Độ cận thị được xác định nhờ vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Mắt sẽ nhìn thấy rõ khi hình ảnh nằm trong giới hạn của 2 điểm này. Người không bị cận sẽ có điểm cực viễn là vô cực. Do đó, người bị cận sẽ đeo kính để điều chỉnh điểm cực viễn này về vô cực như người bình thường.
Sự tương quan giữa độ cận dựa và điểm cực viễn như sau:
Điểm cực viễn 2m tương đương với mức cận khoảng -1 đi-ốp.
Điểm cực viễn 1m mức độ cận khoảng -1.5 đi-ốp.
Điểm cực viễn 0.5m mức độ cận thị khoảng -2 đi-ốp.
Dựa vào đó, các bác sĩ nhãn khoa sẽ nắm được mức độ cận thị, tình trạng sức khỏe mắt của bệnh nhân và đưa ra những hướng điều trị, chăm sóc mắt tốt nhất.
1.1 Công thức tính độ cận khi đo tại nhà
Đây là cách tính độ cận dùng khi áp dụng cách đo độ cận tại nhà. Công thức tính độ cận như sau:
Độ cận = 100/ khoảng cách (cm)
Ví dụ: Khoảng cách nhìn rõ là 40 cm, thì độ cận = 100/40 = 2.5 độ.
1.2 Cách quy đổi độ cận
Thị lực 10/10, 5/10, 3/10 hay 4/10 là bao nhiêu độ? Đây là cách ghi kết quả khi tiến hành đo thị lực bằng bảng chữ cái. Nó cho biết bạn có thể đọc được bao nhiêu hàng trên tổng số 10 hàng.
Ví dụ: Khi đo độ cận thị bằng bảng chữ cái, bạn đọc được 5 hàng, thị lực là 5/10; đọc được 1 hàng thì thị lực sẽ là 1/10.
Mức độ cận thị sẽ có sự tương ứng với một khoảng thị lực, cụ thể:
Thị lực 6 – 7/10: Độ cận khoảng -0.5 đi-ốp
Thị lực 4 – 5/10: Độ cận khoảng -1 đi-ốp
Thị lực 1/10: Độ cận từ -1.5 đến -2 đi-ốp
Thị lực dưới 1/10: Cận trên -2.25 đi-ốp
Thị lực 1/10, 4/10, 7/10,… không cho biết chính xác bạn bị cận bao nhiêu độ. Tuy nhiên nó có quan hệ mật thiết với độ cận. Người bị cận độ càng cao thì thị lực càng giảm, các số trên cũng nhỏ dần.
Các cách tính độ trên đây chỉ ở mức tương đối chứ không chính xác 100%. Do đó, khi mắt có biểu hiện bất thường bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra chi tiết và cho kết quả chính xác nhất.
1.3 Phân loại mức độ cận thị
Muốn phân loại mức độ cận thị cần phải dựa vào số độ (đi-ốp) được xác định bằng máy đo chuyên dụng. Tùy vào mức độ cận thị nặng hay nhẹ, bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị hợp lý nhất. Dưới đây là phân loại mức độ cận thị chi tiết:
Cận thị giả (cận thị tạm thời): Số đo bằng 0 đi-ốp. Mắt có thị lực bình thường nhưng do phải làm việc quá tải nên bị mờ. Chỉ cần người bệnh để cho mắt nghỉ ngơi vài ngày, mọi thứ sẽ được khắc phục.
Cận thị nhẹ: Với số đo từ 0.25 đến 3 đi-ốp.
Cận thị vừa: Số đo từ 3.25 đến 6 đi-ốp.
Cận thị nặng: Số đo từ 6.25 đến 10.0 đi-ốp.
Cận thị cực đoan: Với số đo từ 10.25 đi-ốp trở lên sẽ bị xếp vào cận thị cực đoan, đây là mức độ cận thị nặng nhất.
