Mang thai 6 tháng là thời điểm cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi rõ rệt. Bụng bắt đầu phát triển nhanh, kéo theo cân nặng của mẹ bầu cũng tăng cao. Nhưng tăng bao nhiêu cân thì đủ, tránh tình trạng thừa cân? Tham khảo công thức dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.
Tại sao bà bầu cần tăng cân khi mang thai?
Trọng lượng cơ thể và sức khỏe của bé phụ thuộc rất nhiều vào cân nặng của mẹ. Nếu không có gì bất thường xảy ra thì từ tuần thai thứ 20 trở đi, mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 30g, vì thế mà trẻ cần nhiều năng lượng từ mẹ. Do đó, cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng theo tuổi của thai nhi.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mà chỉ số cân nặng của các mẹ sẽ khác nhau. Đồng thời, việc tăng bao nhiêu cân còn tùy thuộc vào kích thước của thai nhi.
Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?
Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI(*)) trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:
(*) Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)
1) Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:+ 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
+ 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
+ 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg
2) Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m à BMI = 18 (tình trạng dinh dưỡng gầy), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#25%)
3) Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.
Ví dụ: Phụ nữ nặng 70kg – cao 1,5m à BMI # 31 (tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#15%)
Lưu ý:
– Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.
– Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo)
– Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng.
– Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.
– Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.
Tiêu chuẩn tăng cân theo từng giai đoạn mang thai
– Tam cá nguyệt đầu tiên: Trong giai đoạn này, thai nhi vẫn chưa phát triển nhiểu nên mẹ vẫn chưa cần tăng cân nhanh. Tuy nhiên, mẹ nên tăng cân khoảng 0,5 kg đến 1kg mỗi tháng và khoảng 1.5 kg đến 2.5kg trong cả giai đoạn này. Để đạt được “chỉ tiêu” này, mỗi ngày mẹ cần nạp thêm khoảng 200calo và đừng cố ép bản thân ăn quá nhiều, nếu mẹ không muốn gặp rắc rối với việc giảm cân sau sinh.
– Tam cá nguyệt thứ 2: Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ nên tăng khoảng 450g/tuần và khoảng 5-6kg khi kết thúc giai đoạn này. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu “thành hình” thế nên sẽ cần nhiều năng lượng hơn và mẹ cần nạp thêm 300 calo mỗi ngày mới có thể “theo kịp” sự phát triển của thai nhi.
– Tam cá nguyệt cuối: Đến thời điểm cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ sẽ dừng lại trong khoảng 9-12kg, đây là cân nặng chuẩn cho các chị em mang thai. Thường thì, mẹ sẽ có dấu hiệu sụt cân vào cuối thai kỳ nhưng không đáng kể. Chế độ dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng giai đoạn này, vì cơ thể mẹ cần dự trữ năng lượng cho cuộc “vượt cạn” sắp tới và cả thai nhi cũng cần đủ dưỡng chất để hoàn thiện những “khâu” cuối cùng trước khi “xuất xưởng”.
Trên đây chỉ là những chỉ số chung và không thể áp dụng với tất cả mẹ bầu được. Các bác sĩ sẽ cho mẹ những lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng cũng như cân nặng của mẹ trong thai kỳ của mình.
Cân nặng của thai nhi khi mẹ mang thai 6 tháng
Vào tuần thai thứ 21 của thai kỳ, em bé của mẹ đã ra dáng “hình người” và bé sẽ nặng khoảng 360g, chiều dài (được đo từ đầu tới chân) vào khoảng 25,6cm. Như thế, mẹ có thể hình dung hình dáng của bé tương tự như một quả lựu.
Ở tuần này, hệ thần kinh của bé sẽ phát triển mạnh mẽ, các giác quan hình thành đầy đủ. Nhất là đôi mắt đã dần hoàn thiện với mi mắt, lông mày, chỉ còn thiếu sắc tố. Tuy nhiên, điều này cũng đã đủ cho phép bé nhận biết và có cảm giác với mọi thứ xung quanh như âm thanh, ánh sáng phát ra từ bên ngoài bụng mẹ.
Nếu đi khám thai vào tuần này, mẹ có thể biết được chính xác giới tính của em bé trong bụng mình. Nếu là bé gái thì buồng trứng và tử cung sẽ được đưa ra ngoài, đồng thời âm đạo cũng bắt đầu hoàn thành. Còn với bé trai, tinh hoàn cũng được di chuyển từ bụng về đúng vị trí.
Mang thai 6 tháng là thời điểm cơ thể mẹ bầu đã có những thay đổi rõ rệt. Bụng bắt đầu phát triển nhanh, kéo theo cân nặng của mẹ bầu cũng tăng cao. Nhưng tăng bao nhiêu cân thì đủ, tránh tình trạng thừa cân? Tham khảo công thức dưới đây để có một thai kỳ khỏe mạnh mẹ nhé.
Tại sao bà bầu cần tăng cân khi mang thai?
Trọng lượng cơ thể và sức khỏe của bé phụ thuộc rất nhiều vào cân nặng của mẹ. Nếu không có gì bất thường xảy ra thì từ tuần thai thứ 20 trở đi, mỗi ngày thai nhi tăng khoảng 30g, vì thế mà trẻ cần nhiều năng lượng từ mẹ. Do đó, cân nặng của mẹ cũng sẽ tăng lên nhanh chóng theo tuổi của thai nhi.
Tuy nhiên, tùy theo thể trạng và chế độ dinh dưỡng cho bà bầu mà chỉ số cân nặng của các mẹ sẽ khác nhau. Đồng thời, việc tăng bao nhiêu cân còn tùy thuộc vào kích thước của thai nhi.
Tăng bao nhiêu cân trong thai kỳ là hợp lý?
Tùy theo tình trạng dinh dưỡng (chỉ số khối cơ thể: BMI(*)) trước khi có thai của người mẹ mà khuyến nghị mức tăng cân như sau:
(*) Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao * chiều cao] (m)
1) Với tình trạng dinh dưỡng bình thường (BMI: 18,5 – 24,9): mức tăng cân của người mẹ nên đạt là 10 – 12 kg. Mức tăng cụ thể như sau:+ 3 tháng đầu (quý I): tăng 1 kg
+ 3 tháng giữa (quý II): tăng 4 – 5 kg
+ 3 tháng cuối (quý III): tăng 5 – 6 kg
2) Với tình trạng dinh dưỡng gầy (BMI: <18,5): mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.
Ví dụ: Phụ nữ nặng 40,5kg – cao 1,5m à BMI = 18 (tình trạng dinh dưỡng gầy), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#25%)
3) Với tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì (BMI: > hoặc bằng 25): mức tăng cân nên đạt 15% cân nặng trước khi mang thai.
Ví dụ: Phụ nữ nặng 70kg – cao 1,5m à BMI # 31 (tình trạng dinh dưỡng thừa cân, béo phì), thì khi mang thai mức tăng cân là khoảng 10kg (#15%)
Lưu ý:
– Từ tháng thứ 4 của thai kỳ mẹ bầu nên tăng trong khoảng 1,5 – 2kg mỗi tháng. Nên kiểm tra cân nặng đều đặn và liên hệ bác sĩ để được tư vấn nếu mẹ tăng ít hơn 1kg hay quá 3 kg mỗi tháng.
– Tăng cân quá ít hay quá nhiều đều có ảnh hưởng không tốt lên sức khỏe của mẹ và bé. Mẹ bầu nên lưu ý rằng “ăn cho 2 người” không đồng nghĩa là “ăn gấp đôi”, điều quan trọng là người mẹ phải có chế độ ăn hợp lý để đảm bảo đủ năng lượng (lưu ý không được ăn quá ngọt hay quá béo)
– Thời gian mang thai KHÔNG phải là khoảng thời gian thích hợp cho việc giảm cân giữ dáng.
– Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ: tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sanh non, tăng tỉ lệ sanh mổ.
– Tăng cân quá ít dễ dẫn đến tình trạng thai chậm tăng trưởng trong tử cung, thai suy sinh dưỡng, tăng tỉ lệ sinh non.
Tiêu chuẩn tăng cân theo từng giai đoạn mang thai
– Tam cá nguyệt đầu tiên: Trong giai đoạn này, thai nhi vẫn chưa phát triển nhiểu nên mẹ vẫn chưa cần tăng cân nhanh. Tuy nhiên, mẹ nên tăng cân khoảng 0,5 kg đến 1kg mỗi tháng và khoảng 1.5 kg đến 2.5kg trong cả giai đoạn này. Để đạt được “chỉ tiêu” này, mỗi ngày mẹ cần nạp thêm khoảng 200calo và đừng cố ép bản thân ăn quá nhiều, nếu mẹ không muốn gặp rắc rối với việc giảm cân sau sinh.
– Tam cá nguyệt thứ 2: Từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ, mẹ nên tăng khoảng 450g/tuần và khoảng 5-6kg khi kết thúc giai đoạn này. Lúc này, thai nhi đã bắt đầu “thành hình” thế nên sẽ cần nhiều năng lượng hơn và mẹ cần nạp thêm 300 calo mỗi ngày mới có thể “theo kịp” sự phát triển của thai nhi.
– Tam cá nguyệt cuối: Đến thời điểm cuối thai kỳ, cân nặng của mẹ sẽ dừng lại trong khoảng 9-12kg, đây là cân nặng chuẩn cho các chị em mang thai. Thường thì, mẹ sẽ có dấu hiệu sụt cân vào cuối thai kỳ nhưng không đáng kể. Chế độ dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng giai đoạn này, vì cơ thể mẹ cần dự trữ năng lượng cho cuộc “vượt cạn” sắp tới và cả thai nhi cũng cần đủ dưỡng chất để hoàn thiện những “khâu” cuối cùng trước khi “xuất xưởng”.
Trên đây chỉ là những chỉ số chung và không thể áp dụng với tất cả mẹ bầu được. Các bác sĩ sẽ cho mẹ những lời khuyên tốt nhất về chế độ dinh dưỡng cũng như cân nặng của mẹ trong thai kỳ của mình.
Cân nặng của thai nhi khi mẹ mang thai 6 tháng
Vào tuần thai thứ 21 của thai kỳ, em bé của mẹ đã ra dáng “hình người” và bé sẽ nặng khoảng 360g, chiều dài (được đo từ đầu tới chân) vào khoảng 25,6cm. Như thế, mẹ có thể hình dung hình dáng của bé tương tự như một quả lựu.
Ở tuần này, hệ thần kinh của bé sẽ phát triển mạnh mẽ, các giác quan hình thành đầy đủ. Nhất là đôi mắt đã dần hoàn thiện với mi mắt, lông mày, chỉ còn thiếu sắc tố. Tuy nhiên, điều này cũng đã đủ cho phép bé nhận biết và có cảm giác với mọi thứ xung quanh như âm thanh, ánh sáng phát ra từ bên ngoài bụng mẹ.
Nếu đi khám thai vào tuần này, mẹ có thể biết được chính xác giới tính của em bé trong bụng mình. Nếu là bé gái thì buồng trứng và tử cung sẽ được đưa ra ngoài, đồng thời âm đạo cũng bắt đầu hoàn thành. Còn với bé trai, tinh hoàn cũng được di chuyển từ bụng về đúng vị trí.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi