Ngày 19 tháng 3. 2017. Identity crisis.
Tên mình là Hải Anh. Gọi ngắn là Anh. Gọi dài là Hải Anh. Gọi tắt là Hải. Biệt danh tự đặt là Hải Béo. Người Việt hay gọi Hải Anh, người ngoài chỉ Anh thôi. Phát âm tiếng Việt là Anh. Phát âm tiêng Anh thì gần gần như Ein. Phát âm biến tấu là An, Anne, En, Eng, vân vân. Tên chỉ có 1 âm tiết, tuyệt đối không có đế thêm âm nào đằng sau như Anna Anney Anie gì hết. Tên dịch tiếng Trung là Hǎi Yīng, viêt 海英, dịch nghĩa là anh hoa biển cả, tiếng Anh là the quintessence of the sea.
Nói mỗi cái tên thì chẳng có gì hay, thôi thì mình kể chuyện.
Ngày xưa mình rất ghét tên mình. Tên Hải Anh nghe con trai quá. Thật ra thì Hải Anh là tên trung tính, nam hay nữ đều được. Nhưng mà Hải nghe rất con trai, mà mình thì là con gái. Mình thích cái gì phải mềm mại dễ vỡ một chút, như Ly hay Yến ấy. Thế mà sau này lại yêu nó chính vì cái lý do này. Lớn dần, quen dần thì thành ra vừa thương vừa yêu. Cái tên nó thể hiện cái mình, ai hỏi mày là ai thì lúc nào cũng phải giới thiệu tên là Hải Anh trước đã.
Mãi đến lúc bước chân ra khỏi đất Việt rồi mình mới thấy cái tên nó thân thương sao. Người nước ngoài chỉ gọi mình là Anh thôi. Hồi đầu mình thấy nghe vậy vừa kì vừa buồn cười, nghe dần rồi quen. Đến khi đột nhiên có người viết email, ghi Dear Hai Anh, mình thấy thân thương ghê gớm. Thật ra mình thích được gọi là Hải Anh hơn. Anh ngắn quá, lạ quá, cứ như không phải Hải Anh nữa.
Có người hỏi đi nước ngoài mình có lấy tên tiếng Anh không. Mình cũng nghĩ mãi, nhưng mình quyết định là không. Tên Anh vừa ngắn vừa dễ phát âm, lấy tên nước ngoài làm gì. Đi rồi mới biết tên Anh chả dễ phát âm tí nào. Mỗi người biến tấu một chút, gặp nhau thì tranh luận xem tên mình là En hay An. Nhưng mà lúc đấy mình đã quyết mình chẳng đủ sức lấy một cái đên mới, tạo một cái danh tính mới. Mình chỉ là Hải Anh thôi. Đơn giản, Việt Nam. Đầu năm đi học đại học gặp mặt các bạn, phá băng các bạn hỏi nếu được chọn tên cho mình thì mình chọn tên gì, mình nói luôn mình vẫn sẽ làm Anh.
Tên là một thứ rất quan trọng. Nó là cái danh tính, cái “cá tính” của mỗi người. Những sách dạy kỹ năng giao tiếp đều bảo gọi tên người khác là cách nhanh nhất để kéo gần khoảng cách người lạ. Lúc giới thiệu, ai chẳng giới thiệu tên mình trước.
Tên thì có gì hay?
Tên mình biểu hiện dân tộc mình. Trong trên dưới 200 đất nước, chỉ có Việt Nam là có tên Anh. Người Mỹ hay viết sai thành Ahn, nhưng Ahn tên Hàn Quốc.
Tên mình có ý nghĩa. Nhiều người nước ngoài đặt tên thường không để ý nghĩa của tên. Người Mỹ còn thích biến tấu cách viết cho đặc biệt hơn, mặc dù các đọc thì y hệt nhau. Tên Việt mình có nghĩa cả. Mình thích giới thiệu nghĩa tên của mình cho người nước ngoài. Cái nghĩa ấy làm nên cả con người mình bây giờ.
Tên Anh phổ biến thứ tám những tên đầu phổ biến nhất. Còn họ Nguyễn thì nghe phong phanh trên một trang báo là họ của 40% dân số Việt Nam. Độ đáng tin cậy của hai nguồn tin này thì chưa được xác nhận, nhưng phải công nhận tên Anh họ Nguyễn phổ biến thật. Nhớ có lần anh trai mình giới thiệu hai anh em cho một nhóm người nước ngoài, mở đầu tên cháu là Anh, đây là em cháu, cũng tên là Anh. Một cái tên bình thường nhưng mà rất đặc biệt. Trường đại học mình có bạn cùng họ tên Hiệp, các bạn hỏi chúng mình có họ hàng gì không, mình toàn bảo ừ họ hàng xa. Nó là chi xa xa bên kia; bố của ông nó là anh họ của ông mình. Ai cũng tưởng thật.
Mình viết nhiều nhiều dài dài thế này, chỉ là muốn nói mình nghĩa cái tên quý giá lắm. Không có cái tên này, mình chẳng biết mình là ai. Nhiều lần mình chỉ muốn bật khóc giữa dòng người lạ đất khách rồi ngậm ngùi nhìn cái tên để tự nhớ xem mình là ai, từ đâu đến, đến làm gì, tại sao mình khác biệt.
Mình nhớ có lần đọc bài viết của người anh Trung Quốc tên là Ping, kể anh ý tường lấy đủ thứ tên tiếng anh từ James đến William, nhưng cuối cùng vẫn chọn lấy tên Ping. Nhưng cái tên nước ngoài xa lạ như một danh tính thứ hai, một con người khác hẳn, sống để thỏa mãn hài lòng kẻ khác. Có lẽ không phải ai cũng đắp lên một danh tính khác để làm hài lòng người khác. Bản thân mình từng rất thích tự lấy một danh tính, làm một con người khác, ít hối tiếc hơn con người cũ. Nhưng mình thật sự cảm thấy đồng cảm với bài viết. Đối mặt với người lạ, mình phải tự tìm về những giá trị đã định nghĩa con người mình để mà không cảm thấy chơi vơi thất lạc. Mình thà nghe tên mình phát âm sai, còn hơn nghe một cái danh tính xa lạ. Cảm giác về danh tính này chỉ là ảo giác thôi, nhưng không có nó, mình không rõ cái “mình” sẽ trôi đi đâu mất.
Mình là Anh. Mình là người Việt. Mình có tóc đen, mắt đen, da ngăm vàng. Mình là người châu Á. Mình thích ăn cơm và thích mùi nước mắm. Mình sợ bị phủ nhận. Mình luôn muốn học tất cả mọi thứ. Mình trân trọng tri thức và tình cảm. Mình thường thích ở một chỗ lâu lâu một chút, hơn nửa năm đến một năm trở lên. Mình thích bước chầm chậm và nhấm vị thời gian trôi. Mình muốn nhìn thấy thế giới. Mình là Hải Anh.
Ngày 19 tháng 3. 2017. Identity crisis.
Tên mình là Hải Anh. Gọi ngắn là Anh. Gọi dài là Hải Anh. Gọi tắt là Hải. Biệt danh tự đặt là Hải Béo. Người Việt hay gọi Hải Anh, người ngoài chỉ Anh thôi. Phát âm tiếng Việt là Anh. Phát âm tiêng Anh thì gần gần như Ein. Phát âm biến tấu là An, Anne, En, Eng, vân vân. Tên chỉ có 1 âm tiết, tuyệt đối không có đế thêm âm nào đằng sau như Anna Anney Anie gì hết. Tên dịch tiếng Trung là Hǎi Yīng, viêt 海英, dịch nghĩa là anh hoa biển cả, tiếng Anh là the quintessence of the sea.
Nói mỗi cái tên thì chẳng có gì hay, thôi thì mình kể chuyện.
Ngày xưa mình rất ghét tên mình. Tên Hải Anh nghe con trai quá. Thật ra thì Hải Anh là tên trung tính, nam hay nữ đều được. Nhưng mà Hải nghe rất con trai, mà mình thì là con gái. Mình thích cái gì phải mềm mại dễ vỡ một chút, như Ly hay Yến ấy. Thế mà sau này lại yêu nó chính vì cái lý do này. Lớn dần, quen dần thì thành ra vừa thương vừa yêu. Cái tên nó thể hiện cái mình, ai hỏi mày là ai thì lúc nào cũng phải giới thiệu tên là Hải Anh trước đã.
Mãi đến lúc bước chân ra khỏi đất Việt rồi mình mới thấy cái tên nó thân thương sao. Người nước ngoài chỉ gọi mình là Anh thôi. Hồi đầu mình thấy nghe vậy vừa kì vừa buồn cười, nghe dần rồi quen. Đến khi đột nhiên có người viết email, ghi Dear Hai Anh, mình thấy thân thương ghê gớm. Thật ra mình thích được gọi là Hải Anh hơn. Anh ngắn quá, lạ quá, cứ như không phải Hải Anh nữa.
Có người hỏi đi nước ngoài mình có lấy tên tiếng Anh không. Mình cũng nghĩ mãi, nhưng mình quyết định là không. Tên Anh vừa ngắn vừa dễ phát âm, lấy tên nước ngoài làm gì. Đi rồi mới biết tên Anh chả dễ phát âm tí nào. Mỗi người biến tấu một chút, gặp nhau thì tranh luận xem tên mình là En hay An. Nhưng mà lúc đấy mình đã quyết mình chẳng đủ sức lấy một cái đên mới, tạo một cái danh tính mới. Mình chỉ là Hải Anh thôi. Đơn giản, Việt Nam. Đầu năm đi học đại học gặp mặt các bạn, phá băng các bạn hỏi nếu được chọn tên cho mình thì mình chọn tên gì, mình nói luôn mình vẫn sẽ làm Anh.
Tên là một thứ rất quan trọng. Nó là cái danh tính, cái “cá tính” của mỗi người. Những sách dạy kỹ năng giao tiếp đều bảo gọi tên người khác là cách nhanh nhất để kéo gần khoảng cách người lạ. Lúc giới thiệu, ai chẳng giới thiệu tên mình trước.
Tên thì có gì hay?
Tên mình biểu hiện dân tộc mình. Trong trên dưới 200 đất nước, chỉ có Việt Nam là có tên Anh. Người Mỹ hay viết sai thành Ahn, nhưng Ahn tên Hàn Quốc.
Tên mình có ý nghĩa. Nhiều người nước ngoài đặt tên thường không để ý nghĩa của tên. Người Mỹ còn thích biến tấu cách viết cho đặc biệt hơn, mặc dù các đọc thì y hệt nhau. Tên Việt mình có nghĩa cả. Mình thích giới thiệu nghĩa tên của mình cho người nước ngoài. Cái nghĩa ấy làm nên cả con người mình bây giờ.
Tên Anh phổ biến thứ tám những tên đầu phổ biến nhất. Còn họ Nguyễn thì nghe phong phanh trên một trang báo là họ của 40% dân số Việt Nam. Độ đáng tin cậy của hai nguồn tin này thì chưa được xác nhận, nhưng phải công nhận tên Anh họ Nguyễn phổ biến thật. Nhớ có lần anh trai mình giới thiệu hai anh em cho một nhóm người nước ngoài, mở đầu tên cháu là Anh, đây là em cháu, cũng tên là Anh. Một cái tên bình thường nhưng mà rất đặc biệt. Trường đại học mình có bạn cùng họ tên Hiệp, các bạn hỏi chúng mình có họ hàng gì không, mình toàn bảo ừ họ hàng xa. Nó là chi xa xa bên kia; bố của ông nó là anh họ của ông mình. Ai cũng tưởng thật.
Mình viết nhiều nhiều dài dài thế này, chỉ là muốn nói mình nghĩa cái tên quý giá lắm. Không có cái tên này, mình chẳng biết mình là ai. Nhiều lần mình chỉ muốn bật khóc giữa dòng người lạ đất khách rồi ngậm ngùi nhìn cái tên để tự nhớ xem mình là ai, từ đâu đến, đến làm gì, tại sao mình khác biệt.
Mình nhớ có lần đọc bài viết của người anh Trung Quốc tên là Ping, kể anh ý tường lấy đủ thứ tên tiếng anh từ James đến William, nhưng cuối cùng vẫn chọn lấy tên Ping. Nhưng cái tên nước ngoài xa lạ như một danh tính thứ hai, một con người khác hẳn, sống để thỏa mãn hài lòng kẻ khác. Có lẽ không phải ai cũng đắp lên một danh tính khác để làm hài lòng người khác. Bản thân mình từng rất thích tự lấy một danh tính, làm một con người khác, ít hối tiếc hơn con người cũ. Nhưng mình thật sự cảm thấy đồng cảm với bài viết. Đối mặt với người lạ, mình phải tự tìm về những giá trị đã định nghĩa con người mình để mà không cảm thấy chơi vơi thất lạc. Mình thà nghe tên mình phát âm sai, còn hơn nghe một cái danh tính xa lạ. Cảm giác về danh tính này chỉ là ảo giác thôi, nhưng không có nó, mình không rõ cái “mình” sẽ trôi đi đâu mất.
Mình là Anh. Mình là người Việt. Mình có tóc đen, mắt đen, da ngăm vàng. Mình là người châu Á. Mình thích ăn cơm và thích mùi nước mắm. Mình sợ bị phủ nhận. Mình luôn muốn học tất cả mọi thứ. Mình trân trọng tri thức và tình cảm. Mình thường thích ở một chỗ lâu lâu một chút, hơn nửa năm đến một năm trở lên. Mình thích bước chầm chậm và nhấm vị thời gian trôi. Mình muốn nhìn thấy thế giới. Mình là Hải Anh.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi