Hiện tượng hôi miệng ở trẻ em – Sở Y tế Nam Định

Bệnh hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng. Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp, Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Một số nguyên nhân chính gây hôi miệng ở trẻ:

– Dị vật ở mũi: Trong khi chơi, các bé thường nhét vào mũi các vật khác nhau như: cúc áo, hạt cây, thức ăn…, hiện tượng này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.

– Do bệnh lý về răng: trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng, lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt, miệng của bé cũng rất hôi.

– Các bệnh viêm nhiễm cấp và mãn tính vùng tai mũi họng như: viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang….Trẻ thường có biểu hiện nhiễm trùng như sốt, ngạt mũi, chảy mũi, ho…

– Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi.

– Thực phẩm gây hôi miệng: thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành sẽ gây mùi hôi.

Cách điều trị hôi miệng cho bé yêu

Hãy điều trị hôi miệng cho bé kịp thời để không bị tình trạng nặng nề hơn. Những cách điều trị khi bé bị hôi miệng đơn giản sau đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất:

– Để hơi thở của bé được thơm tho, bạn cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa (hoặc sữa) từ răng, miệng và lưỡi. Với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng. Tuy nhiên, nếu bé mắc hôi miệng kéo dài, bạn cần tìm những nguyên nhân khác.

Ảnh minh họa

– Vi khuẩn có thể khiến hơi thở bé có mùi. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng. Cần phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút. Nếu bé ngừng mút, hơi thở hôi sẽ biến mất.

– Nếu tình trạng hôi miệng ở trẻ trong thời gian dài, đã sử dụng những biện pháp trên mà không hết, thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ, vì có thể do trẻ bị viêm xoang.

– Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn.

– Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

– Hãy chăm sóc răng miệng trẻ thật tốt để trẻ không bị hôi miệng, luôn có vòm miệng thơm tho sạch sẽ. Điều trị kịp thời khi bé bị hôi miệng cũng sẽ tránh được những bệnh về khoang miệng cho trẻ. Các mẹ hãy chú ý khi chăm sóc trẻ và điều trị kịp thời./.

Thùy Linh (t/h)

Hiện tượng hôi miệng ở trẻ em – Sở Y tế Nam Định

Bệnh hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Nếu để kéo dài có thể dẫn đến sâu răng, hỏng men răng. Hôi miệng gây nên những mùi khó chịu khi bé thở, trò chuyện, làm bé mất tự tin trong giao tiếp, Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Một số nguyên nhân chính gây hôi miệng ở trẻ:

– Dị vật ở mũi: Trong khi chơi, các bé thường nhét vào mũi các vật khác nhau như: cúc áo, hạt cây, thức ăn…, hiện tượng này làm tổn thương niêm mạc mũi và gây bội nhiễm khiến cho khi ngửi ở mồm hoặc mũi trẻ có mùi rất hôi.

– Do bệnh lý về răng: trẻ viêm lợi hoặc viêm quanh răng, răng sâu gây viêm tuỷ răng, lợi của bé thường sưng tấy đỏ, có thể chảy mủ hoặc có lỗ rò ở vị trí chân răng, có sốt, miệng của bé cũng rất hôi.

– Các bệnh viêm nhiễm cấp và mãn tính vùng tai mũi họng như: viêm họng, viêm amidan, viêm VA, viêm xoang….Trẻ thường có biểu hiện nhiễm trùng như sốt, ngạt mũi, chảy mũi, ho…

– Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi thì số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng thì những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi.

– Thực phẩm gây hôi miệng: thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành sẽ gây mùi hôi.

Cách điều trị hôi miệng cho bé yêu

Hãy điều trị hôi miệng cho bé kịp thời để không bị tình trạng nặng nề hơn. Những cách điều trị khi bé bị hôi miệng đơn giản sau đây sẽ giúp các mẹ chăm sóc trẻ tốt nhất:

– Để hơi thở của bé được thơm tho, bạn cần vệ sinh miệng cho con với nước trước giấc ngủ trưa để loại bỏ những mẩu thức ăn thừa (hoặc sữa) từ răng, miệng và lưỡi. Với bé lớn hơn, có thể giúp bé đánh răng và dạy bé súc miệng với nước. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng. Tuy nhiên, nếu bé mắc hôi miệng kéo dài, bạn cần tìm những nguyên nhân khác.

Ảnh minh họa

– Vi khuẩn có thể khiến hơi thở bé có mùi. Nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi, vi khuẩn từ những vật này có thể chuyển vào miệng. Cần phải rửa và khử trùng với những vật bé hay mút. Nếu bé ngừng mút, hơi thở hôi sẽ biến mất.

– Nếu tình trạng hôi miệng ở trẻ trong thời gian dài, đã sử dụng những biện pháp trên mà không hết, thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ, vì có thể do trẻ bị viêm xoang.

– Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn.

– Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

– Hãy chăm sóc răng miệng trẻ thật tốt để trẻ không bị hôi miệng, luôn có vòm miệng thơm tho sạch sẽ. Điều trị kịp thời khi bé bị hôi miệng cũng sẽ tránh được những bệnh về khoang miệng cho trẻ. Các mẹ hãy chú ý khi chăm sóc trẻ và điều trị kịp thời./.

Thùy Linh (t/h)