Công thức tính độ cận thị của người Nhật cũng áp dụng như những phương pháp tính chuẩn thông thường. Tuy nhiên, việc kiểm tra thị lực tại Nhật lại có một số điểm khác biệt, cụ thể:
Thị lực của mắt được quy định trong khoảng từ 0 đến 2.0
Mắt từ 0.7 trở lên được tính là bình thường, thị lực tốt, không cần đeo kính. Mắt từ 0.7 trở xuống là thị lực yếu, cần phải đeo kính.
2. Cách đo độ cận phổ biến hiện nay
Máy đo chuyên nghiệp: Cách đo độ cận này chỉ có thể áp dụng tại các phòng khám, bệnh viện và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Đây là cách đem lại kết quả chính xác nhất.
Bảng chữ cái cận thị: Gồm bảng Landolt (bảng C), Snellen, Armaignac (bảng E), bảng hình, bảng Parinaud và bảng đo thị lực dạng thẻ. Đây là cách kiểm tra mắt được sử dụng phổ biến nhất.
Đo bằng app online: Đây là cách làm tiện lợi nhất, giúp hỗ trợ đánh giá nhiều loại tật khúc xạ. Một số app đo phổ biến như: Prescription Check, iCare Eye Test, Eye Care Plus, Eye exam,…
Đo độ cận tại nhà: Có thể sử dụng các vật dụng cơ bản để xác định được điểm nhìn cực cận và cực viễn của người bệnh. Kết quả đo có độ chính xác không cao.
Trong 4 cách trên, đo thị lực bằng app, bảng chữ cái và đo độ cận bằng dụng cụ đơn giản là những cách dễ thực hiện nhất ngay tại nhà. Tuy nhiên các phương pháp này không cho ra kết quả chính xác nhất, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra nếu phát hiện mắt điều gì bất thường.
2.1 Hướng dẫn đo độ cận tại nhà bằng dụng cụ đơn giản
Nếu không muốn dùng app đo độ cận và không có sẵn bảng chữ cái đo độ cận thị tại nhà, bạn có thể tự kiểm tra mắt bằng cách làm sau:
Chuẩn bị: 1 cây thước có chia cm; 1 sợi dây màu trắng có độ dài từ 105cm đến 110cm; 2 cây bút với hai màu mực khác nhau; 1 bìa giấy cứng có in chữ không dấu, phông chữ Times New Roman, in đậm, cỡ chữ 14.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Người cần đo độ ngồi thẳng lưng trên ghế, tư thế thoải mái, dùng tay che kín mắt trái để tiến hành đo mắt phải trước. Tay còn lại cầm đầu của một sợi dây căng ngang mũi cách mũi khoảng 1cm. Dùng bút đánh dấu ngay tại vị trí cầm dây.
Bước 2: Một người khác cầm bảng chữ cái, 1 tay căng dây, bảng chữ cái phải luôn để thẳng hàng với dây. Đặt bảng chữ cái gần mắt người cần đo cận thị sau đó từ từ di chuyển ra xa dần.
Bước 3: Dùng bút đánh dấu trên dây khoảng cách gần nhất (điểm cực cận) và khoảng cách xa nhất (điểm cực viễn) mà mắt của người đo độ cận có thể thấy rõ chữ.
Bước 4: Để mắt nghỉ khoảng 3 phút sau đó thực hiện lại các bước với mắt bên trái. Dùng bút khác màu để đánh dấu khoảng cách cho mắt trái để tránh nhầm lẫn với mắt phải.
Bước 5: Dùng thước đo và ghi lại khoảng cách các điểm đã đánh dấu trên dây để làm thông số đánh giá sức khỏe mắt.
Cuối cùng, áp dụng cách tính độ cận đã nêu trên bạn sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
Trên đây đã thông tin đầy đủ và chi tiết về cách tính độ cận thị, đo độ cận để bạn có thể dễ dàng kiểm tra sức khỏe của mắt ngay tại nhà. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến mọi người để cùng nhau theo dõi, chăm sóc mắt tại nhà tốt hơn nhé!
Đi ốp (diop) là gì? Cách tính, Đo độ cận thị chính xác
Độ cận thị được xác định nhờ vào điểm cực cận và điểm cực viễn của mỗi người. Mắt sẽ nhìn thấy rõ khi hình ảnh nằm trong giới hạn của 2 điểm này. Người không bị cận sẽ có điểm cực viễn là vô cực. Do đó, người bị cận sẽ đeo kính để điều chỉnh điểm cực viễn này về vô cực như người bình thường.
Sự tương quan giữa độ cận dựa và điểm cực viễn như sau:
Điểm cực viễn 2m tương đương với mức cận khoảng -1 đi-ốp.
Điểm cực viễn 1m mức độ cận khoảng -1.5 đi-ốp.
Điểm cực viễn 0.5m mức độ cận thị khoảng -2 đi-ốp.
Dựa vào đó, các bác sĩ nhãn khoa sẽ nắm được mức độ cận thị, tình trạng sức khỏe mắt của bệnh nhân và đưa ra những hướng điều trị, chăm sóc mắt tốt nhất.
1.1 Công thức tính độ cận khi đo tại nhà
Đây là cách tính độ cận dùng khi áp dụng cách đo độ cận tại nhà. Công thức tính độ cận như sau:
Độ cận = 100/ khoảng cách (cm)
Ví dụ: Khoảng cách nhìn rõ là 40 cm, thì độ cận = 100/40 = 2.5 độ.
1.2 Cách quy đổi độ cận
Thị lực 10/10, 5/10, 3/10 hay 4/10 là bao nhiêu độ? Đây là cách ghi kết quả khi tiến hành đo thị lực bằng bảng chữ cái. Nó cho biết bạn có thể đọc được bao nhiêu hàng trên tổng số 10 hàng.
Ví dụ: Khi đo độ cận thị bằng bảng chữ cái, bạn đọc được 5 hàng, thị lực là 5/10; đọc được 1 hàng thì thị lực sẽ là 1/10.
Mức độ cận thị sẽ có sự tương ứng với một khoảng thị lực, cụ thể:
Thị lực 6 – 7/10: Độ cận khoảng -0.5 đi-ốp
Thị lực 4 – 5/10: Độ cận khoảng -1 đi-ốp
Thị lực 1/10: Độ cận từ -1.5 đến -2 đi-ốp
Thị lực dưới 1/10: Cận trên -2.25 đi-ốp
Thị lực 1/10, 4/10, 7/10,… không cho biết chính xác bạn bị cận bao nhiêu độ. Tuy nhiên nó có quan hệ mật thiết với độ cận. Người bị cận độ càng cao thì thị lực càng giảm, các số trên cũng nhỏ dần.
Các cách tính độ trên đây chỉ ở mức tương đối chứ không chính xác 100%. Do đó, khi mắt có biểu hiện bất thường bạn nên đến bệnh viện, cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra chi tiết và cho kết quả chính xác nhất.
1.3 Phân loại mức độ cận thị
Muốn phân loại mức độ cận thị cần phải dựa vào số độ (đi-ốp) được xác định bằng máy đo chuyên dụng. Tùy vào mức độ cận thị nặng hay nhẹ, bác sĩ nhãn khoa sẽ tư vấn phương pháp điều trị hợp lý nhất. Dưới đây là phân loại mức độ cận thị chi tiết:
Cận thị giả (cận thị tạm thời): Số đo bằng 0 đi-ốp. Mắt có thị lực bình thường nhưng do phải làm việc quá tải nên bị mờ. Chỉ cần người bệnh để cho mắt nghỉ ngơi vài ngày, mọi thứ sẽ được khắc phục.
Cận thị nhẹ: Với số đo từ 0.25 đến 3 đi-ốp.
Cận thị vừa: Số đo từ 3.25 đến 6 đi-ốp.
Cận thị nặng: Số đo từ 6.25 đến 10.0 đi-ốp.
Cận thị cực đoan: Với số đo từ 10.25 đi-ốp trở lên sẽ bị xếp vào cận thị cực đoan, đây là mức độ cận thị nặng nhất.
Công thức tính độ cận thị của người Nhật cũng áp dụng như những phương pháp tính chuẩn thông thường. Tuy nhiên, việc kiểm tra thị lực tại Nhật lại có một số điểm khác biệt, cụ thể:
Thị lực của mắt được quy định trong khoảng từ 0 đến 2.0
Mắt từ 0.7 trở lên được tính là bình thường, thị lực tốt, không cần đeo kính. Mắt từ 0.7 trở xuống là thị lực yếu, cần phải đeo kính.
2. Cách đo độ cận phổ biến hiện nay
Máy đo chuyên nghiệp: Cách đo độ cận này chỉ có thể áp dụng tại các phòng khám, bệnh viện và được thực hiện bởi bác sĩ chuyên khoa. Đây là cách đem lại kết quả chính xác nhất.
Bảng chữ cái cận thị: Gồm bảng Landolt (bảng C), Snellen, Armaignac (bảng E), bảng hình, bảng Parinaud và bảng đo thị lực dạng thẻ. Đây là cách kiểm tra mắt được sử dụng phổ biến nhất.
Đo bằng app online: Đây là cách làm tiện lợi nhất, giúp hỗ trợ đánh giá nhiều loại tật khúc xạ. Một số app đo phổ biến như: Prescription Check, iCare Eye Test, Eye Care Plus, Eye exam,…
Đo độ cận tại nhà: Có thể sử dụng các vật dụng cơ bản để xác định được điểm nhìn cực cận và cực viễn của người bệnh. Kết quả đo có độ chính xác không cao.
Trong 4 cách trên, đo thị lực bằng app, bảng chữ cái và đo độ cận bằng dụng cụ đơn giản là những cách dễ thực hiện nhất ngay tại nhà. Tuy nhiên các phương pháp này không cho ra kết quả chính xác nhất, bạn vẫn nên đến cơ sở y tế kiểm tra nếu phát hiện mắt điều gì bất thường.
2.1 Hướng dẫn đo độ cận tại nhà bằng dụng cụ đơn giản
Nếu không muốn dùng app đo độ cận và không có sẵn bảng chữ cái đo độ cận thị tại nhà, bạn có thể tự kiểm tra mắt bằng cách làm sau:
Chuẩn bị: 1 cây thước có chia cm; 1 sợi dây màu trắng có độ dài từ 105cm đến 110cm; 2 cây bút với hai màu mực khác nhau; 1 bìa giấy cứng có in chữ không dấu, phông chữ Times New Roman, in đậm, cỡ chữ 14.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Người cần đo độ ngồi thẳng lưng trên ghế, tư thế thoải mái, dùng tay che kín mắt trái để tiến hành đo mắt phải trước. Tay còn lại cầm đầu của một sợi dây căng ngang mũi cách mũi khoảng 1cm. Dùng bút đánh dấu ngay tại vị trí cầm dây.
Bước 2: Một người khác cầm bảng chữ cái, 1 tay căng dây, bảng chữ cái phải luôn để thẳng hàng với dây. Đặt bảng chữ cái gần mắt người cần đo cận thị sau đó từ từ di chuyển ra xa dần.
Bước 3: Dùng bút đánh dấu trên dây khoảng cách gần nhất (điểm cực cận) và khoảng cách xa nhất (điểm cực viễn) mà mắt của người đo độ cận có thể thấy rõ chữ.
Bước 4: Để mắt nghỉ khoảng 3 phút sau đó thực hiện lại các bước với mắt bên trái. Dùng bút khác màu để đánh dấu khoảng cách cho mắt trái để tránh nhầm lẫn với mắt phải.
Bước 5: Dùng thước đo và ghi lại khoảng cách các điểm đã đánh dấu trên dây để làm thông số đánh giá sức khỏe mắt.
Cuối cùng, áp dụng cách tính độ cận đã nêu trên bạn sẽ nắm được tình trạng sức khỏe của mình.
Trên đây đã thông tin đầy đủ và chi tiết về cách tính độ cận thị, đo độ cận để bạn có thể dễ dàng kiểm tra sức khỏe của mắt ngay tại nhà. Hãy chia sẻ thông tin bổ ích này đến mọi người để cùng nhau theo dõi, chăm sóc mắt tại nhà tốt hơn nhé!
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi