thêm sữa công thức hay nước lọc.
Nên cho trẻ bú khi trẻ đói và nếu trẻ đang ngủ, mẹ vẫn nên đánh thức trẻ dậy để cho trẻ bú đúng cữ.
Nếu mẹ gặp một số vấn đề về sức khỏe nên không thể cho con bú sữa mẹ hay mẹ chưa có sữa, mẹ có thể cho trẻ uống sữa công thức. Tuy nhiên, mẹ nên gặp bác sĩ để được tư vấn loại sữa và liều lượng phù hợp với trẻ để đảm vào cung cấp đủ chất cho trẻ.
Giữ ấm và vệ sinh cho trẻ cẩn thận, nhất là vùng rốn.
Tránh cho trẻ nằm trong phòng tối liên tục.
Theo dõi màu da và cho bé đến bệnh viện để được điều trị nếu trẻ có các dấu hiệu bệnh nặng…
Để biết thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh và những vấn đề sức khỏe khác của trẻ, bạn có thể liên hệ Trung tâm sơ sinh, BVĐK Tâm Anh theo địa chỉ:
Qua những chia sẻ về vấn đề “Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?”, hy vọng bố mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích về tình trạng vàng da ở trẻ sơ sinh. Bên cạnh đó, bố mẹ nên cho trẻ kiêm tra các dấu hiệu vàng da sau sinh, trước khi xuất viện và vài ngày sau khi xuất hiện để có thể phát hiện sớm các nguy cơ, biểu hiện và có phương pháp điều trị phù hợp, an toàn cho trẻ.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi