Rau răm không chỉ mang đến hương vị thơm ngon mà còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe nhưng nó lại là” liều thuốc độc” với phụ nữ mang thai. Tại sao lại như vậy, cùng mình tìm hiểu ngay nhé.
Trong quá trình dưỡng thai, chế độ ăn uống là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng mà các mẹ không được bỏ qua. Bên cạnh những món ăn dinh dưỡng cần bổ sung hàng ngày, mẹ bầu cũng nên để ý đến những thực phẩm kiêng cử và rau răm là một trong số đó.
Rau răm là một loại rau ăn kèm rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Với hương vị cay nồng cùng mùi thơm đặc trưng, loại rau này giúp món ăn thêm phần đậm đà và thơm ngon hơn. Dù cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể nhưng loại rau này không phải ai cũng có thể thưởng thức, đặc biệt là phụ nữ đang trong giai đoạn thai kì.
1Đặc tính của rau răm
Rau răm còn được gọi là thủy liễu, một rau dễ trồng và đôi khi mọc tự nhiên trong vườn nhà. Rau răm là cây thân thảo, mặt trên lá màu xanh, có đốm, mặt dưới màu đỏ tím, thân cây có đốt.
Rau răm là cây thân thảo, mặt trên lá màu xanh, có đốm, mặt dưới màu đỏ tím
Theo Đông y, rau răm không có độc, có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm. Cũng vì đặc tính đó, mà rau răm thường ăn kèm với các món được coi là có tính hàn theo quan niệm âm – dương như hến, trai, hột vịt lộn, thịt gà…
Hơn nữa, từ xưa dân gian đã sử dụng nó trong việc chữa bệnh. Tác dụng của rau răm là làm ấm bụng, tiêu thực, kích thích tiêu hóa, sát trùng, tán hàn. Bên cạnh đó, nó còn có tác dụng sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Với những đặc tính của rau răm như vậy, không ngạc nhiên khi người Campuchia dùng nó để chữa thông tiểu, chống nôn và sốt.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích, rau răm cũng có những tác dụng phụ nguy hiểm nhất là với bà bầu.
2Lý do bà bầu không nên ăn rau răm
Bà bầu ăn rau răm có thể dẫn đến sảy thai
Trong quá trình mang thai, 3 tháng đầu tiên là lúc thai nhi chưa phát triển ổn định. Do đó, nếu ăn rau răm trong giai đoạn này thành tử cung sẽ bị kích thích dẫn đến co bóp, có khả năng sảy thai. Sau 3 tháng đầu, các mẹ có thể sử dụng rau răm nhưng chỉ nên ăn khoảng 50g/ tuần và mỗi lẫn ăn 2-3 cọng.
Lợi dụng đặc tính làm nóng của rau răm, từ xưa đã có không ít phụ nữ sử dụng loại rau này để phá thai. Chỉ cần lấy khoảng 500g rau răm có thân đỏ hơi ngả sang màu tím, rửa sạch rồi đem đi giã nát, vắt lấy nước để uống, hiệu quả đến khoảng 60-80%. Tuy nhiên phương pháp phá thai này chưa được các y bác sĩ kiểm chứng.
Bà bầu ăn rau răm có thể dẫn đến sảy thai
Bà bầu ăn rau răm làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt
Theo Đông Y, rau răm có tính nóng nên nếu bà bầu ăn quá nhiều và thường xuyên có thể gây mất máu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Chưa kể đến, trong giai đoạn mang thai, cơ thể của các mẹ bầu không được ổn định nên việc ăn rau răm còn dễ dẫn đến nóng trong người và khó tiêu.
Ngoài ra, rau răm còn gây mất máu nên phụ nữ hành kinh ăn rau răm dễ bị rối loạn kinh nguyệt. Đối với bà bầu lại càng không tốt vì có thể gây băng huyết, thiếu máu. Vì vậy, bà bầu tốt nhất là không nên ăn rau răm, nếu ăn chỉ ăn với số lượng ít vài lá, ăn kèm với món chính.
Hy vọng với những thông tin mà mình đã chia sẻ có thể giúp mẹ bầu lý giải được nguyên do vì sao nên hạn chế rau răm trong chế độ dinh dưỡng hằng ngày. Bên cạnh việc kiêng cử, các mẹ cũng đừng quên bổ sung đầy đủ dưỡng chất để thai nhi phát triển toàn diện nhé. Chúc mẹ và bé luôn được khỏe mạnh.
Mua sữa bầu tại Bách hóa XANH bổ sung dinh dưỡng cho mẹ trong suốt thai kỳ:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH