Khi mang thai bà bầu có được ăn rau răm không? – Soc&Brothers

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau về việc ăn rau răm sẽ gây sảy thai và sinh non, cần tuyệt đối không được ăn rau răm trong suốt quá trình mang thai. Điều này có đúng không? Rau răm thực sự không tốt với bà bầu? Các mẹ hãy cùng tìm hiểu kỹ xem liệu rằng bà bầu có được ăn rau răm hay không qua bài viết sau nhé!

Rau răm – gia vị phổ biến thường được sử dụng

Rau răm là một trong những loại gia vị phổ biến, thường được dùng để chế biến, ăn kèm các món: cháo, thủy hải sản, trứng vịt lộn…..để tạo độ thơm ngon, hấp dẫn cho các món ăn, đồng thời cũng là để tạo sự cân bằng (tính ấm nóng – tính lạnh) trong món ăn.

Theo Đông y: Rau răm có vị cay nồng, tính ấm và có mùi thơm đặc trưng. Ngoài để chế biến món ăn, khi kết hợp với một vài vị khác (kinh gới, gừng, tía tô….), rau răm còn có nhiều có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả như: chữa cảm cúm, sổ mũi, đau bụng, lạnh bụg, đầy hơi, kích thích tiêu hóa…

tFVb1tE_mnPSoxEtZSVpdoIQwMVwZhAzbOi4SMbq2A1Imt2onOxt00OD1QfI6zjO_wTgKMnSSJ1TaGQXBbKKHODkhsNHlHYo8E3ap7Hk-vc58VxOylSPIF2SXiMCKpYSizmxt3LD

Rau răm có tác dụng chữa đầy bụng, kích thích tiêu hóa

Rau răm với nhiều lợi ích nhưng bà bầu ăn rau răm được không?

Trong quá trình mang thai, kiêng không ăn và hạn chế những thực phẩm không tốt cho thai nhi là việc làm cần thiết, nhưng cũng không nên vì vậy mà các mẹ bầu kiêng khem một cách thái quá, lo lắng quá nếu đã từng ăn những thực phẩm mà các mẹ nghe được rằng không tốt cho bà bầu. Ví dụ như rau răm, rất nhiều mẹ đã đặt ra câu hỏi bà bầu ăn rau răm có được không? Bà bầu ăn rau răm có sao không?

Thực chất, ăn rau răm khi mang thai sẽ không nguy hiểm, không có bất kì ảnh hưởng nào đến thai nhi nếu các mẹ ăn lượng vừa đủ với tần suất ít. Mỗi tuần các mẹ có thể ăn từ 1 – 2 lần. Mỗi lần 5 – 7 lá và ăn kèm với các món chính khác.

K9eowcNmjGw0aw1AZtFizxRUW6LZNAuTusoKbUvaJLS1RAEQapWF4azHjpEooa1tda2VGHMXtGBbI9qDaHjfWB_YdLa831ag1IEADDv26srPzsquR98jYX8QrC_FF6eBkA7xyFhF

Rau răm không gây nguy hiểm cho thai nhi nếu các mẹ ăn lượng nhỏ vừa đủ

Bà bầu ăn rau răm với món nào thì vừa ngon vừa bổ?

Nếu bà bầu thích ăn rau răm, thì có thể ăn vài lá kèm vào các món. Làm vậy các mẹ vẫn được thưởng thức hương vị của rau răm mà vẫn không gây nguy hiểm cho thai nhi. Các món ăn các mẹ có thể chế biến với rau răm như:

– Trứng vịt lộn, các món hải sản, thịt dê…Với mùi thơm, vị đặc trưng của rau răm, sẽ giúp mẹ bầu có được những món ăn thơm ngon, hấp dẫn, không còn mùi tanh của thịt cá…

– Các món nộm, cuốn tùy theo khẩu vị, sở thích của các mẹ bầu và thành viên trong gia đình

– Cháo trai

– Canh thịt bò, canh ngao…

Và các mẹ hãy dùng một lượng nhỏ vừa đủ để chế biến thôi nhé! Vì nếu dùng nhiều và sử dụng chúng liên tục cho thực đơn mỗi ngày thì vị cay, tính ấm của rau răm cũng sẽ tiềm ẩn nhiều nguy cơ không tốt đến thai nhi và sức khỏe của mẹ đấy!

