Trẻ mấy tháng biết ngồi và những điều mẹ cần lưu ý | Medlatec

Khi biết ngồi, trẻ sẽ có thêm những khám phá hoàn toàn mới về môi trường xung quanh. Đối với mẹ, việc cho trẻ ăn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ cần lưu ý những gì khi tập ngồi cho con?

27/02/2023 | Giúp mẹ pha nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách 26/02/2023 | Những cách xử trí hiệu quả khi trẻ ăn vạ cha mẹ nên áp dụng ngay 25/02/2023 | Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào trong ngày? 24/02/2023 | Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và đảm bảo an toàn

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Những cột mốc phát triển của trẻ là những điều mà cha mẹ luôn quan tâm, mong chờ. Trong đó, trẻ biết ngồi chính là một dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt về kỹ năng vận động. Khi đó, trẻ sẽ khám phá thế giới mới một cách dễ dàng hơn.

Biết ngồi là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ

Biết ngồi là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc về vấn đề “trẻ mấy tháng biết ngồi” và rất lo lắng khi con mình chậm biết ngồi. Các chuyên gia giải thích như sau: Ở khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng tuổi trẻ sẽ biết lẫy. Sau đó, các con sẽ biết chống tay và khi đạt 6 đến 7 tháng tuổi, trẻ có thể biết ngồi. Từ 7 đến 9 tháng tuổi, trẻ sẽ thực hiện thành thạo kỹ năng quan trọng này. Cụ thể như sau:

– Để có thể ngồi được và ngồi vững vàng, phần đầu cũng như cơ cổ của trẻ phải cứng cáp và mạnh mẽ. Khi muốn ngồi, trẻ sẽ dùng 2 tay để chống phần trên của cơ thể, giữ ngực không chạm đất. Lúc này, trẻ sẽ học cách tự lật mình và lăn tròn.

– Đến 5 tháng tuổi: Nếu mẹ đặt con ở tư thế ngồi, trẻ có thể ngồi được nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Mẹ cần ở bên cạnh để giúp con hoặc có thể đặt gối ở xung quanh trẻ để tránh bị ngã.

– Sau đó, trẻ sẽ biết cách nghiêng người về phía trước hay chống tay để có thể cân bằng cơ thể khi ngồi.

– Thông thường, đến tháng thứ 7 trẻ sẽ ngồi vững vàng mà không cần sự hỗ trợ của mọi người xung quanh. Lúc này, trẻ có thể dùng tay để lấy đồ vật mà bé thích và khám phá mọi thứ xung quanh một cách chủ động.

– Bước sang tháng thứ 8, không chỉ ngồi vững vàng, trẻ còn có thể đẩy mình lên để chuyển từ tư thế nằm sấp sang ngồi một cách dễ dàng.

– Khi đã thành thạo kỹ năng ngồi, trẻ thường ngồi lâu hơn. Ngoài vấn đề “trẻ mấy tháng biết ngồi”, mẹ cũng nên quan tâm tới kỹ năng bò của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ phát triển 2 kỹ năng này trong cùng một khoảng thời gian đến khi trẻ tập đứng và tập đi.

2. Trẻ mấy tháng biết ngồi là muộn?

Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi con chậm ngồi, trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa đã thực hiện thành thạo kỹ năng này. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau. Việc chậm ngồi có thể không do các vấn đề sức khỏe gây ra. Do đó, không nên lo lắng thái quá.

Kỹ năng ngồi thường phát triển cùng lúc với kỹ năng bò

Kỹ năng ngồi thường phát triển cùng lúc với kỹ năng bò

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cần quan sát và theo dõi để đưa con đi khám nếu cần thiết. Trường hợp trẻ 4 tháng tuổi nhưng không thể giữ đầu hoặc không thể dùng tay chống phần trên cơ thể hay đã đạt 9 tháng tuổi mà vẫn chưa ngồi được, mẹ nên cho trẻ đi khám chuyên gia. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý khi con có một số biểu hiện cho thấy sự chậm phát triển về kỹ năng vận động:

– Tay chân của trẻ mềm hay cứng bất thường.

– Mẹ có thể cảm nhận được lực chuyển động và các động tác của bé rất yếu.

– Trẻ rất khó khăn khi giữ đầu.

– Trẻ rất ít khi thực hiện động tác với để lấy đồ vật, ít khi cầm đồ vật hay nâng đồ vật và đưa lên miệng.

3. Lưu ý khi tập ngồi cho trẻ

Kỹ năng ngồi của trẻ sẽ được phát triển theo tự nhiên, nhưng để thành thạo kỹ năng này, trẻ cần tập luyện thường xuyên. Cha mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ ngồi vững nhanh chóng hơn:

– Tạo điều kiện để bé tập luyện thường xuyên. Trong khi bé thực hành kỹ năng ngồi, mẹ không nên quá thường xuyên hỗ trợ bé. Nên tạo cho trẻ một không gian riêng và an toàn để trẻ có thể tự khám phá những chuyển động của cơ thể. Khi trẻ có thể nâng cao đầu, nâng cao thân mình, trẻ sẽ cảm nhận khi nào có thể chống đỡ phần mông và chân để có thể tự ngồi dậy.

– Cho bé tập nằm sấp khoảng 2 – 3 lần một ngày: Đây là yếu tố rất quan trọng để giúp bé có thể tập ngồi, lăn tròn và tập bò. Thời gian nằm sấp chính là lúc trẻ rèn luyện và tăng cường cơ cổ và tập ngồi nhanh chóng, dễ dàng hơn. Trong trường hợp trẻ không thích nằm sấp, mẹ có thể cho trẻ tập nằm sấp khoảng vài phút mỗi ngày.

Cho bé nằm sấp để tăng cường cơ cổ

Cho bé nằm sấp để tăng cường cơ cổ

– Để kích thích trẻ ngồi và vươn người, mẹ nên để một số loại đồ chơi quanh trẻ. Không nên quá nóng vội về vấn đề “trẻ mấy tháng biết ngồi” vì trẻ chỉ có thể tự tập luyện khi đã sẵn sàng. Nếu đặt trẻ ở tư thế ngồi quá sớm và quá lâu có thể ảnh hưởng đến nhiều kỹ năng khác. Tốt nhất, chỉ nên cho trẻ tập ngồi khi con đã cứng cáp.

– Mẹ cũng có thể đặt trẻ vào lòng để giúp con tập ngồi dễ dàng hơn. Nhưng lưu ý, không để phần lưng của trẻ bị cong vẹo. Khi giúp con tập ngồi, mẹ có thể cùng bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe hoặc cùng con chơi các trò chơi vận động.

– Nếu cảm thấy bé đã ngồi vững, mẹ nên đặt bé ngồi một mình hoặc cũng có thể đặt gối hay đệm xung quanh phòng khi bé ngã.

Cho trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường

Cho trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường

– Khi cho trẻ tập ngồi, mẹ cũng nên đảm bảo không gian an toàn cho con, không nên tập ngồi ở gần ổ cắm điện, nơi để dao kéo, những đồ vật có thể gây hại cho trẻ, không nên để đồ vật quá nhỏ ở xung quanh trẻ,…

– Không nên để con phụ thuộc vào các sản phẩm hỗ trợ tập ngồi, hãy để con nỗ lực và tập ngồi một cách tự nhiên.

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi”. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì trong quá trình chăm sóc trẻ hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho trẻ, mẹ có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.

Trẻ mấy tháng biết ngồi và những điều mẹ cần lưu ý | Medlatec

Khi biết ngồi, trẻ sẽ có thêm những khám phá hoàn toàn mới về môi trường xung quanh. Đối với mẹ, việc cho trẻ ăn cũng sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Vậy trẻ mấy tháng biết ngồi và mẹ cần lưu ý những gì khi tập ngồi cho con?

27/02/2023 | Giúp mẹ pha nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách 26/02/2023 | Những cách xử trí hiệu quả khi trẻ ăn vạ cha mẹ nên áp dụng ngay 25/02/2023 | Tắm nắng cho trẻ sơ sinh vào thời điểm nào trong ngày? 24/02/2023 | Cách tắm cho trẻ sơ sinh đơn giản và đảm bảo an toàn

1. Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Những cột mốc phát triển của trẻ là những điều mà cha mẹ luôn quan tâm, mong chờ. Trong đó, trẻ biết ngồi chính là một dấu hiệu cho thấy bé đang phát triển tốt về kỹ năng vận động. Khi đó, trẻ sẽ khám phá thế giới mới một cách dễ dàng hơn.

Biết ngồi là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ

Biết ngồi là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ

Rất nhiều phụ huynh thắc mắc về vấn đề “trẻ mấy tháng biết ngồi” và rất lo lắng khi con mình chậm biết ngồi. Các chuyên gia giải thích như sau: Ở khoảng thời gian từ 3 đến 4 tháng tuổi trẻ sẽ biết lẫy. Sau đó, các con sẽ biết chống tay và khi đạt 6 đến 7 tháng tuổi, trẻ có thể biết ngồi. Từ 7 đến 9 tháng tuổi, trẻ sẽ thực hiện thành thạo kỹ năng quan trọng này. Cụ thể như sau:

– Để có thể ngồi được và ngồi vững vàng, phần đầu cũng như cơ cổ của trẻ phải cứng cáp và mạnh mẽ. Khi muốn ngồi, trẻ sẽ dùng 2 tay để chống phần trên của cơ thể, giữ ngực không chạm đất. Lúc này, trẻ sẽ học cách tự lật mình và lăn tròn.

– Đến 5 tháng tuổi: Nếu mẹ đặt con ở tư thế ngồi, trẻ có thể ngồi được nhưng chỉ trong một thời gian rất ngắn. Mẹ cần ở bên cạnh để giúp con hoặc có thể đặt gối ở xung quanh trẻ để tránh bị ngã.

– Sau đó, trẻ sẽ biết cách nghiêng người về phía trước hay chống tay để có thể cân bằng cơ thể khi ngồi.

– Thông thường, đến tháng thứ 7 trẻ sẽ ngồi vững vàng mà không cần sự hỗ trợ của mọi người xung quanh. Lúc này, trẻ có thể dùng tay để lấy đồ vật mà bé thích và khám phá mọi thứ xung quanh một cách chủ động.

– Bước sang tháng thứ 8, không chỉ ngồi vững vàng, trẻ còn có thể đẩy mình lên để chuyển từ tư thế nằm sấp sang ngồi một cách dễ dàng.

– Khi đã thành thạo kỹ năng ngồi, trẻ thường ngồi lâu hơn. Ngoài vấn đề “trẻ mấy tháng biết ngồi”, mẹ cũng nên quan tâm tới kỹ năng bò của trẻ. Thông thường, trẻ sẽ phát triển 2 kỹ năng này trong cùng một khoảng thời gian đến khi trẻ tập đứng và tập đi.

2. Trẻ mấy tháng biết ngồi là muộn?

Nhiều cha mẹ rất lo lắng khi con chậm ngồi, trong khi những đứa trẻ cùng trang lứa đã thực hiện thành thạo kỹ năng này. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hiểu rằng, tốc độ phát triển của mỗi bé là khác nhau. Việc chậm ngồi có thể không do các vấn đề sức khỏe gây ra. Do đó, không nên lo lắng thái quá.

Kỹ năng ngồi thường phát triển cùng lúc với kỹ năng bò

Kỹ năng ngồi thường phát triển cùng lúc với kỹ năng bò

Tuy nhiên, cha mẹ cũng không nên chủ quan. Cần quan sát và theo dõi để đưa con đi khám nếu cần thiết. Trường hợp trẻ 4 tháng tuổi nhưng không thể giữ đầu hoặc không thể dùng tay chống phần trên cơ thể hay đã đạt 9 tháng tuổi mà vẫn chưa ngồi được, mẹ nên cho trẻ đi khám chuyên gia. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần lưu ý khi con có một số biểu hiện cho thấy sự chậm phát triển về kỹ năng vận động:

– Tay chân của trẻ mềm hay cứng bất thường.

– Mẹ có thể cảm nhận được lực chuyển động và các động tác của bé rất yếu.

– Trẻ rất khó khăn khi giữ đầu.

– Trẻ rất ít khi thực hiện động tác với để lấy đồ vật, ít khi cầm đồ vật hay nâng đồ vật và đưa lên miệng.

3. Lưu ý khi tập ngồi cho trẻ

Kỹ năng ngồi của trẻ sẽ được phát triển theo tự nhiên, nhưng để thành thạo kỹ năng này, trẻ cần tập luyện thường xuyên. Cha mẹ có thể tham khảo một số hướng dẫn dưới đây để giúp trẻ ngồi vững nhanh chóng hơn:

– Tạo điều kiện để bé tập luyện thường xuyên. Trong khi bé thực hành kỹ năng ngồi, mẹ không nên quá thường xuyên hỗ trợ bé. Nên tạo cho trẻ một không gian riêng và an toàn để trẻ có thể tự khám phá những chuyển động của cơ thể. Khi trẻ có thể nâng cao đầu, nâng cao thân mình, trẻ sẽ cảm nhận khi nào có thể chống đỡ phần mông và chân để có thể tự ngồi dậy.

– Cho bé tập nằm sấp khoảng 2 – 3 lần một ngày: Đây là yếu tố rất quan trọng để giúp bé có thể tập ngồi, lăn tròn và tập bò. Thời gian nằm sấp chính là lúc trẻ rèn luyện và tăng cường cơ cổ và tập ngồi nhanh chóng, dễ dàng hơn. Trong trường hợp trẻ không thích nằm sấp, mẹ có thể cho trẻ tập nằm sấp khoảng vài phút mỗi ngày.

Cho bé nằm sấp để tăng cường cơ cổ

Cho bé nằm sấp để tăng cường cơ cổ

– Để kích thích trẻ ngồi và vươn người, mẹ nên để một số loại đồ chơi quanh trẻ. Không nên quá nóng vội về vấn đề “trẻ mấy tháng biết ngồi” vì trẻ chỉ có thể tự tập luyện khi đã sẵn sàng. Nếu đặt trẻ ở tư thế ngồi quá sớm và quá lâu có thể ảnh hưởng đến nhiều kỹ năng khác. Tốt nhất, chỉ nên cho trẻ tập ngồi khi con đã cứng cáp.

– Mẹ cũng có thể đặt trẻ vào lòng để giúp con tập ngồi dễ dàng hơn. Nhưng lưu ý, không để phần lưng của trẻ bị cong vẹo. Khi giúp con tập ngồi, mẹ có thể cùng bé nghe nhạc, đọc sách cho bé nghe hoặc cùng con chơi các trò chơi vận động.

– Nếu cảm thấy bé đã ngồi vững, mẹ nên đặt bé ngồi một mình hoặc cũng có thể đặt gối hay đệm xung quanh phòng khi bé ngã.

Cho trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường

Cho trẻ đi khám khi có biểu hiện bất thường

– Khi cho trẻ tập ngồi, mẹ cũng nên đảm bảo không gian an toàn cho con, không nên tập ngồi ở gần ổ cắm điện, nơi để dao kéo, những đồ vật có thể gây hại cho trẻ, không nên để đồ vật quá nhỏ ở xung quanh trẻ,…

– Không nên để con phụ thuộc vào các sản phẩm hỗ trợ tập ngồi, hãy để con nỗ lực và tập ngồi một cách tự nhiên.

Hi vọng với những chia sẻ trên, bạn đã có được câu trả lời thỏa đáng cho câu hỏi “trẻ mấy tháng biết ngồi”. Nếu còn băn khoăn bất cứ vấn đề gì trong quá trình chăm sóc trẻ hoặc có nhu cầu kiểm tra sức khỏe cho trẻ, mẹ có thể liên hệ đến Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo Hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ.