Đường có vị ngọt, là gia vị yêu thích của hầu hết dân số trên thế giới. Tuy nhiên, những tác hại của đường không phải ai cũng biết. Nếu dùng quá nhiều đường sẽ dẫn đến tăng cân, mụn trứng cá,… Đây là thực phẩm cần hạn chế với người có nguy cơ bị đái tháo đường và một số bệnh nghiêm trọng (tim mạch, thận…).
Đường là gì?
Đường có vị ngọt, có sẵn trong thực phẩm hoặc tạo ra từ thực vật (mía đường, củ cải, thốt nốt…) rồi cho vào đồ ăn, thức uống. Đây là một carbohydrat (carbs) mà cơ thể hấp thụ để bổ sung năng lượng, ngoài ra không còn giá trị dinh dưỡng khác. (1)
Có 2 loại đường: đường tự nhiên và đường bổ sung. Đường tự nhiên có sẵn trong các loại thực phẩm chưa qua chế biến: sữa, trái cây, rau, ngũ cốc… Đường tự nhiên phổ biến nhất là fructose trong trái cây, mật ong và lactose trong sữa hay các sản phẩm từ sữa.
Đường bổ sung được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ uống hay đường thêm vào thức ăn khi nấu ăn tại nhà. Đường bổ sung có thể là đường tự nhiên (fructose) hay đường chế biến (sản xuất từ bắp).
Một người trung bình tiêu thụ khoảng 24 kilôgam đường mỗi năm hoặc 33,1 kilôgam (ở các nước phát triển). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị: người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% và khuyến khích giảm xuống dưới 5% tổng lượng năng lượng cần thiết. Trung bình 1 gam đường chứa 4 calo. Theo chế độ ăn hiện nay là 2.000 calo/ngày tương đương 500 gam đường. Như vậy, cần cắt giảm lượng đường xuống khoảng 50 gam (12 muỗng cà phê đường) đến 25 gam đường. (2)
Tác hại của đường khi ăn quá nhiều
1. Ăn nhiều đường gây tăng cân
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường (thức uống có đường, tinh bột) là nguyên nhân chính gây ra béo phì. Đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây chứa nhiều fructose làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim – nguyên nhân của ⅓ tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Tiêu thụ nhiều đường gây béo phì, tăng nguy cơ gặp các tình trạng viêm, nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này gây ra các vấn đề về tim (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…).
Một nghiên cứu ở Thụy Điển trên 25.877 người trưởng thành cho thấy, người dùng nhiều đường có nguy cơ phát triển bệnh tim và các biến chứng mạch vành cao hơn so với những người tiêu thụ ít đường. Lượng đường tăng lên còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. (3)
3. Ăn nhiều đường là nguyên nhân gây nổi mụn
Ăn nhiều carbs tinh chế (đồ uống có đường, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, mì ống, đồ ngọt, ngũ cốc ăn sáng) làm tăng nguy cơ phát triển mụn trứng cá. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (món ăn chế biến sẵn, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật…) làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (bột yến mạch, bắp, củ từ, đậu Hà lan, cà rốt…). Khi đường huyết tăng, insulin tăng đột biến để đưa glucose vào tế bào. Sự gia tăng insulin dẫn đến tăng tiết androgen nên cơ thể sản xuất nhiều dầu, gây tình trạng viêm. Đây là các yếu tố thuận lợi để phát triển mụn trứng cá.
Một nghiên cứu ở Pháp trên 24.452 người cho thấy người sử dụng các sản phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có đường dễ bị mụn trứng cá. Trong khi đó, người ăn các món rau luộc, thịt luộc, canh… ít bị mụn trứng cá hơn. (4)
4. Đường là nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường gây tử vong và giảm tuổi thọ hàng đầu trên thế giới. Năm 2021, thế giới có 537 triệu người bị đái tháo đường. Cứ mỗi 5 giây có 1 người bệnh đái tháo đường tử vong. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 3,5 triệu người bệnh, dự kiến tăng lên gần 6,3 triệu ca vào năm 2045. Dù chưa có nghiên cứu chứng minh ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ. Theo đó, ăn thực phẩm chứa nhiều đường góp phần làm tăng cân, tăng chất béo, dẫn đến thừa cân, béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra bệnh tiểu đường.
Đồng thời, tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng kháng insulin (một loại hormone do tuyến tụy sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu). Điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy người uống đồ uống có đường (nước ngọt, nước ép trái cây) trong 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn người uống nước lọc. (5)
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung quá nhiều đường vào bữa ăn hàng ngày tác động đến tâm trạng, cảm xúc gây ra các vấn đề suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, lo lắng…. thậm chí trầm cảm. Nghiên cứu của Mỹ trên 8.000 người cho thấy người dùng từ 67 gram đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 23% so với người ăn ít hơn 40 gam mỗi ngày. (6)
7. Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da
Nếp nhăn là dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa da. Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều đường làm trầm trọng thêm nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các hợp chất glycation (AGEs) được hình thành do phản ứng giữa đường và protein là yếu tố quan trọng trong quá trình lão hóa da. AGEs phá hủy collagen và elastin – những protein giúp da căng và giữ được vẻ tươi trẻ. Khi collagen và elastin bị tổn thương, da sẽ mất đi độ săn chắc và bắt đầu chảy xệ.
8. Tăng quá trình lão hóa tế bào
Telomere – cấu trúc ở cuối nhiễm sắc thể, là các phân tử chứa một phần hoặc toàn bộ thông tin di truyền. Nó hoạt động như một chiếc mũ bảo vệ, ngăn các nhiễm sắc thể không bị hư hỏng hoặc hợp nhất với nhau. Khi trưởng thành, các telomere tự nhiên ngắn lại, khiến các tế bào già đi và hoạt động sai chức năng.
Mặc dù việc rút ngắn các telomere là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng một số lựa chọn lối sống nhất định có thể đẩy nhanh quá trình này. Trong đó, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường làm đẩy nhanh quá trình rút ngắn telomere, làm lão hóa tế bào.
9. Tiêu hao năng lượng nhiều hơn
Các sản phẩm chứa nhiều đường nhưng thiếu protein, chất xơ hoặc chất béo dẫn đến tăng năng lượng trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng dẫn đến giảm mạnh lượng đường trong máu gây hạ đường huyết. Một phân tích kiểm tra tác động của đường đối với tâm trạng cho thấy tiêu thụ carbohydrate, đặc biệt là đường, làm giảm sự tỉnh táo trong vòng 60 phút và làm tăng mệt mỏi trong vòng 30 phút sau khi tiêu thụ. (7)
Để tránh chu kỳ tiêu hao năng lượng này, hãy chọn các nguồn carbs ít đường bổ sung và giàu chất xơ. Ngoài ra, kết hợp carbs với protein hoặc chất béo là một cách giữ lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định.
10. Nguy cơ bị gan nhiễm mỡ
Dùng nhiều đường fructose liên tục tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Fructose là một loại đường phổ biến, được sản xuất từ si-rô ngô có hàm lượng fructose cao, thường dùng để tạo vị ngọt của soda, kẹo, bánh nướng, ngũ cốc…
Không giống như glucose (được nhiều tế bào trong cơ thể hấp thụ), fructose hầu như chỉ được gan phân hủy. Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Một lượng lớn đường bổ sung dưới dạng fructose làm quá tải gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu của Mỹ trên 5.900 người cho thấy người uống đồ uống chứa đường hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn 56% so với những người không uống. (8)
11. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, gây ra bệnh thận. Lượng đường trong máu cao liên tục cũng có thể làm hỏng các mạch máu mỏng manh trong thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
12. Có nguy cơ bị sâu răng cao
Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng “ăn” đường và giải phóng các sản phẩm phụ axit, gây ra quá trình khử khoáng răng.
13. Tăng nguy cơ phát triển bệnh gút
Bệnh gút là tình trạng viêm đặc trưng với cơn đau ở các khớp. Ăn nhiều đường gây tăng nồng độ axit uric trong máu làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh gút.
14. Đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức
Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và có liên quan đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và đột quỵ.
Cách giảm lượng đường nạp vào cơ thể
Bổ sung quá nhiều đường vào chế độ ăn gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí với người ăn ít đường cũng nên cắt giảm lượng đường. Không uống nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng chai. Thay vào đó nên uống nước lọc hàng ngày, dùng các thực phẩm, món ăn có vị ngọt tự nhiên (trái cây), ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, bạn nên hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn; nên nấu ăn tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và nêm nếm ít đường.
