Hỏi đáp Bác sĩ: Bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao?

  • Trẻ năng động: Giai đoạn 1 tuổi, trẻ thường ham chơi, thích khám phá và nói chuyện hơn là ăn uống.
  • Nhận thức sai: Cha mẹ quá lo lắng về lựa chọn phương pháp nuôi ăn khi nghĩ trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Trẻ nhỏ thường thích ăn ngọt sau 1 tuổi nên thường hay từ chối những thức ăn mới. Mỗi loại thức ăn mới cần giới thiệu trong bữa ăn của trẻ ít nhất 10-15 lần trước khi kết luận là trẻ không ăn. Hành động dùng thức ăn làm phần thưởng sẽ tạo thói quen ăn uống không lành mạnh. Việc cho trẻ xem ti vi hay điện thoại khi ăn cũng là điều không tốt vì có thể khiến trẻ xao nhãng.
  • Phương pháp nuôi ăn chưa đúng: Chẳng hạn như kiểm soát quyền ăn uống của trẻ (dùng hình phạt hay phần thưởng để ép trẻ ăn, phớt lờ những dấu hiệu đáp ứng của trẻ) hay nuông chiều (cho ăn bất cứ khi nào hay bất cứ thứ gì trẻ muốn).
  • Vấn đề liên quan đến một số bệnh lý: Một số trẻ háo hức ăn lúc đầu và từ chối ăn sau đó, nhưng ăn bình thường khi buồn ngủ. Có thể cho trẻ ăn khi buồn ngủ, chuyển sang thức ăn đặc hoặc dùng cốc sẽ hiệu quả. Cần tìm nguyên nhân gây sợ ăn hoặc bệnh lý làm trẻ sợ đau khi ăn (như bệnh lý ở đường tiêu hóa: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…).

Trẻ 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì có sao không, có nguy hiểm không? Bác sĩ xin trả lời là: Hậu quả của việc biếng ăn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tâm thần của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì đều là yếu tố nguy cơ dễ mắc các bệnh lý cấp và mạn tính như tiêu chảy kéo dài, còi xương, suy tim…

bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao

Đối với trường hợp của bé nhà bạn, bác sĩ nhận thấy vấn đề là bé chỉ thích ăn vặt, uống sữa và cha mẹ đã đáp ứng điều đó dù biết không hợp lý. Một số cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi dưới đây bạn có thể xem xét trước khi quyết định đưa bé đến bệnh viện khám:

Điều chỉnh lại bữa ăn hằng ngày, không nuông chiều cho trẻ ăn theo sở thích, kể cả khi bệnh. Giữa các bữa ăn chính và cữ sữa nên cách nhau ít nhất 2 đến 3 giờ. Khi trẻ bước qua 12 tháng tuổi, bạn có thể cân nhắc ngưng các cữ sữa ban đêm. Khi trẻ đủ cảm thấy đói, bé sẽ tự đòi ăn cơm hay cháo nếu không có sữa hay đồ ăn vặt, vì trẻ không còn lựa chọn nào khác. Việc tập thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ là dựa trên quyết định của cha mẹ. Nên tập cho trẻ ăn tất cả thức ăn của người lớn và cho trẻ ngồi ăn chung với mọi người trong gia đình. Cha mẹ nên ngồi cùng trẻ và khuyến khích trẻ ăn. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn và chuẩn bị thức ăn. Bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 15 phút, không ép trẻ ăn. Việc càng kéo dài thời gian ăn, thức ăn sẽ mất vị ngon, vì thế trẻ càng không muốn ăn. Tránh các yếu tố gây xao lãng bữa ăn như ti vi, điện thoại.

Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và 9 cách lấy lại khẩu vị cho trẻ

Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Hỏi đáp Bác sĩ: Bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao?

  • Trẻ năng động: Giai đoạn 1 tuổi, trẻ thường ham chơi, thích khám phá và nói chuyện hơn là ăn uống.
  • Nhận thức sai: Cha mẹ quá lo lắng về lựa chọn phương pháp nuôi ăn khi nghĩ trẻ ăn ít hoặc không chịu ăn. Trẻ nhỏ thường thích ăn ngọt sau 1 tuổi nên thường hay từ chối những thức ăn mới. Mỗi loại thức ăn mới cần giới thiệu trong bữa ăn của trẻ ít nhất 10-15 lần trước khi kết luận là trẻ không ăn. Hành động dùng thức ăn làm phần thưởng sẽ tạo thói quen ăn uống không lành mạnh. Việc cho trẻ xem ti vi hay điện thoại khi ăn cũng là điều không tốt vì có thể khiến trẻ xao nhãng.
  • Phương pháp nuôi ăn chưa đúng: Chẳng hạn như kiểm soát quyền ăn uống của trẻ (dùng hình phạt hay phần thưởng để ép trẻ ăn, phớt lờ những dấu hiệu đáp ứng của trẻ) hay nuông chiều (cho ăn bất cứ khi nào hay bất cứ thứ gì trẻ muốn).
  • Vấn đề liên quan đến một số bệnh lý: Một số trẻ háo hức ăn lúc đầu và từ chối ăn sau đó, nhưng ăn bình thường khi buồn ngủ. Có thể cho trẻ ăn khi buồn ngủ, chuyển sang thức ăn đặc hoặc dùng cốc sẽ hiệu quả. Cần tìm nguyên nhân gây sợ ăn hoặc bệnh lý làm trẻ sợ đau khi ăn (như bệnh lý ở đường tiêu hóa: viêm dạ dày, trào ngược dạ dày thực quản…).

Trẻ 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì có sao không, có nguy hiểm không? Bác sĩ xin trả lời là: Hậu quả của việc biếng ăn về lâu dài sẽ ảnh hưởng đến phát triển thể chất và tâm thần của trẻ. Ngoài ra, trẻ bị suy dinh dưỡng hay béo phì đều là yếu tố nguy cơ dễ mắc các bệnh lý cấp và mạn tính như tiêu chảy kéo dài, còi xương, suy tim…

bé 1 tuổi không chịu ăn bất kỳ thứ gì phải làm sao

Đối với trường hợp của bé nhà bạn, bác sĩ nhận thấy vấn đề là bé chỉ thích ăn vặt, uống sữa và cha mẹ đã đáp ứng điều đó dù biết không hợp lý. Một số cách khắc phục tình trạng biếng ăn ở trẻ 1 tuổi dưới đây bạn có thể xem xét trước khi quyết định đưa bé đến bệnh viện khám:

Điều chỉnh lại bữa ăn hằng ngày, không nuông chiều cho trẻ ăn theo sở thích, kể cả khi bệnh. Giữa các bữa ăn chính và cữ sữa nên cách nhau ít nhất 2 đến 3 giờ. Khi trẻ bước qua 12 tháng tuổi, bạn có thể cân nhắc ngưng các cữ sữa ban đêm. Khi trẻ đủ cảm thấy đói, bé sẽ tự đòi ăn cơm hay cháo nếu không có sữa hay đồ ăn vặt, vì trẻ không còn lựa chọn nào khác. Việc tập thói quen ăn uống lành mạnh ở trẻ là dựa trên quyết định của cha mẹ. Nên tập cho trẻ ăn tất cả thức ăn của người lớn và cho trẻ ngồi ăn chung với mọi người trong gia đình. Cha mẹ nên ngồi cùng trẻ và khuyến khích trẻ ăn. Ngoài ra, cha mẹ nên cho trẻ tham gia vào quá trình lựa chọn và chuẩn bị thức ăn. Bữa ăn chỉ nên kéo dài khoảng 15 phút, không ép trẻ ăn. Việc càng kéo dài thời gian ăn, thức ăn sẽ mất vị ngon, vì thế trẻ càng không muốn ăn. Tránh các yếu tố gây xao lãng bữa ăn như ti vi, điện thoại.

Bạn có thể xem thêm các bài viết:

Trẻ biếng ăn phải làm sao? Nguyên nhân và 9 cách lấy lại khẩu vị cho trẻ

Khắc phục tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ

Trân trọng!

Nội dung của Hello Bacsi có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.