Rất nhiều mẹ bầu đau lưng, nằm ngủ không được thoải mái và chọn lựa nằm võng. Tuy nhiên liệu bà bầu nằm võng được không? Có gây ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ bầu hay không? Bài viết dưới đây Thực Phẩm Organic sẽ mang đến cho bạn những thông tin tư vấn hữu ích về vấn đề này.
Bà bầu nằm võng được không?
Rất nhiều các chuyên gia khuyên rằng giai đoạn mang thai, nhất là những tháng cuối mẹ bầu nên ưu tiên nằm nghiêng sang bên trái để tránh những áp lực lên khu vực vùng chậu cơ thể. Nằm nghiêng sang bên trái cũng hiệu quả giúp máu được lưu thông tới thai nhi tốt hơn.
Mặc dù vậy việc nằm nghiêng chắc chắn sẽ không hề dễ chịu và lúc này mẹ bầu sẽ chọn lựa nằm võng để ngủ được ngon hơn. Tuy nhiên việc nằm võng sẽ không thực sự tốt mặc dù võng với nhịp rung lắc đều nhẹ sẽ khiến mẹ bầu dễ ngủ. các chuyên gia không khuyến khích phụ nữ mang thai nằm võng bởi có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của mẹ và cả thai nhi trong bụng.
Tại sao mẹ bầu không được nằm võng?
Bà bầu nằm võng được không? Có 4 lý do chính mẹ bầu không nên nằm võng:
Nằm võng khiến thai nhi bị chèn ép
Mẹ bầu chắc chắn cần tư thế nằm thật thoải mái để đảm bảo cả mẹ và bé đều được đảm bảo sức khỏe. Bà bầu nằm võng sẽ khiến cơ thể gò bó, việc trở mình khó và khiến việc thay đổi tư thế không dễ dàng, tay chân sẽ nhức mỏi khó chịu. Một số mẹ bầu nằm võng ơ tư thế gập người và nằm nghiêng còn gây sự chèn ép lên cho thai nhi, gây khó chịu cho bé trong bụng.
Nằm võng khiến mẹ bầu dễ ngã
Bà bầu nằm võng được không? Trên thực tế là không nên nằm võng bởi mẹ bầu rất dễ ngã gây nguy hiểm. Càng ở những tháng cuối thì thai nhi ngày mổ lớn, di chuyển cũng khó khăn hơn. Bởi vậy mẹ bầu không nên nằm võng vì rất dễ ngã khi di chuyển đứng lên hay ngồi xuống. Việc nằm võng có thể sẽ nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Hô hấp hoạt động không tốt, kém thoải mái
Khi bà bầu nằm võng cơ thể sẽ bó hẹp hơn, đầu và chân cao còn thân dưới sẽ thấp hơn, dáng người hơi gập khiến chèn ép ngực, hệ hô hấp gặp cản trở và khó thở hơn. Ngoài ra khi đầu nằm cao khiến máu lưu thông lên não kém, chèn ép lên tim. Từ đó sẽ gây ra hiện tượng thiếu máu, không đủ oxy lên não và rất có hại cho sức khỏe mẹ bầu.
Nằm võng ảnh hưởng đến cột sống khi mang thai
Phụ nữ mang bầu không được cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cùng với chế độ sinh hoạt không khoa học, nằm võng sẽ dễ mắc những bệnh về cột sống, thoát vị đĩa đệm hay đau dây thần kinh cột sống.
Giải đáp thắc mắc bà bầu được nằm võng khi mang thai
-
Giai đoạn 3 tháng đầu
Bà bầu nằm võng được không trong giai đoạn 3 tháng đầu? Theo nhiều chuyên gia thời điểm 3 tháng đầu thai nhi chưa quá lớn nên mẹ bầu có thể nằm võng nếu thấy thoải mái. Mặc dù vậy chỉ nên nằm võng từ 20 phút đến 30 phút. Việc nằm võng thường xuyên và nằm quá lâu có thể gây ra tình trạng chóng mặt, ảnh hưởng đến cột sống và sự phát triển của thai nhi trong bụng.
Bên cạnh đó nhiều chuyên gia lại không khuyến khích việc mẹ bầu mang thai 3 tháng đầu nằm võng bởi có thể gây ra nguy cơ suy hô hấp. Nằm võng tư thế đầu cao có thể khiến quá trình lưu thông máu lên não khó khăn hơn, mẹ bầu bị ảnh hưởng sức khoẻ trực tiếp. Nằm võng còn gây nguy hại khi dễ té ngã, giai đoạn 3 tháng đầu thai nhi sẽ chưa bám chắc vào phần cổ tử cung nên sẽ khá nguy hiểm.
-
Giai đoạn 3 tháng cuối
Với những ai lần đầu làm mẹ thì chắc chắn sẽ băn khoăn bà bầu nằm võng được không trong 3 tháng cuối. Trong những tháng cuối thai kỳ mẹ bầu chắc chắn không nên nằm võng. Bụng bầu 3 tháng cuối đã lớn nên nằm võng gây ra rất nhiều những hậu quả không tốt như thai nhi bị chèn, hô hấp và cột sống mẹ bầu bị ảnh hưởng, dễ ngã nguy hiểm cho cả mẹ và bé.
Tư thế nằm võng tốt cho bà bầu theo từng giai đoạn thai kỳ
Mẹ bầu chỉ nên nằm võng trong 3 tháng đầu, tư thế nằm võng được các chuyên gia khuyến cáo như sau:
- Nằm võng trong thời gian ngắn: Chỉ nên nằm võng từ 20 phút đến 30 phút để ngủ trưa hay chỉ để chợp mắt nghỉ. Tránh việc nằm võng quá thường xuyên và lâu.
- Điều chỉnh độ cong của võng nằm: Võng quá trũng sẽ gây áp lực lên bùn, khiến nguy cơ chóng mặt và suy hô hấp tăng lên. Mẹ bầu khi nằm cần chú ý tăng độ cong của võng, tăng độ cao để tránh bị ngã.
- Lên xuống võng cần cần thận: Nằm hay ngồi dậy nên để chân chạm đất khi bước ra để không bị ngã rất nguy hiểm.
- Sử dụng võng có tính chắc chắn cao: Mẹ bầu chỉ nên nằm võng khi thực sự cần thiết, nên chọn võng đủ chắc chắn tránh bị tuột nguy hiểm.
Cách giúp mẹ bầu ngủ ngon không cần nằm võng
Bên cạnh việc bà bầu nằm võng được không thì cách giúp mẹ bầu ngủ ngon mà không cần tới võng cũng rất được quan tâm. Một số phương pháp mẹ bầu có thể áp dụng để có giấc ngủ ngon như:
- Uống đủ nước ban ngày, đêm tránh uống quá nhiều nước dễ gây đi tiểu đêm mất ngủ.
- Ngủ trưa không nên quá nhiều chỉ nên nằm thư giãn ngủ từ 15 phút đến 20 phút. Những giấc ngủ ngắn sẽ đảm bảo mẹ bầu tỉnh táo hơn và buổi tối không bị tình trạng mất ngủ.
- Không sử dụng những đồ uống như trà, cà phê gây mất ngủ.
- Trước khi ngủ mẹ bầu uống sữa ấm hay ngũ cốc giúp giấc ngủ ngon hơn.
- Nhiệt độ phòng ngủ nên hợp lý, không nên quá lạnh hay quá nóng và không gian ngủ sạch sẽ, tránh bày trí quá nhiều đồ để không khí được thông thoáng giúp giấc ngủ sâu hơn.
- Thực hiện ngâm chân với muối hay massage cơ thể với tinh dầu giúp mẹ bầu dễ ngủ hơn.
- Tập yoga hay thể dục với cường độ hợp lý sẽ tốt cho sức khỏe và giúp mẹ bầu ngủ ngon.
- Mẹ bầu những tháng cuối thai kỳ bụng to và nặng nên nằm nghiêng bên trái tránh thai nhi bị ảnh hưởng. Mẹ cũng có thể dùng những gối mềm hình U kê chân để ngủ được ngon và thoải mái nhất.
Với những ai còn đang băn khoăn bà bầu nằm võng được không thì bài viết trên đây của Thực Phẩm Organic đã giải đáp cho bạn một cách chi tiết nhất. Bà bầu có thể nằm võng trong 3 tháng đầu thai kỳ tuy nhiên cần nằm đúng cách, chú ý để tránh gây hại cho sức khỏe của mẹ và bé.