Tác hại của đường nguy hiểm hơn những gì bạn thường nghĩ. Nhất là đối với những người đang mắc bệnh đái tháo đường càng phải cẩn trọng khi sử dụng đường. Và để có thể sử dụng đường thoải mái và an toàn hãy tìm đến các chuyên gia khoa Nội tiết – đái tháo đường để được tư vấn chi tiết.
14 tác hại của đường cực kỳ nguy hiểm nếu ăn quá nhiều
Đường có vị ngọt, là gia vị yêu thích của hầu hết dân số trên thế giới. Tuy nhiên, những tác hại của đường không phải ai cũng biết. Nếu dùng quá nhiều đường sẽ dẫn đến tăng cân, mụn trứng cá,… Đây là thực phẩm cần hạn chế với người có nguy cơ bị đái tháo đường và một số bệnh nghiêm trọng (tim mạch, thận…).
Đường là gì?
Đường có vị ngọt, có sẵn trong thực phẩm hoặc tạo ra từ thực vật (mía đường, củ cải, thốt nốt…) rồi cho vào đồ ăn, thức uống. Đây là một carbohydrat (carbs) mà cơ thể hấp thụ để bổ sung năng lượng, ngoài ra không còn giá trị dinh dưỡng khác. (1)
Có 2 loại đường: đường tự nhiên và đường bổ sung. Đường tự nhiên có sẵn trong các loại thực phẩm chưa qua chế biến: sữa, trái cây, rau, ngũ cốc… Đường tự nhiên phổ biến nhất là fructose trong trái cây, mật ong và lactose trong sữa hay các sản phẩm từ sữa.
Đường bổ sung được thêm vào trong quá trình chế biến thực phẩm, đồ uống hay đường thêm vào thức ăn khi nấu ăn tại nhà. Đường bổ sung có thể là đường tự nhiên (fructose) hay đường chế biến (sản xuất từ bắp).
Một người trung bình tiêu thụ khoảng 24 kilôgam đường mỗi năm hoặc 33,1 kilôgam (ở các nước phát triển). Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị: người lớn và trẻ em nên giảm lượng đường tự do xuống dưới 10% và khuyến khích giảm xuống dưới 5% tổng lượng năng lượng cần thiết. Trung bình 1 gam đường chứa 4 calo. Theo chế độ ăn hiện nay là 2.000 calo/ngày tương đương 500 gam đường. Như vậy, cần cắt giảm lượng đường xuống khoảng 50 gam (12 muỗng cà phê đường) đến 25 gam đường. (2)
Tác hại của đường khi ăn quá nhiều
1. Ăn nhiều đường gây tăng cân
Sử dụng thực phẩm chứa nhiều đường (thức uống có đường, tinh bột) là nguyên nhân chính gây ra béo phì. Đồ uống có đường như nước ngọt, nước trái cây chứa nhiều fructose làm tăng cảm giác đói và thèm ăn, dẫn đến tăng cân.
2. Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Chế độ ăn nhiều đường làm tăng nguy cơ mắc nhiều bệnh, bao gồm bệnh tim – nguyên nhân của ⅓ tổng số ca tử vong trên toàn cầu mỗi năm. Tiêu thụ nhiều đường gây béo phì, tăng nguy cơ gặp các tình trạng viêm, nhiễm trùng và gia tăng lượng chất béo trung tính. Các yếu tố này gây ra các vấn đề về tim (xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…).
Một nghiên cứu ở Thụy Điển trên 25.877 người trưởng thành cho thấy, người dùng nhiều đường có nguy cơ phát triển bệnh tim và các biến chứng mạch vành cao hơn so với những người tiêu thụ ít đường. Lượng đường tăng lên còn làm tăng nguy cơ đột quỵ. (3)
3. Ăn nhiều đường là nguyên nhân gây nổi mụn
Ăn nhiều carbs tinh chế (đồ uống có đường, bánh mì trắng, gạo trắng, bánh ngọt, nước ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, mì ống, đồ ngọt, ngũ cốc ăn sáng) làm tăng nguy cơ phát triển mụn trứng cá. Ngoài ra, thực phẩm có chỉ số đường huyết cao (món ăn chế biến sẵn, khoai tây, bí đỏ, bánh quy, đường kính, bơ, mỡ động vật…) làm tăng lượng đường trong máu nhanh hơn so với thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp (bột yến mạch, bắp, củ từ, đậu Hà lan, cà rốt…). Khi đường huyết tăng, insulin tăng đột biến để đưa glucose vào tế bào. Sự gia tăng insulin dẫn đến tăng tiết androgen nên cơ thể sản xuất nhiều dầu, gây tình trạng viêm. Đây là các yếu tố thuận lợi để phát triển mụn trứng cá.
Một nghiên cứu ở Pháp trên 24.452 người cho thấy người sử dụng các sản phẩm chứa nhiều chất béo, đồ uống có đường dễ bị mụn trứng cá. Trong khi đó, người ăn các món rau luộc, thịt luộc, canh… ít bị mụn trứng cá hơn. (4)
4. Đường là nguyên nhân của bệnh tiểu đường tuýp 2
Bệnh đái tháo đường gây tử vong và giảm tuổi thọ hàng đầu trên thế giới. Năm 2021, thế giới có 537 triệu người bị đái tháo đường. Cứ mỗi 5 giây có 1 người bệnh đái tháo đường tử vong. Riêng Việt Nam có khoảng hơn 3,5 triệu người bệnh, dự kiến tăng lên gần 6,3 triệu ca vào năm 2045. Dù chưa có nghiên cứu chứng minh ăn nhiều đường gây ra bệnh tiểu đường, nhưng có mối liên hệ chặt chẽ. Theo đó, ăn thực phẩm chứa nhiều đường góp phần làm tăng cân, tăng chất béo, dẫn đến thừa cân, béo phì. Đây là yếu tố nguy cơ cao nhất gây ra bệnh tiểu đường.
Đồng thời, tiêu thụ nhiều đường trong thời gian dài dẫn đến tình trạng kháng insulin (một loại hormone do tuyến tụy sản xuất để điều chỉnh lượng đường trong máu). Điều này khiến lượng đường trong máu tăng lên và làm tăng nguy cơ bị đái tháo đường. Một nghiên cứu cho thấy người uống đồ uống có đường (nước ngọt, nước ép trái cây) trong 4 năm có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 cao hơn người uống nước lọc. (5)
Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn, bổ sung quá nhiều đường vào bữa ăn hàng ngày tác động đến tâm trạng, cảm xúc gây ra các vấn đề suy giảm nhận thức, rối loạn cảm xúc, lo lắng…. thậm chí trầm cảm. Nghiên cứu của Mỹ trên 8.000 người cho thấy người dùng từ 67 gram đường trở lên mỗi ngày có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm cao hơn 23% so với người ăn ít hơn 40 gam mỗi ngày. (6)
7. Thúc đẩy nhanh quá trình lão hóa da
Nếp nhăn là dấu hiệu tự nhiên của quá trình lão hóa da. Lựa chọn thực phẩm chứa nhiều đường làm trầm trọng thêm nếp nhăn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Các hợp chất glycation (AGEs) được hình thành do phản ứng giữa đường và protein là yếu tố quan trọng trong quá trình lão hóa da. AGEs phá hủy collagen và elastin – những protein giúp da căng và giữ được vẻ tươi trẻ. Khi collagen và elastin bị tổn thương, da sẽ mất đi độ săn chắc và bắt đầu chảy xệ.
8. Tăng quá trình lão hóa tế bào
Telomere – cấu trúc ở cuối nhiễm sắc thể, là các phân tử chứa một phần hoặc toàn bộ thông tin di truyền. Nó hoạt động như một chiếc mũ bảo vệ, ngăn các nhiễm sắc thể không bị hư hỏng hoặc hợp nhất với nhau. Khi trưởng thành, các telomere tự nhiên ngắn lại, khiến các tế bào già đi và hoạt động sai chức năng.
Mặc dù việc rút ngắn các telomere là một phần tự nhiên của quá trình lão hóa, nhưng một số lựa chọn lối sống nhất định có thể đẩy nhanh quá trình này. Trong đó, ăn quá nhiều thực phẩm chứa đường làm đẩy nhanh quá trình rút ngắn telomere, làm lão hóa tế bào.
9. Tiêu hao năng lượng nhiều hơn
Các sản phẩm chứa nhiều đường nhưng thiếu protein, chất xơ hoặc chất béo dẫn đến tăng năng lượng trong thời gian ngắn, sau đó nhanh chóng dẫn đến giảm mạnh lượng đường trong máu gây hạ đường huyết. Một phân tích kiểm tra tác động của đường đối với tâm trạng cho thấy tiêu thụ carbohydrate, đặc biệt là đường, làm giảm sự tỉnh táo trong vòng 60 phút và làm tăng mệt mỏi trong vòng 30 phút sau khi tiêu thụ. (7)
Để tránh chu kỳ tiêu hao năng lượng này, hãy chọn các nguồn carbs ít đường bổ sung và giàu chất xơ. Ngoài ra, kết hợp carbs với protein hoặc chất béo là một cách giữ lượng đường trong máu và mức năng lượng ổn định.
10. Nguy cơ bị gan nhiễm mỡ
Dùng nhiều đường fructose liên tục tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ. Fructose là một loại đường phổ biến, được sản xuất từ si-rô ngô có hàm lượng fructose cao, thường dùng để tạo vị ngọt của soda, kẹo, bánh nướng, ngũ cốc…
Không giống như glucose (được nhiều tế bào trong cơ thể hấp thụ), fructose hầu như chỉ được gan phân hủy. Trong gan, fructose được chuyển hóa thành năng lượng hoặc được lưu trữ dưới dạng glycogen. Một lượng lớn đường bổ sung dưới dạng fructose làm quá tải gan, dẫn đến bệnh gan nhiễm mỡ. Một nghiên cứu của Mỹ trên 5.900 người cho thấy người uống đồ uống chứa đường hàng ngày có nguy cơ phát triển bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn 56% so với những người không uống. (8)
11. Tăng nguy cơ mắc bệnh thận
Bổ sung nhiều đường vào chế độ ăn làm tăng nồng độ urat trong huyết thanh, gây ra bệnh thận. Lượng đường trong máu cao liên tục cũng có thể làm hỏng các mạch máu mỏng manh trong thận, làm tăng nguy cơ mắc bệnh thận.
12. Có nguy cơ bị sâu răng cao
Ăn quá nhiều đường có thể gây sâu răng. Vi khuẩn trong miệng “ăn” đường và giải phóng các sản phẩm phụ axit, gây ra quá trình khử khoáng răng.
13. Tăng nguy cơ phát triển bệnh gút
Bệnh gút là tình trạng viêm đặc trưng với cơn đau ở các khớp. Ăn nhiều đường gây tăng nồng độ axit uric trong máu làm phát triển hoặc làm trầm trọng thêm bệnh gút.
14. Đẩy nhanh quá trình suy giảm nhận thức
Chế độ ăn nhiều đường có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ và có liên quan đến sa sút trí tuệ, bệnh Alzheimer và đột quỵ.
Cách giảm lượng đường nạp vào cơ thể
Bổ sung quá nhiều đường vào chế độ ăn gây nhiều tác động tiêu cực đến sức khỏe. Thậm chí với người ăn ít đường cũng nên cắt giảm lượng đường. Không uống nước ngọt, nước tăng lực, nước trái cây đóng chai. Thay vào đó nên uống nước lọc hàng ngày, dùng các thực phẩm, món ăn có vị ngọt tự nhiên (trái cây), ngũ cốc nguyên hạt,… Ngoài ra, bạn nên hạn chế dùng thực phẩm chế biến sẵn; nên nấu ăn tại nhà để đảm bảo nguồn thực phẩm sạch và nêm nếm ít đường.
Tác hại của đường nguy hiểm hơn những gì bạn thường nghĩ. Nhất là đối với những người đang mắc bệnh đái tháo đường càng phải cẩn trọng khi sử dụng đường. Và để có thể sử dụng đường thoải mái và an toàn hãy tìm đến các chuyên gia khoa Nội tiết – đái tháo đường để được tư vấn chi tiết.
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi