Ngôi thai quay đầu hay không sẽ quyết định rất lớn đến hình thức sinh của người mẹ. Do đó, các sản phụ đều lo lắng đến việc thai đã quay đầu hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết em bé đã quay đầu mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
Nhận biết dấu hiệu thai quay đầu qua cử động thai
Các mẹ bầu có thể thông qua vị trí thai máy trên thành bụng, vị trí bé có những cử động chân tay để dự đoán vị trí ngôi thai và nhận biết dấu hiệu thai đã quay đầu hay chưa. Chỉ cần chú ý một chút, xem con mình đạp ở phần bụng trên rốn hay dưới rốn là sẽ biết đầu con đang nằm tại đâu. Ví dụ, nếu bé đạp phía trên bụng, nghĩa là đầu bé đã xoay về đúng vị trí (nằm ở dưới), còn nếu bé đạp phía bụng dưới thì chứng tỏ đầu bé vẫn chưa xoay. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cử động của tay bị nhầm với cử động của chân. Nếu tay của bé nằm gần sát đầu, lúc cử động tại vùng bụng trên có thể bị nhầm lẫn là thai đã quay đầu và ngược lại.
Nhận biết thai quay đầu qua khám bằng tay
Nếu vẫn không chắc trong việc sử dụng cử động thai, khám bụng bằng tay có thể giúp các mẹ bầu nhận biết được thai nhi đã xoay đầu chưa. Để thực hiện, mẹ chỉ cần nằm xuống, nhờ bố giúp làm theo hướng dẫn như sau:
- Đầu tiên, bố nhẹ nhàng đặt bàn tay vào đáy tử cung và xoa nhẹ bụng mẹ theo hướng xuống. Nếu cảm thấy khối cứng cứng thì có thể đó chính là đầu của thai nhi, nếu không bố tiếp tục thực hiện qua bước thứ hai.
- Tiếp theo, bố có thể dùng hai bàn tay sờ trên phần bụng phía trên xương mu của mẹ. Nếu thấy khối cứng cứng thì có thể đó chính là đầu của thai nhi. Nếu không sờ thấy gì thì có thể sờ nắn nhẹ lên cả vùng bụng để tìm đầu của bé.
- Ngoài ra, bố cũng có thể xác định được xem lưng thai nhi ở bên nào bằng cách dùng hai tay lần lượt đặt vào hai bên phải, bên trái của vùng bụng. Lúc này, một tay để nguyên, một sờ nắn nhẹ nhàng, sau đó đổi ngược lại để so sánh. Phần lưng của thai nhi thường có cảm giác sờ phẳng hơn, ngược lại phần chi của thai khi sờ sẽ cảm giác lùng nhùng và không đều.
Lắng nghe nhịp tim
Đây cũng là một cách xác định thai đã xoay đầu hay chưa, nhưng thường khó thực hiện tại nhà vì cần có một số dụng cụ khám thai chuyên dụng. Nếu ở tại nhà, bố có thể thử áp tai vào bụng mẹ, im lặng và lắng nghe nhịp tim của con. Nếu tiếng tim phát ra ở bụng dưới thì khả năng cao thai đã quay đầu hoàn toàn. Nếu sản phụ đi khám tại các phòng khám phụ sản, nhân viên y tế sẽ dùng ống nghe tim thai gỗ hoặc máy đo Doppler tim thai cầm tay để xác định chính xác vị trí và nhịp tim thai.
Nhận biết thai quay đầu qua phương pháp siêu âm
Phương pháp đơn giản mà chính xác nhất trong việc xác định sự quay đầu của thai là siêu âm. Các mẹ bầu nên đi siêu âm định kỳ, đặc biệt là từ tuần 28 trở đi để được bác sĩ thông báo thai đã thuận hay chưa. Các mẹ có thể để ý thông tin trên tờ kết quả siêu âm, nếu bác sĩ cung cấp thông tin là đầu thai nhi tại vị trí hạ vị (bụng dưới), chứng tỏ thai đã quay đầu. Ngoài cho sản phụ biết ngôi thai đang ở tư thế thuận hay ngược, siêu âm thai còn cung cấp cho các mẹ và cả bác sĩ sản khoa rất những thông tin liên quan đến thai như cân nặng, tình trạng nước ối, bánh nhau, dây rốn, hình thái thai nhi, sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể…
Ngôi thai quay đầu hay không sẽ quyết định rất lớn đến hình thức sinh của người mẹ. Do đó, các sản phụ đều lo lắng đến việc thai đã quay đầu hay chưa. Dưới đây là một số dấu hiệu giúp nhận biết em bé đã quay đầu mà các mẹ bầu có thể tham khảo:
Nhận biết dấu hiệu thai quay đầu qua cử động thai
Các mẹ bầu có thể thông qua vị trí thai máy trên thành bụng, vị trí bé có những cử động chân tay để dự đoán vị trí ngôi thai và nhận biết dấu hiệu thai đã quay đầu hay chưa. Chỉ cần chú ý một chút, xem con mình đạp ở phần bụng trên rốn hay dưới rốn là sẽ biết đầu con đang nằm tại đâu. Ví dụ, nếu bé đạp phía trên bụng, nghĩa là đầu bé đã xoay về đúng vị trí (nằm ở dưới), còn nếu bé đạp phía bụng dưới thì chứng tỏ đầu bé vẫn chưa xoay. Tuy nhiên, vẫn có trường hợp cử động của tay bị nhầm với cử động của chân. Nếu tay của bé nằm gần sát đầu, lúc cử động tại vùng bụng trên có thể bị nhầm lẫn là thai đã quay đầu và ngược lại.
Nhận biết thai quay đầu qua khám bằng tay
Nếu vẫn không chắc trong việc sử dụng cử động thai, khám bụng bằng tay có thể giúp các mẹ bầu nhận biết được thai nhi đã xoay đầu chưa. Để thực hiện, mẹ chỉ cần nằm xuống, nhờ bố giúp làm theo hướng dẫn như sau:
- Đầu tiên, bố nhẹ nhàng đặt bàn tay vào đáy tử cung và xoa nhẹ bụng mẹ theo hướng xuống. Nếu cảm thấy khối cứng cứng thì có thể đó chính là đầu của thai nhi, nếu không bố tiếp tục thực hiện qua bước thứ hai.
- Tiếp theo, bố có thể dùng hai bàn tay sờ trên phần bụng phía trên xương mu của mẹ. Nếu thấy khối cứng cứng thì có thể đó chính là đầu của thai nhi. Nếu không sờ thấy gì thì có thể sờ nắn nhẹ lên cả vùng bụng để tìm đầu của bé.
- Ngoài ra, bố cũng có thể xác định được xem lưng thai nhi ở bên nào bằng cách dùng hai tay lần lượt đặt vào hai bên phải, bên trái của vùng bụng. Lúc này, một tay để nguyên, một sờ nắn nhẹ nhàng, sau đó đổi ngược lại để so sánh. Phần lưng của thai nhi thường có cảm giác sờ phẳng hơn, ngược lại phần chi của thai khi sờ sẽ cảm giác lùng nhùng và không đều.
Lắng nghe nhịp tim
Đây cũng là một cách xác định thai đã xoay đầu hay chưa, nhưng thường khó thực hiện tại nhà vì cần có một số dụng cụ khám thai chuyên dụng. Nếu ở tại nhà, bố có thể thử áp tai vào bụng mẹ, im lặng và lắng nghe nhịp tim của con. Nếu tiếng tim phát ra ở bụng dưới thì khả năng cao thai đã quay đầu hoàn toàn. Nếu sản phụ đi khám tại các phòng khám phụ sản, nhân viên y tế sẽ dùng ống nghe tim thai gỗ hoặc máy đo Doppler tim thai cầm tay để xác định chính xác vị trí và nhịp tim thai.
Nhận biết thai quay đầu qua phương pháp siêu âm
Phương pháp đơn giản mà chính xác nhất trong việc xác định sự quay đầu của thai là siêu âm. Các mẹ bầu nên đi siêu âm định kỳ, đặc biệt là từ tuần 28 trở đi để được bác sĩ thông báo thai đã thuận hay chưa. Các mẹ có thể để ý thông tin trên tờ kết quả siêu âm, nếu bác sĩ cung cấp thông tin là đầu thai nhi tại vị trí hạ vị (bụng dưới), chứng tỏ thai đã quay đầu. Ngoài cho sản phụ biết ngôi thai đang ở tư thế thuận hay ngược, siêu âm thai còn cung cấp cho các mẹ và cả bác sĩ sản khoa rất những thông tin liên quan đến thai như cân nặng, tình trạng nước ối, bánh nhau, dây rốn, hình thái thai nhi, sự phát triển của các cơ quan trong cơ thể…
About the Author
Gần tròn 12 năm công việc nuôi dạy trẻ. Bản thân tôi cho rằng làm người nuôi dạy trẻ có cả nước mắt lẫn nụ cười, vất vả nhưng nhiều phụ huynh không biết, sau một ngày làm việc căng thẳng về nhà không có phụ huynh điện thoại trách mắng là mừng; bù lại hàng ngày thấy các cháu vô tư, khôn lớn từng giờ lại thấy lòng mình như trẻ lại hihi