Hiện nay phụ nữ mang thai hay bà bầu cũng là nhóm đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Vậy, quy định về Bảo hiểm y tế cho bà bầu như thế nào? chi tiết mức hưởng và hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Những quy định về Bảo hiểm y tế cho bà bầu.
1. Bảo hiểm y tế và lợi ích của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT, nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Người dân tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo quy định khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế do nhà nước mở ra và các cơ sở y tế ký hợp đồng BHYT. Bên cạnh đó BHYT ý nghĩa quan trọng trong an sinh xã hội, góp phần giúp người dân có một sức khỏe tốt, an tâm hơn khi về già.
2. Quy định đối với Bảo hiểm y tế cho bà bầu
Bảo hiểm y tế được khuyến khích trong toàn dân, đối với bà bầu tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ rất nhiều về chi phí khi sinh nở hoặc khi khám thai định kỳ, phục hồi chức năng hay chữa bệnh mà phải vào bệnh viện.
2.1 Mức hưởng bảo hiểm y tế cho bà bầu
Bà bầu có mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Luật BHYT và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng BHYT. Cụ thể mức hưởng của bà bầu trong phạm vi được hưởng như sau:
Khi khám chữa bệnh đúng tuyến:
-
Hưởng 100% chi phí nếu là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nhân dân; người có công với cách mạng, người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tại xã đảo, huyện đảo…
-
Hưởng 100% chi phí với trường hợp chi cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến; khám chữa bệnh ở tuyến xã;
-
Hưởng 95% chi phí nếu là thân nhân người có công với cách mạng, vợ/chồng/con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
-
Hưởng 80% chi phí với các đối tượng khác.
Khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến:
Trong trường hợp bà bầu tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được tính trên mức hưởng của loại thẻ BHYT theo tỷ lệ sau:
-
Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương;
-
Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
-
Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
2.2 Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế
Tùy từng đối tượng bà bầu, để đăng ký tham gia BHYT sẽ cần hồ sơ thủ tục khác nhau.
Trường hợp bà bầu làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp:
Đối với các đối tượng bà bầu làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp có hợp đồng lao động, doanh nghiệp/đơn vị sẽ đại diện làm hồ sơ đăng ký tham gia BHYT cho người lao động. Khi này bà bầu chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân như: thẻ căn cước/chứng minh thư; số bảo hiểm xã hội; số thẻ bảo hiểm y tế… để làm thủ tục đăng ký.
Trường hợp bà bầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
Đối với bà bầu tham gia BHYT tự nguyện sẽ thực hiện tham gia dưới hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Hồ sơ gồm:
-
Sổ hộ khẩu (bản chính).
-
Thẻ BHYT (bản photo) của những người trong hộ khẩu để xác định việc giảm trừ mức đóng.
-
Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS)
-
Các giấy tờ kèm theo khác căn cứ xác định đối tượng và mức hưởng (nếu có)
Thủ tục mua bảo hiểm y tế khi mang thai được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tham gia BHYT cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu mua bảo hiểm
Bước 2: Đóng tiền phí BHYT theo 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Bước 3: Đến cơ quan bảo hiểm để lấy thẻ theo lịch ghi trên giấy hẹn.
Lưu ý: Cơ quan BHYT trả thẻ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHYT nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế cho bà bầu
Bảo hiểm y tế không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện do đó quy định về đối tượng tham gia không hề khắt khe. Nếu là bà bầu việc tham gia BHYT và hưởng lợi ích từ BHYT cũng được tạo điều kiện tối đa.
Bà bầu được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh hưởng nhiều lợi ích khi tham gia BHYT.
3.1 Có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện khi đang bầu
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định các đối tượng tham gia BHYT như sau:
“Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này”.
Theo quy định trên bà bầu chưa có BHYT hoàn toàn có thể tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình. Việc đang mang bầu không ảnh hưởng đến quyền lợi được tham gia BHYT và quyền lợi được chi trả BHYT.
3.2 Thời gian nên tham gia BHYT của bà bầu
Nếu thuộc đối tượng tham gia BHYT tự nguyện bà bầu nên tham gia BHYT càng sớm càng tốt. Việc tham gia BHYT sẽ giúp bà bầu được hỗ trợ chi phí khi đi khám thai định kỳ, khi đi khám chữa bệnh trong quá trình mang thai, khi sinh nở hoặc phục hồi sức khỏe sau sinh.
Bà bầu cần lưu ý, khi tham gia BHYT tự nguyện thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT đối với trường hợp tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính (theo Khoản 3, Điều 16, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014). Do đó, bà bầu nên căn thời gian đóng BHYT trước khi sinh để hưởng lợi ích từ BHYT.
Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về chế độ bảo hiểm y tế cho bà bầu. Mong rằng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính xác và hữu ích nhất.
Hiện nay phụ nữ mang thai hay bà bầu cũng là nhóm đối tượng được hưởng chế độ khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế. Vậy, quy định về Bảo hiểm y tế cho bà bầu như thế nào? chi tiết mức hưởng và hướng dẫn làm thủ tục hưởng chế độ sẽ được đề cập trong bài viết dưới đây.
Những quy định về Bảo hiểm y tế cho bà bầu.
1. Bảo hiểm y tế và lợi ích của bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế (BHYT) là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật BHYT, nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện.
Người dân tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh theo quy định khi thực hiện khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế do nhà nước mở ra và các cơ sở y tế ký hợp đồng BHYT. Bên cạnh đó BHYT ý nghĩa quan trọng trong an sinh xã hội, góp phần giúp người dân có một sức khỏe tốt, an tâm hơn khi về già.
2. Quy định đối với Bảo hiểm y tế cho bà bầu
Bảo hiểm y tế được khuyến khích trong toàn dân, đối với bà bầu tham gia BHYT sẽ được hỗ trợ rất nhiều về chi phí khi sinh nở hoặc khi khám thai định kỳ, phục hồi chức năng hay chữa bệnh mà phải vào bệnh viện.
2.1 Mức hưởng bảo hiểm y tế cho bà bầu
Bà bầu có mức hưởng BHYT theo quy định tại Khoản 1, Điều 22, Luật BHYT và Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức hưởng BHYT. Cụ thể mức hưởng của bà bầu trong phạm vi được hưởng như sau:
Khi khám chữa bệnh đúng tuyến:
-
Hưởng 100% chi phí nếu là sĩ quan, hạ sĩ quan quân đội, công an nhân dân; người có công với cách mạng, người hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng; dân tộc thiểu số đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn, tại xã đảo, huyện đảo…
-
Hưởng 100% chi phí với trường hợp chi cho một lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở; người bệnh có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến; khám chữa bệnh ở tuyến xã;
-
Hưởng 95% chi phí nếu là thân nhân người có công với cách mạng, vợ/chồng/con của liệt sỹ; người có công nuôi dưỡng liệt sỹ; người thuộc hộ gia đình cận nghèo;
-
Hưởng 80% chi phí với các đối tượng khác.
Khi khám, chữa bệnh không đúng tuyến:
Trong trường hợp bà bầu tự đi khám chữa bệnh không đúng tuyến sẽ được tính trên mức hưởng của loại thẻ BHYT theo tỷ lệ sau:
-
Hưởng 40% chi phí điều trị nội trú khi khám chữa bệnh tại bệnh viện tuyến trung ương;
-
Hưởng 100% chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh;
-
Hưởng 100% chi phí khám, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện.
2.2 Hồ sơ và thủ tục đăng ký bảo hiểm y tế
Tùy từng đối tượng bà bầu, để đăng ký tham gia BHYT sẽ cần hồ sơ thủ tục khác nhau.
Trường hợp bà bầu làm việc tại các đơn vị doanh nghiệp:
Đối với các đối tượng bà bầu làm việc tại các đơn vị, doanh nghiệp có hợp đồng lao động, doanh nghiệp/đơn vị sẽ đại diện làm hồ sơ đăng ký tham gia BHYT cho người lao động. Khi này bà bầu chỉ cần cung cấp các thông tin cá nhân như: thẻ căn cước/chứng minh thư; số bảo hiểm xã hội; số thẻ bảo hiểm y tế… để làm thủ tục đăng ký.
Trường hợp bà bầu tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện:
Đối với bà bầu tham gia BHYT tự nguyện sẽ thực hiện tham gia dưới hình thức bảo hiểm y tế hộ gia đình.
Hồ sơ gồm:
-
Sổ hộ khẩu (bản chính).
-
Thẻ BHYT (bản photo) của những người trong hộ khẩu để xác định việc giảm trừ mức đóng.
-
Tờ khai tham gia bảo hiểm y tế (mẫu TK1-TS)
-
Các giấy tờ kèm theo khác căn cứ xác định đối tượng và mức hưởng (nếu có)
Thủ tục mua bảo hiểm y tế khi mang thai được quy định như sau:
Bước 1: Nộp hồ sơ tham gia BHYT cho Cơ quan Bảo hiểm xã hội xã/phường/thị trấn nơi cư trú hoặc Đại lý thu mua bảo hiểm
Bước 2: Đóng tiền phí BHYT theo 3 tháng, 6 tháng hoặc 1 năm.
Bước 3: Đến cơ quan bảo hiểm để lấy thẻ theo lịch ghi trên giấy hẹn.
Lưu ý: Cơ quan BHYT trả thẻ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan BHYT nhận được hồ sơ hợp lệ.
3. Quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế cho bà bầu
Bảo hiểm y tế không vì mục đích lợi nhuận và do Nhà nước tổ chức thực hiện do đó quy định về đối tượng tham gia không hề khắt khe. Nếu là bà bầu việc tham gia BHYT và hưởng lợi ích từ BHYT cũng được tạo điều kiện tối đa.
Bà bầu được hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh hưởng nhiều lợi ích khi tham gia BHYT.
3.1 Có thể tham gia bảo hiểm y tế tự nguyện khi đang bầu
Căn cứ theo Khoản 5, Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định các đối tượng tham gia BHYT như sau:
“Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình gồm những người thuộc hộ gia đình, trừ đối tượng quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này”.
Theo quy định trên bà bầu chưa có BHYT hoàn toàn có thể tham gia BHYT tự nguyện theo hộ gia đình. Việc đang mang bầu không ảnh hưởng đến quyền lợi được tham gia BHYT và quyền lợi được chi trả BHYT.
3.2 Thời gian nên tham gia BHYT của bà bầu
Nếu thuộc đối tượng tham gia BHYT tự nguyện bà bầu nên tham gia BHYT càng sớm càng tốt. Việc tham gia BHYT sẽ giúp bà bầu được hỗ trợ chi phí khi đi khám thai định kỳ, khi đi khám chữa bệnh trong quá trình mang thai, khi sinh nở hoặc phục hồi sức khỏe sau sinh.
Bà bầu cần lưu ý, khi tham gia BHYT tự nguyện thẻ BHYT có giá trị sử dụng sau 30 ngày, kể từ ngày đóng BHYT đối với trường hợp tham gia không liên tục từ 3 tháng trở lên trong năm tài chính (theo Khoản 3, Điều 16, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi 2014). Do đó, bà bầu nên căn thời gian đóng BHYT trước khi sinh để hưởng lợi ích từ BHYT.
Trên đây là những tổng hợp và chia sẻ từ Bảo hiểm xã hội điện tử eBH về chế độ bảo hiểm y tế cho bà bầu. Mong rằng có thể cung cấp cho bạn đọc những thông tin chính xác và hữu ích nhất.
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi