Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách theo từng giai đoạn

Sắt là chất cần thiết cho mẹ và bé trong thai kỳ. Thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe của cả 2 mẹ con. Thế nhưng thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Bầu mấy tháng thì uống sắt? Hay đâu là những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu ? Cùng Huggies và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết việc bổ sung sắt cho bà bầu trong bài viết dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu Bà bầu ăn gì để thai nhi thông minh và mạnh khỏe?

Vì sao cần bổ sung sắt cho bà bầu?

Tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố), là chất vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Hemoglobin có 2 thành phần chính là hem và globin. Hem được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt hóa trị hai (Fe2+). Do vậy, thiếu hụt sắt trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp hemoglobin và gây ra thiếu máu. Một trong các vi chất mà nhu cầu tăng nhiều trong thai kỳ là chất sắt. Bởi trong suốt thai kỳ, cơ thể bên trong của người phụ nữ sẽ phát triển và phân chia tế bào liên tục để hình thành được phôi thai cũng như nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 9 tháng. Vì thế, trong giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt để đảm bảo đủ dinh dưỡng và dưỡng chất trong quá trình phát triển của thai nhi. Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh lý hệ thống và gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu cũng như em bé sau khi ra đời.

>> Tham khảo: Bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt để đảm bảo đủ dưỡng chất trong quá trình phát triển của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Các triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt lên thai kỳ

Triệu chứng thiếu sắt ở mẹ bầu

Khi mang thai: tim đập nhanh, hồi hộp (do tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy máu). Do đó, thiếu máu lâu ngày có thể dẫn tới suy tim, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Kém tập trung, khó nhớ, mau quên. Giảm khả năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận. Tăng nguy cơ tiền sản giật. Tăng nguy cơ sinh non. Lúc sanh: mệt mỏi, rặn yếu, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Tăng tỷ lệ mổ lấy thai và biến chứng hậu sản.

Triệu chứng thiếu sắt ở thai nhi

Tăng nguy cơ tử vong, sanh non, nhẹ cân. Dễ nhiễm trùng. Chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chậm nói, chậm đi, khả năng tư duy và nhận thức giảm sút, kém tập trung, khó nhớ, mau quên,… Do đó, sắt là vi chất duy nhất mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên bổ sung ở dạng thuốc cho tất cả các bà bầu trong suốt thai kỳ.

>> Tham khảo: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Hàm lượng sắt cho bà bầu là bao nhiêu?

Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45- 55kg thì tổng nhu cầu sắt cho bà bầu trong cả thai kỳ khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố.

Trong đó, các loại sắt cho bà bầu với hàm lượng cụ thể bao gồm:

600mg trong thực phẩm: với một chế độ ăn đầy đủ, lượng sắt sinh học cao, khả năng hấp thu sắt tốt. 200-400mg sắt còn lại: huy động từ dự trữ sắt của mẹ và thuốc bổ sung.

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo từng tam cá nguyệt như sau:

0,8 mg sắt/ ngày: tam cá nguyệt I. 4 – 5 mg sắt/ ngày: tam cá nguyệt II. > 6 mg sắt/ ngày: tam cá nguyệt thứ III.

Hàm lượng sắt cho bà bầu là bao nhiêu?

Hàm lượng sắt cho bà bầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu bằng thực phẩm

Loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt nhất

Trong thức ăn, sắt ở dưới dạng ferric (Fe3+). Hàm lượng sắt khác nhau trong từng loại thức ăn. Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bao gồm các loại thịt đỏ, hàu, gan, cá, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt thấp bao gồm thực vật, sữa, bột ngũ cốc, đậu phụ, nho khô, rau chân vịt…pp

>> Tham khảo: Các loại hạt tốt nhất cho bà bầu và thai nhi

Tỉ lệ sắt hấp thu theo mỗi loại thực phẩm phổ biến như sau:

Gạo: 0 – 2%2-3 Bắp 3 – 4% Đậu nành 6 – 10% Sữa động vật 4% – 5% Jambon, chả, xúc xích 10% – 15% Cá 10% – 15% Gan > 20% Thịt nạc, đặc biệt là thịt đỏ > 20%

Như vậy, trong bữa ăn hàng ngày, bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng như cá, thịt bò, lòng đỏ trước gà, các loại đậu hạt,… để cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể và em bé phát triển.

Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu qua bữa ăn hàng ngày

Khẩu phần ăn hàng ngày trung bình chứa 10-15 mg sắt. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5-10% lượng sắt nói trên được hấp thu. Trong khi đó, lượng sắt cần thiết cho bà bầu có thể tăng lên đến 20-30%.

Các yếu tố làm tăng cường khả năng hấp thu sắt

Fe2+ (dễ hấp thu hơn Fe3+) Sắt hữu cơ cơ thể hấp thu tốt hơn sắt vô cơ Môi trường acid (vitamin C, cam, bưởi, ổi, đu đủ,…) Dạ dày trống Đang thiếu sắt

Các chất làm cản trở hấp thu sắt:

Trà, cafe, các chất kích thích, nước ngọt Canxi: nên uống viên canci sau uống vên sắt ít nhất 2 giờ

Bên cạnh đó, một lưu ý khi chế biến thức ăn cho phụ nữ có thai là nấu, chiên, xào, luộc kỹ sẽ làm mất Vitamin C sẽ làm giảm bớt hấp thu sắt. Vì thế, khi chế biến hãy lưu ý rửa sạch nguyên vật liệu và thời gian chế biến đảm bảo thức ăn vừa chín tới tránh làm mất đi dinh dưỡng bên trong thực phẩm.

Có nhiều thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bổ sung trong thực đơn mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt và cách sử dụng đúng chuẩn

Để tăng sự hấp thụ, tăng dung nạp của sắt, việc bổ sung sắt cho bà bầu cần diễn ra đúng cách. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng, viên uống hay thuốc bổ sung sắt nào, mẹ bầu cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc và hàm lượng phù hợp cho từng tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một vài kiến thức bổ ích về thuốc và cách bổ sung sắt cho bà bầu.

Các loại thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu nào tốt?

Sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate, oxalate): dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ (sắt sulfate) Fe2+: Dễ hấp thu hơn Fe3+ Sắt nước: Khó uống, dễ gây buồn nôn nhưng hấp thu tốt, ít gây táo bón, ít gây nóng. Viên sắt (uống hay nhai): Dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.

Bầu mấy tháng thì uống sắt?

Bổ sung sắt thường qui bắt đầu từ tháng thứ 4 và kéo dài đến sau khi sinh một tháng. Nếu mẹ có thiếu máu thì việc bổ sung sắt bắt đầu từ những tháng đầu tiên, thời gian bổ sung kéo dài 6-12 tháng, nên tiếp tục. Liều lượng: 100-200 mg sắt nguyên tố/ngày. Ban đầu dùng 1 viên/ ngày. Sau đó, tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp tốt, kiểm tra Ferritin (dự trữ sắt) để chỉnh liều.

Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Viên sắt tốt hơn nếu uống lúc đói. Tuy nhiên, sắt lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Dùng sắt chia làm nhiều lần trong ngày và ăn chung các buổi ăn, vì có đường tăng cường hấp thu sắt. Kết hợp Vitamin C để tăng cường hấp thu sắt hoặc chế độ ăn thêm citric (chanh), cà chua và khoai tây. Nên uống viên canxi cho bà bầu sau uống vên sắt ít nhất 2 giờ. Hạn chế uống nước trà, phosphate và chế độ ăn chay.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu đúng cách theo từng giai đoạn

Sắt là chất cần thiết cho mẹ và bé trong thai kỳ. Thiếu máu do thiếu sắt có thể dẫn đến nhiều nguy cơ cho sức khỏe của cả 2 mẹ con. Thế nhưng thuốc sắt cho bà bầu nên uống khi nào? Bầu mấy tháng thì uống sắt? Hay đâu là những thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu ? Cùng Huggies và bác sĩ Bùi Thị Thu Hà tìm hiểu chi tiết việc bổ sung sắt cho bà bầu trong bài viết dưới đây nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Thực phẩm tốt cho bà bầu từng giai đoạn thai kỳ Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng đầu Bà bầu ăn gì để thai nhi thông minh và mạnh khỏe?

Vì sao cần bổ sung sắt cho bà bầu?

Tổng hợp hemoglobin (huyết sắc tố), là chất vận chuyển oxy đến các tế bào trong cơ thể. Hemoglobin có 2 thành phần chính là hem và globin. Hem được cấu tạo từ protoporphyrin và ion sắt hóa trị hai (Fe2+). Do vậy, thiếu hụt sắt trong cơ thể sẽ ảnh hưởng đến sự tổng hợp hemoglobin và gây ra thiếu máu. Một trong các vi chất mà nhu cầu tăng nhiều trong thai kỳ là chất sắt. Bởi trong suốt thai kỳ, cơ thể bên trong của người phụ nữ sẽ phát triển và phân chia tế bào liên tục để hình thành được phôi thai cũng như nuôi dưỡng thai nhi trong suốt 9 tháng. Vì thế, trong giai đoạn này mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt để đảm bảo đủ dinh dưỡng và dưỡng chất trong quá trình phát triển của thai nhi. Thiếu máu thiếu sắt là một bệnh lý hệ thống và gây ra rất nhiều các hậu quả nghiêm trọng cho mẹ bầu cũng như em bé sau khi ra đời.

>> Tham khảo: Bà bầu thiếu máu có nguy hiểm không?

Mẹ bầu cần bổ sung đủ sắt để đảm bảo đủ dưỡng chất trong quá trình phát triển của thai nhi (Nguồn: Sưu tầm)

Các triệu chứng của thiếu máu thiếu sắt lên thai kỳ

Triệu chứng thiếu sắt ở mẹ bầu

Khi mang thai: tim đập nhanh, hồi hộp (do tim phải bơm máu nhiều hơn để bù đắp cho sự thiếu oxy máu). Do đó, thiếu máu lâu ngày có thể dẫn tới suy tim, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt. Kém tập trung, khó nhớ, mau quên. Giảm khả năng miễn dịch chống lại nhiễm trùng, tăng nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm đài bể thận. Tăng nguy cơ tiền sản giật. Tăng nguy cơ sinh non. Lúc sanh: mệt mỏi, rặn yếu, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng hậu sản… Tăng tỷ lệ mổ lấy thai và biến chứng hậu sản.

Triệu chứng thiếu sắt ở thai nhi

Tăng nguy cơ tử vong, sanh non, nhẹ cân. Dễ nhiễm trùng. Chậm phát triển về thể chất và trí tuệ ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, chậm nói, chậm đi, khả năng tư duy và nhận thức giảm sút, kém tập trung, khó nhớ, mau quên,… Do đó, sắt là vi chất duy nhất mà Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo nên bổ sung ở dạng thuốc cho tất cả các bà bầu trong suốt thai kỳ.

>> Tham khảo: Hướng dẫn bổ sung sắt cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ đúng cách

Thiếu sắt sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Hàm lượng sắt cho bà bầu là bao nhiêu?

Với một thai kỳ bình thường, ở phụ nữ có cân nặng trước khi mang thai khoảng 45- 55kg thì tổng nhu cầu sắt cho bà bầu trong cả thai kỳ khoảng 800-1000mg sắt nguyên tố.

Trong đó, các loại sắt cho bà bầu với hàm lượng cụ thể bao gồm:

600mg trong thực phẩm: với một chế độ ăn đầy đủ, lượng sắt sinh học cao, khả năng hấp thu sắt tốt. 200-400mg sắt còn lại: huy động từ dự trữ sắt của mẹ và thuốc bổ sung.

Hàm lượng sắt cho bà bầu theo từng tam cá nguyệt như sau:

0,8 mg sắt/ ngày: tam cá nguyệt I. 4 – 5 mg sắt/ ngày: tam cá nguyệt II. > 6 mg sắt/ ngày: tam cá nguyệt thứ III.

Hàm lượng sắt cho bà bầu là bao nhiêu?

Hàm lượng sắt cho bà bầu sẽ thay đổi theo từng giai đoạn trong thai kỳ (Nguồn: Sưu tầm)

Hướng dẫn bổ sung sắt cho bà bầu bằng thực phẩm

Loại thực phẩm bổ sung sắt cho bà bầu tốt nhất

Trong thức ăn, sắt ở dưới dạng ferric (Fe3+). Hàm lượng sắt khác nhau trong từng loại thức ăn. Thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bao gồm các loại thịt đỏ, hàu, gan, cá, thịt gia cầm, lòng đỏ trứng. Các loại thực phẩm chứa hàm lượng sắt thấp bao gồm thực vật, sữa, bột ngũ cốc, đậu phụ, nho khô, rau chân vịt…pp

>> Tham khảo: Các loại hạt tốt nhất cho bà bầu và thai nhi

Tỉ lệ sắt hấp thu theo mỗi loại thực phẩm phổ biến như sau:

Gạo: 0 – 2%2-3 Bắp 3 – 4% Đậu nành 6 – 10% Sữa động vật 4% – 5% Jambon, chả, xúc xích 10% – 15% Cá 10% – 15% Gan > 20% Thịt nạc, đặc biệt là thịt đỏ > 20%

Như vậy, trong bữa ăn hàng ngày, bà bầu nên bổ sung các loại thực phẩm tươi giàu dinh dưỡng như cá, thịt bò, lòng đỏ trước gà, các loại đậu hạt,… để cung cấp đủ chất sắt cho cơ thể và em bé phát triển.

Lưu ý khi bổ sung sắt cho bà bầu qua bữa ăn hàng ngày

Khẩu phần ăn hàng ngày trung bình chứa 10-15 mg sắt. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5-10% lượng sắt nói trên được hấp thu. Trong khi đó, lượng sắt cần thiết cho bà bầu có thể tăng lên đến 20-30%.

Các yếu tố làm tăng cường khả năng hấp thu sắt

Fe2+ (dễ hấp thu hơn Fe3+) Sắt hữu cơ cơ thể hấp thu tốt hơn sắt vô cơ Môi trường acid (vitamin C, cam, bưởi, ổi, đu đủ,…) Dạ dày trống Đang thiếu sắt

Các chất làm cản trở hấp thu sắt:

Trà, cafe, các chất kích thích, nước ngọt Canxi: nên uống viên canci sau uống vên sắt ít nhất 2 giờ

Bên cạnh đó, một lưu ý khi chế biến thức ăn cho phụ nữ có thai là nấu, chiên, xào, luộc kỹ sẽ làm mất Vitamin C sẽ làm giảm bớt hấp thu sắt. Vì thế, khi chế biến hãy lưu ý rửa sạch nguyên vật liệu và thời gian chế biến đảm bảo thức ăn vừa chín tới tránh làm mất đi dinh dưỡng bên trong thực phẩm.

Có nhiều thực phẩm giàu sắt cho bà bầu bổ sung trong thực đơn mỗi ngày (Nguồn: Sưu tầm)

Thuốc sắt cho bà bầu loại nào tốt và cách sử dụng đúng chuẩn

Để tăng sự hấp thụ, tăng dung nạp của sắt, việc bổ sung sắt cho bà bầu cần diễn ra đúng cách. Trước khi sử dụng bất kỳ loại thực phẩm chức năng, viên uống hay thuốc bổ sung sắt nào, mẹ bầu cũng cần có sự hướng dẫn của bác sĩ về loại thuốc và hàm lượng phù hợp cho từng tình trạng sức khỏe. Dưới đây là một vài kiến thức bổ ích về thuốc và cách bổ sung sắt cho bà bầu.

Các loại thuốc sắt cho bà bầu 3 tháng đầu nào tốt?

Sắt hữu cơ (Sắt fumarate và sắt gluconate, oxalate): dễ hấp thu hơn và ít gây táo bón hơn so với sắt vô cơ (sắt sulfate) Fe2+: Dễ hấp thu hơn Fe3+ Sắt nước: Khó uống, dễ gây buồn nôn nhưng hấp thu tốt, ít gây táo bón, ít gây nóng. Viên sắt (uống hay nhai): Dễ uống, không gây buồn nôn nhưng hấp thu kém hơn sắt nước, gây nóng trong nhiều hơn.

Bầu mấy tháng thì uống sắt?

Bổ sung sắt thường qui bắt đầu từ tháng thứ 4 và kéo dài đến sau khi sinh một tháng. Nếu mẹ có thiếu máu thì việc bổ sung sắt bắt đầu từ những tháng đầu tiên, thời gian bổ sung kéo dài 6-12 tháng, nên tiếp tục. Liều lượng: 100-200 mg sắt nguyên tố/ngày. Ban đầu dùng 1 viên/ ngày. Sau đó, tăng liều nếu bệnh nhân dung nạp tốt, kiểm tra Ferritin (dự trữ sắt) để chỉnh liều.

Bà bầu uống sắt vào thời điểm nào trong ngày?

Viên sắt tốt hơn nếu uống lúc đói. Tuy nhiên, sắt lại gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Vì vậy, nên uống trước khi ăn 1 giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ.

Dùng sắt chia làm nhiều lần trong ngày và ăn chung các buổi ăn, vì có đường tăng cường hấp thu sắt. Kết hợp Vitamin C để tăng cường hấp thu sắt hoặc chế độ ăn thêm citric (chanh), cà chua và khoai tây. Nên uống viên canxi cho bà bầu sau uống vên sắt ít nhất 2 giờ. Hạn chế uống nước trà, phosphate và chế độ ăn chay.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo thêm thông tin tại chuyên mục Mang thai hoặc gửi câu hỏi về Góc chuyên gia.