SftkV3QUNky_LcaVGIgLEIp9RgtLg3PYY69OkQFP-ApoLuwC8ZEPCxmb-S44Z-FeAMarudTSLNZFBO0Rc8IrLZ6im9X1Snpynl-KiPd03KbHKDszcej37yBLen0ahTnGCzhGIPMm

Mẹ bầu có thể sử dụng lượng nhỏ rau răm vào các món ăn

Bà bầu ăn rau răm nhiều sẽ ảnh hưởng thế nào đến thai nhi?

Rau răm tuy là gia vị ăn kèm thơm ngon với nhiều lợi ích, nhưng nếu Bà bầu ăn rau răm với lượng nhiều và ăn liên tục thì sẽ có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Giai đoạn đầu của thai kỳ là khoảng thời gian thai chưa có sự phát triển ổn định, do vậy những thực phẩm có chứa chất có thể gây kích thích tử cung, khiến tử cung co bóp mạnh như quả dứa, rau ngót, ngải cứu…và trong đó có rau răm sẽ không tốt cho bà bầu, có thể gây ra tình trạng sảy thai.

Do vậy, với các trường hợp: Trong giai đoạn đầu thai kỳ, có tiền sử sảy thai/sinh non, đang ra máu dọa sẩy….thì nên hạn chế hoặc tốt nhất là không ăn rau răm cũng như những loại rau bà bầu không nên ăn khác, các thực phẩm có chất gây co bóp tử cung (Quả dứa, rau ngót, ngải cứu..) và các loại quả có tính nóng như:

– Quả nhãn: Nhãn là loại quả có tính nóng, mặc dù cũng có nhiều công dụng nhưng với bà bầu cũng không khuyến khích ăn nhiều, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bà bầu ăn nhiều nhẵn có thể khiến thân nhiệt tăng cao, dễ gây động thải, sảy thai hoặc chảy máy âm đạo nếu các mẹ ăn nhiều. Ngoài ra, lượng đường trong nhãn nhiều nên những mẹ bầu đang mắc bệnh hiết áp cao, hay tiểu đường thai kỳ thì không nên ăn

– Quả vải: Cũng giống như nhãn, vải có tính nóng và có lượng đường cao nên mẹ bầu ăn nhiều cũng không tốt, dễ gât tiểu đường thai kỳ, thừa cân cho phụ nữ mang thai

– Quả mận: Mận cũng có chứa nhiều vitamin, cung cấp nhiều chất cần thiết cho mẹ bầu. thế nhưng mận cũng thuộc nhóm quả có tính nóng, nên nếu ăn nhiều sẽ làm cho cơ thể bị nóng trong, không tốt cho sức khỏe của mẹ

Còn những mẹ bầu không có vấn đề gì về sức khỏe sinh sản, cũng có thể ăn rau răm nhưng nhớ là ăn với lượng nhỏ vừa đủ như đã hướng dẫn các mẹ nhé!

a-uAUuuOYwovrLlCLzUuthziAx8gdBPlfOcd_FwtydoxulAyTjS6vpItZhjlS13nsnGacWBOZTKl_07xMmoFF9DQLr6fXQcYTc_sZs4g17tAiji52oCsGO4v2IrX_hVC-Yg7L0z1

Bà bầu không nên ăn nhiều các loại rau quả có tính nóng

Như vậy, bà bầu ăn rau răm không thực sự quá nguy hiểm như nhiều người vẫn nói. Khi mẹ bầu biết sử dụng, ăn rau răm khi mang thai với một lượng nhỏ vừa đủ thì nó hoàn toàn không gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ. Tuy nhiên, để có đươc một thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, tránh những điều không hay có thể xảy đến thì các mẹ cũng nên hạn chế ăn các loại thực phẩm, trái cây có tính nóng, có chất gây co bóp tử cung…Nếu không thực sự cần thiết và không ăn cũng không có vấn đề gì cả thì tốt nhất các mẹ có thể loại bỏ chúng ra thực đơn hằng ngày để tránh cho các mẹ có những lo lắng, băn khoan không cần thiết. Chúc các mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!