Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

b. Ứ mật thai kỳ

Hormone ảnh hưởng đến chức năng túi mật, dẫn đến làm chậm hoặc ngăn chặn dòng chảy của mật. Túi mật chứa mật được sản xuất trong gan, là điều cần thiết trong sự phân hủy chất béo trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi lưu lượng mật dừng lại, gây ra sự tích tụ các axit mật ở gan có thể tràn vào máu gây ra tình trạng ứ mật thai kỳ. Phụ nữ hoặc gia đình của bạn có tiền sử bệnh gan đều có nguy mắc bệnh này trong thai kỳ. Các triệu chứng khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân của bệnh bao gồm:

  • Ngứa với mức độ tăng dần (từ bình thường đến nặng)
  • Vùng ngứa nhiều nhất là bàn tay và bàn chân
  • Ngứa trên cổ tay, mắt cá, cánh tay, chân, da đầu song cũng có bà bầu bị ngứa khắp người
  • Một số trường hợp bị ngứa ở mọi nơi ngoại trừ bàn tay và bàn chân
  • Tình trạng ngứa có thể còn xuất hiện kèm với các triệu chứng như đau xương sườn bên phải, nước tiểu vàng đậm, buồn nôn, chán ăn hoặc thèm, mệt mỏi, căng thẳng, vàng da.

c. Bệnh thủy đậu

Thủy đậu là một bệnh cần đề phòng khi mang thai. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng đầu, khả năng sảy thai là rất cao. Nếu mẹ bị thủy đậu trong 3 tháng giữa, thai nhi có thể bị mắc hội chứng thủy đậu bẩm sinh. Ngoài ra, bệnh thủy đậu phát ra trong vòng 5 ngày trước khi sinh có thể là tai họa cho bé. Các triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Nổi mẩn
  • Xuất hiện bọng nước hoặc kết mủ trên da
  • Sốt kéo dài
  • Trong thời gian các mụn nước vỡ ra và liền sẹo, bà bầu sẽ cảm thấy ngứa ngáy vô cùng khó chịu

Mẹ bầu bị ngứa khi mang thai thường không nghiêm trọng; nhất là khi mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân thì sẽ bớt lo lắng về hiện tượng này hơn. Tuy nhiên, đối với trường hợp bị mề đay, sẩn ngứa hoặc nghi ngờ bị ứ mật thai kỳ, mẹ nên đi khám để được xét nghiệm chắc chắn.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Bà bầu uống nước đậu đen có tốt không? Rất tốt nếu đúng thời điểm mẹ nhé!

Các cách để bà bầu giảm ngứa

Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nhất là bị mẩn ngứa ở bụng có thể áp dụng những cách dưới đây để xoa dịu làn da.

1. Dùng xà phòng dịu nhẹ

Khi mang thai, làn da của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn bình thường. Vì thế mẹ nên chọn những loại sữa tắm có độ pH cân bằng ở mức 4,5-5,5 để không làm khô da. Da khô chính là thủ phạm khiến mẹ bầu bị ngứa toàn thân đấy mẹ nhé.bà bầu bị ngứa

2. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân: Đừng quên dưỡng ẩm

Sự lớn lên của thai nhi cùng với sự tăng cân của mẹ bầu sẽ gây ra các vết rạn da khiến da bị khô và ngứa. Mẹ bầu có thể hạn chế tình trạng ngứa da bằng cách dùng kem dưỡng ẩm mỗi ngày.

Tuy nhiên, mẹ nên chọn kem dưỡng ẩm có nguồn gốc thực vật như dầu dừa, dầu oliu và an toàn cho phụ nữ mang thai để cải thiện tình trạng khô da ở bụng. Thời gian dưỡng ẩm tốt nhất là sau khi tắm mẹ nhé!

3. Mặc quần áo rộng có chất liệu tự nhiên và giữ áo quần luôn khô ráo

Trang phục không phù hợp cũng có thể gây kích ứng làn da nhạy cảm khi mang thai gây ra tình trạng ngứa ngáy cho mẹ bầu. Vì thế, bạn nên chọn quần áo bằng chất liệu cotton thoáng mát, rộng rãi và khô thoáng. Và mẹ tránh mặc quần áo chật; chất liệu bí bách; cứng cáp và ở tình trạng ẩm mốc để bảo vệ làn da khỏi tình trạng ngứa ngáy nhé.

4. Mẹ bầu bị ngứa toàn thân nên uống nhiều nước

Ngay cả khi không bị ngứa ngáy thì bà bầu vẫn cần uống nhiều nước mỗi ngày để giúp quá trình trao đổi chất và thải độc cơ thể diễn ra tốt hơn. Uống nhiều nước hoặc nước trái cây giúp cân bằng độ ẩm cho làn da; ngăn ngừa tình trạng khô da dẫn đến ngứa ngáy.

5. “Kết bạn” với nha đam và yến mạch

Nha đam và yến mạch xuất hiện trong nhiều loại mặt nạ dưỡng da. Đối với các bà bầu bị ngứa thì đây chính là lựa chọn an toàn và hiệu quả để giảm ngứa trong thai kỳ. Mẹ có thể áp dụng theo 2 cách sau để cải thiện tình trạng bị ngứa khi mang thai nhé!