Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của người mẹ trước mang thai.
- Nếu người mẹ có cân nặng bình thường (BMI khoảng 18,5 – 24,9): tăng 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
- 3 tháng đầu(quý I): tăng 1 kg
- 3 tháng giữa(quý II): tăng 3-4 kg
- 3 tháng cuối(quý III): tăng 5-6 kg
- Nếu người mẹ nhẹ cân (BMI <18,5): mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
- Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
- Trường hợp người mẹ mang song thai: nên tăng khoảng 16-20,5 kg
Lưu ý:
- Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ.
- Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non
2/ Làm thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai?
2.1 Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai…)
- Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…)
- Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc…)
- Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)
Lưu ý, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị… Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé, bao gồm
- Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.
- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
- Acid folic: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu…
- Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…
- Protein: Có trong các loại thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu.
- Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc trong các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ…
- Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé. Kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau sinh.
- Iốt: cần bổ sung iốt để hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ.
Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý bổ sung ít nhất 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước, táo bón, ảnh hưởng đến lượng nước ối và túi ối.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng các viên uống bổ sung này với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
2.2 Chế độ sinh hoạt và làm việc
- Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức.
- Tránh các công việc ở trên cao hoặc ngâm mình dưới nước. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý.
- Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và con tăng cân.
- Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải, không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ.
- Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể.
- Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.
- Hạn chế đi xa, khi có việc ra ngoài, cần có người hỗ trợ.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.
Bên cạnh đó, bà bầu cần được khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế, trong đó tối thiểu phải khám thai được 5 lần trong toàn bộ thai kỳ để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp người mẹ đáp ứng được tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai.
**
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng YouMed.
Cân nặng khi mang thai không chỉ phản ánh sức khỏe của mẹ mà còn cho thấy sự phát triển của bào thai trong tử cung.
Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể (BMI) của người mẹ trước mang thai.
- Nếu người mẹ có cân nặng bình thường (BMI khoảng 18,5 – 24,9): tăng 10 – 12 kg, cụ thể như sau:
- 3 tháng đầu(quý I): tăng 1 kg
- 3 tháng giữa(quý II): tăng 3-4 kg
- 3 tháng cuối(quý III): tăng 5-6 kg
- Nếu người mẹ nhẹ cân (BMI <18,5): mức tăng cân nên đạt khoảng 25% so với cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 12,7 – 18,3 kg.
- Nếu trước khi mang thai mẹ bị thừa cân, béo phì (BMI từ 25 trở lên): mức tăng cân lý tưởng là 15% cân nặng trước khi mang thai, thông thường là 7-11,3 kg.
- Trường hợp người mẹ mang song thai: nên tăng khoảng 16-20,5 kg
Lưu ý:
- Tăng cân quá nhiều dễ dẫn đến nguy cơ thai phụ bị tiền sản giật, đái tháo đường thai kỳ, tăng tỷ lệ sinh non, sinh mổ.
- Tăng cân quá ít dễ gây ra tình trạng thai nhi chậm tăng trưởng trong tử cung, thai bị suy dinh dưỡng, tăng nguy cơ sinh non
2/ Làm thế nào để đảm bảo tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai?
2.1 Chế độ dinh dưỡng
Dinh dưỡng là yếu tố vô cùng quan trọng đối với phụ nữ mang thai. Theo đó, chế độ ăn cho bà bầu cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm:
- Nhóm chất bột (bao gồm gạo, mì, ngô, khoai…)
- Nhóm chất đạm (bổ sung qua thịt, cá, trứng, tôm, cua, đậu đỗ…)
- Nhóm chất béo (có nhiều trong dầu, mỡ, vừng, lạc…)
- Nhóm vitamin, khoáng chất và chất xơ (trong các loại rau có màu xanh và quả chín)
Lưu ý, thai phụ cần đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm, tuyệt đối không ăn những thức ăn chưa được nấu chín, không rõ nguồn gốc, quá nhiều gia vị… Để đáp ứng tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai, người mẹ cần được cung cấp đủ lượng vitamin và dưỡng chất thiết yếu cho cả mẹ và bé, bao gồm
- Các vitamin nhóm A, B, C, D, E, K: Có thể bổ sung thông qua các loại thực phẩm tự nhiên hàng ngày.
- Canxi: Có nhiều trong sữa, trứng, váng sữa, sữa chua…
- Acid folic: Đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của hệ thần kinh ở trẻ, có nhiều trong gan động vật, rau có màu xanh thẫm, súp-lơ, các loại đậu…
- Omega 3: Trong thành phần dầu ăn, dầu oliu và mỡ cá…
- Protein: Có trong các loại thực phẩm như cá, gà, thịt, trứng và đậu, giúp cho quá trình tạo cơ, xương và tạo máu.
- Sắt: Rất quan trọng trong sự tạo máu, vận chuyển oxy, có nhiều trong gan lợn gà, lòng đỏ trứng gà, thịt bò (hoặc trong các loại thịt đỏ), các loại rau củ quả tự nhiên như đậu đỗ…
- Kẽm: Rất giàu trong cá, hải sản, thịt gia cầm và sữa. Kẽm là nguyên tố cần thiết để đảm bảo cân nặng và kích thước vòng đầu của em bé. Kẽm còn đóng vai trò nhất định cho sự phát triển của trẻ trước và sau sinh.
- Iốt: cần bổ sung iốt để hoàn thiện sự phát triển não bộ của trẻ.
Bên cạnh đó, thai phụ cần chú ý bổ sung ít nhất 8 ly nước lọc hoặc nước trái cây mỗi ngày để phòng ngừa tình trạng mất nước, táo bón, ảnh hưởng đến lượng nước ối và túi ối.
Ngoài ra, phụ nữ mang thai có thể sử dụng các loại thuốc bổ, các viên đa vitamin để bổ sung các vi chất thiết yếu cho cơ thể. Tuy nhiên, bà bầu cần sử dụng các viên uống bổ sung này với liều lượng hợp lý và dưới sự hướng dẫn của bác sĩ
2.2 Chế độ sinh hoạt và làm việc
- Phụ nữ mang thai nên làm việc theo khả năng của mình, không được làm việc quá sức.
- Tránh các công việc ở trên cao hoặc ngâm mình dưới nước. Trong khi làm việc, nên nghỉ giải lao hợp lý.
- Giai đoạn cuối của thai kỳ, bà bầu cần được nghỉ ngơi để lấy lại sức và con tăng cân.
- Nên vận động thật nhẹ nhàng bằng cách làm việc nhà vừa phải, không nên nghỉ ngơi thụ động một chỗ.
- Đảm bảo giấc ngủ mỗi ngày ít nhất 8 tiếng, nên ngủ trưa vừa đủ để phục hồi cơ thể.
- Giữ cuộc sống tinh thần thoải mái, tránh xảy ra căng thẳng, lo âu phiền muộn.
- Hạn chế đi xa, khi có việc ra ngoài, cần có người hỗ trợ.
- Giữ môi trường sống sạch sẽ, trong lành, thoáng đãng, tránh khói thuốc lá, bụi bẩn.
Bên cạnh đó, bà bầu cần được khám thai định kỳ tại các cơ sở y tế, trong đó tối thiểu phải khám thai được 5 lần trong toàn bộ thai kỳ để bác sĩ có thể thăm khám và đưa ra lời khuyên phù hợp, giúp người mẹ đáp ứng được tiêu chuẩn tăng cân khi mang thai.
**
Để đặt lịch khám tại viện, Quý khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đặt lịch trực tiếp TẠI ĐÂY. Đặt lịch nhanh chóng và theo dõi lịch hẹn thuận tiện hơn qua ứng dụng YouMed.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi